Chà hành tây lên da: Một mẹo nhỏ chữa hơn 10 loại bệnh ai cũng nên thử

Nhiều người cho rằng ăn hành tây là cách duy nhất để phát huy hiệu quả của chúng mà không biết rằng dùng vài lát hành tây để chà xát lên da cũng chữa được vô số bệnh.

Hành tây tốt cho sức khỏe là điều không cần phải bàn cãi nữa. Trong hành tây có chứa chất quercetin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa sự lão hóa da… Tuy nhiên, không chỉ ăn mà khi chúng ta dùng vài lát hành tây chà xát lên da cũng có thể chữa được nhiều bệnh như ngăn ngừa cảm lạnh, đau tai, ngứa, làm mờ sẹo…

Do đó, khi nấu ăn bạn hãy giữ lại vài lát hành tây sống để áp dụng nhé. Sau đây là một số lợi ích khi chà xát hành tây lên da.

1. Làm dịu vết bỏng, ngăn ngừa sẹo

Nếu nhỡ bị bỏng khi nấu ăn thì bạn có thể lấy hành tây đắp lên vùng bị tổn thương. Bởi hành tây có tính sát khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, đắp hành tây lên vết thương vài ngày cũng ngăn ngừa sẹo trên da.

2. Trị ngứa

Khi bị các loại côn trùng như kiến, muỗi… đốt sẽ khiến chúng ta có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại vết đốt đó. Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể lấy một ít hành tây chà xát lên vết đốt. Do trong hành tây có chứa lưu huỳnh nên nó sẽ giúp bạn làm dịu những vết côn trùng cắn.

Chà xát một ít hành tây làm dịu vết côn trùng cắn.

3. Trị mụn cóc

Mụn cóc trên da sẽ gây mất thẩm mỹ vì vậy việc loại bỏ chúng là rất cần thiết. Bạn hãy lấy vài lát hành tây xoa lên mụn cóc, chỉ trong vài ngày chúng sẽ biến mất ngay.

4. Giảm đau tai

Nêu bị đau tai, bạn hãy lấy một củ hành tây rồi nướng trong vòng 15 phút. Sau đó chiết lấy nước hành rồi nhỏ vài giọt vào tai bị đau. Chỉ sau vài lần thực hiện, tai sẽ đỡ đau hơn hẳn.

5. Giảm nghẹt mũi

Để làm giảm các triệu chứng của xoang, nghẹt mũi, bạn hãy cắt nhỏ hành tây ra rồi cho vào bát để ngửi. Cách làm này sẽ giúp bạn thông mũi nhanh chóng.

Hành tây cắt nhỏ giảm các triệu chứng của xoang, nghẹt mũi.

6. Ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm

Đây là một trong những cách nhanh nhất để thoát khỏi các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Cách làm cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy nửa củ hành tây đặt cạnh giường nơi bạn nằm ngủ là được. Khi ngủ, bạn sẽ ngửi thấy mùi hành tây và nó sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh.

7. Hạ sốt

Nếu đang bị sốt, bạn hãy thái hành tây ra thành từng lát mỏng, đặt dưới lòng bàn chân rồi mang tất vào để cố định miếng hành tây và để như vậy qua đêm. Cách này sẽ giúp bạn hạ sốt nhanh chóng.

(Ảnh minh họa).

8. Giảm đau họng

Lấy hành tây rửa sạch, bỏ vỏ rồi đun sôi với nước. Dùng nước này để uống sẽ giúp làm giảm các cơn đau ở cổ họng, đồng thời giúp giảm viêm và điều trị đau họng hiệu quả.

9. Lấy dằm đâm vào da

Dằm đâm vào da sẽ gây đau và khó chịu. Vậy để lấy dằm ra khỏi da dễ dàng àm không gây đau đớn, bạn hãy lấy hành tây đắp lên vùng da đó rồi lấy bằng dính cố định lại. 1 giờ sau đó, gỡ băng dính ra, dằm cũng sẽ ra theo.

10. Trị nám da, tàn nhang

Lấy tinh bột nghệ hòa cùng nước ép hành tây thôi thoa lên mặt thì chẳng bao lâu sau nám da và tàn nhang sẽ biến mất.

11. Đau bụng kinh

Hành có thể hoạt động như một vị thuốc giảm đau, từ đó chúng giúp làm giảm cơn đau trong ngày hành kinh. Vì vậy, khi sắp tới ngày hành kinh, các bạn gái nên ăn một vài củ hành tây để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu trong những ngày này nhé.

Ăn một vài củ hành tây trước ngày kinh nguyệt giảm đau đớn, khó chịu.

12. Kích thích mọc tóc

Mái tóc dày, mượt, óng ả là điều mà chị em nào cũng mong muốn. Vì vậy nếu tóc đang mỏng hay bị rụng tóc nhiều, các chị em hãy lấy nước ép hành tây thoa đều và massage lên chân tóc.

Trong hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho tóc, từ đó kích thích mọc tóc.

*****

Đừng cố tìm thần dược, 3 loại rau dân dã này của Việt Nam mới là “thần dược” chống ung thư

Ba loại rau “nặng mùi” này chính là những thần dược chống ung thư vừa hiệu nghiệm, vửa rẻ tiền và luôn sẵn có trong nhà bếp của chúng ta.

Rau hẹ

Lá hẹ có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt cho chị em phụ nữ. (Ảnh: nguồn internet)

Theo Trung y, cây rau hẹ có tác dụng ôn thận tráng dương, làm ấm thận, tăng sinh lực và thanh lọc, giải độc.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh, loại rau này không chỉ sở hữu hàm lượng cao canxi, photpho, sắt, đường, protein, vitamin A và C mà còn rất giàu carotene và chất xơ.

Một trong những công dụng nổi bật phải kể đến của rau hẹ chính là khả năng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: loại rau “nặng mùi” này có chứa các chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả và có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giúp giảm nhẹ hoặc tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gen.

Rau hẹ chính là một loại “thần dược” tự nhiên hiệu quả để bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của các chất gây ung thư, đồng thời có tác dụng tăng cường sức miễn dịch của cơ thể để chống lại căn bệnh nguy hiểm này. (Ảnh: nguồn internet).

Lưu ý: Ngay cả khi sở hữu nhiều công dụng thần kỳ, nhưng hẹ  vẫn là loại rau chứa rất nhiều các chất xơ thô và không dễ tiêu hóa.

Để tránh tình trạng khó tiêu, đau bụng, chúng ta không nên ăn quá nhiều rau hẹ cùng một lúc. Những người có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa càng không nên ăn rau hẹ vào buổi tối để tránh việc gia tăng áp lực cho dạ dày.

Hành tây

Hành tây chứa nhiều các loại vitamin A, B1, B2, PP, C, các muối của canxi, chất kháng sinh thực vật và nhiều loại đường có lợi cho sức khỏe.

Nhờ việc sở hữu các thành phần hóa học như trên, hành tây có công dụng phòng và chữa bệnh ung thư.

Chưa dừng lại ở đó, loại củ này còn rất giàu quercetin và selen – hai chất có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc ung thư đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Chính sự hội tụ của những chất dinh dưỡng quý giá đã làm nên giá trị đặc biệt của loại củ “nặng mùi” này. (Ảnh: nguồn internet).

Lưu ý: Hành tây chống chỉ định dùng với những người đang mắc các bệnh gan, thận, mắt, các bệnh ngoài da và bệnh mạn tính về đường tiêu hóa.

Loại củ này còn chứa các chất glycosid có ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động của tim. Do đó, những đối tượng có tiền sử mắc bệnh tim cũng nên hạn chế việc ăn hành.

Mặc dù là nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng và dễ kết hợp, nhưng hành tây đặc biệt kiêng kỵ với mật ông, rong biển, cá và tôm.

Tỏi

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra rằng: chỉ cần ăn tỏi 2 lần/ tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí đối với cả những người đang hút thuốc.

Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.

Tỏi vừa là “thần dược” phòng bệnh, vừa là một trong những công cụ hỗ trợ quá trình trị liệu nhiều căn bệnh ung thư, tiêu biểu là ung thư vú. (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, tỏi còn có chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Không chỉ vậy, loại củ này còn có khả năng phá hủy những gốc tự do – nguyên nhân gây ra ung thư và nhiều căn bệnh khác.

Lưu ý: Tỏi tuy tốt, nhưng có tính cay nóng đặc trưng, không thích hợp với những người mắc bệnh về mắt, người bị nóng trong, hư tỳ, đi tả hoặc các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan.

Đặc biệt, tỏi không thích hợp ăn lúc đói, cũng không nên để quá lâu. Cần hạn chế nấu chín tỏi để tránh hao hút chất dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của loại củ này.

Theo soha.vn

*****

Cảnh báo của Giám đốc BV K trung ương: Khi có dấu hiệu sau, 80% là đã mắc ung thư vú

PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương khuyến cáo 7 dấu hiệu của ung thư vú, trong đó, nếu thấy có hiện tượng chảy dịch máu thì 80% khả năng là đã mắc ung thư.

Căn bệnh nguy hiểm đang gia tăng nhanh chóng

Theo PGS Thuấn, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca.

Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.

PGS Thuấn cho biết, xu hướng mắc bệnh ung thư vú ngày một gia tăng, ví dụ năm 2000, thống kê khi đó 100.000 phụ nữ mới có khoảng 18 người mới mắc thì đến năm 2010 con số này đã lên lên tới 30 người, tức là đã tăng lên gần gấp đôi sau 10 năm. Đặc biệt bệnh ung thư vú ở nước ta ghi nhận ngày càng trẻ hoá.

PGS Thuấn tâm sự, tại Bệnh viện K trung ương đã điều trị cho không ít những cô gái chỉ ở tuổi 20, 21 đã bị ung thư vú. Cái khó nhất là chưa thể xác định được nguyên nhân trẻ hoá độ tuổi mắc bệnh.

Ước tính đến năm 2020, chỉ tính riêng ung thư vú thì số trường hợp mới mắc lên khoảng 23.000 ca.

PGS Thuấn cho biết, trong thời gian tới Viện nghiên cứu và phòng chống ung thư sẽ phối hợp với nhiều đơn vị khác để có thể nghiên cứu tìm được các nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng trẻ hoá ung thư vú.

Bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam đa số phát hiện muộn, bởi vì người dân không có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú.

Ảnh minh họa

Hãy nhớ dấu hiệu

Theo PGS Thuấn để phát hiện sớm căn bệnh này, các chị em nên tự khám vú sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày.

Đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên nên đi khám sức khỏe định kỳ và nên quan tâm đến khám tầm soát phát hiện ung thư vú để nếu có mắc bệnh thì có thể điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

Các dấu hiệu của ung thư vú:

  • 1 bên vú dày chắc hơn bên kia
  • Tụt núm vú
  • Da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường
  • Thay đổi màu sắc trên da của vú
  • Chảy dịch 1 bên vú (khi chảy dịch máu thì khả năng 80% mắc bệnh ung thư)
  • Đau hoặc đỏ vú
  • Hạch nách hoặc hố thượng đòn

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ chỉ định chụp nhũ ảnh cho phép phát hiện ung thư vú từ lúc khối u chưa xuất hiện trên ngực người phụ nữ – tức là phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng và đương nhiên những trường hợp như vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi được.

Ngoài ra, với những trường hợp chị em có tiền sử gia đình mắc ung thư vú như mẹ, chị em gái trong nhà và khi xét nghiệm gen ung thư vú (cụ thể gen BRCA1, BRCA2) dương tính thì nên đi khám định kỳ sớm hơn và thậm chí chụp cộng hưởng từ thay vì chụp nhũ ảnh để phát hiện ung thư vú.

Cách tự khám vú với chị em phụ nữ trên 20 tuổi

Đứng hoặc ngồi trước gương:

Hai tay xuôi, quan sát các thay đổi ở vú như u cục, dầy lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da.

Đưa tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại.

Chống hai tay lên hông, làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hay hạ vai xuống. Động tác này làm cho các thay đổi nếu có sẽ rõ hơn.

Quan sát ở cả tư thế chính diện và nghiêng.

Hình ảnh tự khám vú

Sờ nắn khi đứng hoặc ngồi:

Đầu tiên, hãy đưa tay phải ra sau gáy. Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay (trỏ, giữa, áp út, út) đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra ngoài.

Kiểm tra từng vùng của vú và cả nách. Nặn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra không. Sau đó tiến hành tương tự với vú bên trái.

Sờ nắn khi nằm:

Hãy nằm ngửa một cách thoải mái, đặt một gối mỏng ở dưới lưng bên trái và dùng tay kiểm tra như thao tác đứng trước gương ở trên. Lần lượt đổi bên thực hiện khám bên vú còn lại.

PGS Thuấn cho biết, để phòng bệnh ung thư vú, chị em nên có chế độ ăn hợp lý, tăng cường hoa quả và rau xanh, hạn chế tối đa mỡ động vật, kết hợp với tập luyện tránh thừa cân, béo phì.

Hạn chế việc dùng thuốc nội tiết thay thế khi mà chuẩn bị bước sang tuổi mãn kinh, bởi lẽ nếu dùng lâu dài – đặc biệt là các trường hợp dùng quá 10 năm thì có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4-6 lần so với phụ nữ không có tiền sử như vậy.

Theo Soha

*****

Chỉ với 1 củ riềng, em đau dạ dày kinh niên đã KHỎI HẲN sau 3 ngày, may phúc là thoát được nguy cơ ung thư các mẹ ạ

Đúng là kỳ diệu như “thuốc tiên” luôn các mẹ ạ ạ! Nếu em không phải người trực tiếp thử thì cũng chắc cũng không tin đâu. Nhưng vì cách này hiệu quả nhanh, lại dễ làm nữa nên em tâm đắc lắm. Hôm nay phải lên đây chia sẻ ngay cho chị em cùng biết, đảm bảo ai cũng phải có lúc dùng đến.

Chuyện là, em bị đau dạ dày 3 năm nay, uống thuốc mãi không khỏi, hễ cứ khi nào ăn những đồ lạ bụng, ăn chua vào là y như rằng hôm đó đau, cả ngày chỉ quay đi quẩn lại mỗi bánh mì khô. Nghĩ đã chán rồi các mẹ ạ.

Một hôm, may mắn thế nào, chị đồng nghiệp mới mách cho em cách “đối phó” với nó bằng củ riềng rất hay. Em về làm luôn, không ngờ tình trạng đỡ hẳn, phải lâu lắm rồi em không còn cảm giác đau nữa.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Lên mạng tìm kiếm thì riềng không chỉ chữa được dạ dày mà còn có nhiều không dụng khác nữa các mẹ ạ. Thật bất ngờ.

Chữa đau dạ dày

Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Những dưỡng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.

Riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.

Bài thuốc như sau: Các mẹ chuẩn bị 20g củ riềng , nụ sim 8g (bán ở các hiệu thuốc nam), búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 – 4 ngày.

Chữa đau bụng do lạnh

Khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể chưa thích nghi ngay lập tức nên hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, dễ mắc nhiều bệnh, trong đó có chứng đau bụng do lạnh, lưng đau nhức.

Để giảm đau ngay tức thì, chị em có thể sử dụng riềng với cách sau: Riềng tươi 1 củ (khoảng 50g) rửa sạch, cắt lát mỏng, sao vàng cho thơm, giã nát, hòa với 1 chén nhỏ nước đun sôi, uống ấm, từng ngụm nhỏ. Nếu thấy khó uống có thể hòa với 1 ít đường hoặc mật ong sẽ rất tốt.

Lang ben

Củ riềng có vị cay, mùi thơm, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn.. Ngoài ra củ riềng còn có tính sát khuẩn, chống viêm cao nên có thể chữa được lang ben rất hiệu quả. Nó ngăn chặn sự lan rộng của những vùng da biến màu; chỉ sau vài ngày những dát màu trên da nhanh chóng mờ đi và trở nên đồng đều màu hơn.

Cách thực hiện cũng đơn giản lắm nhé các mẹ:

Chỉ cần 200m rượu trắng, 1 củ gừng, chị em có thể “đối phó” với lang ben dễ dàng. Lấy riềng rửa sạch bỏ rễ sau đó đem giã nát. Sau đó, cho vào 1 chiếc hũ thủy tinh rồi cho tiếp rượu vào cho ngập rồi đậy nắp kín và để khoảng 2 ngày là lấy ra dùng được. Lấy bông gòn thấm rượu ngâm riềng củ rồi chấm trực tiếp lên vùng da bị lang ben và cứ khô lại thấm lên khỏng 30 phút.

Cách này ngày thực hiện khoảng 2 lần và liên tục trong khoảng 5 ngày đảm bảo các vi nấm gây bệnh lang ben hoàn toàn được loại bỏ, cấu trúc da nhanh chóng trở lại bình thường.

Chữa hắc lào

Để đạt hiệu quả tuyệt đối trong việc chữa hắc lào, chị em giã nát 1 củ riềng tươi, sau đó đắp lên vùng da bị hắc lào. Dùng miếng vải sạch, mỏng bọc nhẹ để cố định vết thương. Khoảng 1 giờ sau tháo ra, không cần rửa với nước. Thực hiện liên tục trong 1 tuần làn da sẽ hồi phục, các vết hắc lào tự động biến mất.

Kết hợp củ riềng ngâm rượu cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Giã nát 100g củ riềng, cho vào cùng 100ml rượu trắng, đậy nắp lại. Ngâm trong 3 ngày, dùng rượu thuốc thoa lên vùng da bị hắc lào 2-3 lần mỗi ngày. Cách làm này vì có kết hợp với rượu nên có tính khử khuẩn rất nhanh, theo đó, bệnh sẽ nhanh hết nếu người bệnh kiên trì.

Chữa phong thấp

Riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị thuốc lấy đều nhau là 60g, sấy khô, rồi tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 đến 7 ngày.

*****

Sai lầm khi luộc rau khiến bạn “vứt” hết chất bổ, giữ lại chất độc

Luộc rau tưởng chừng là công việc “dễ như ăn kẹo” nhưng không phải bà nội trợ nào cũng biết cách luộc rau vừa ngon mắt, vừa giữ được chất dinh dưỡng, loại được chất độc hại.

Dưới đây là những sai lầm nghiệm trọng bà nội trợ nào cũng mắc phải khi luộc rau.

Ảnh minh họa

Chỉ rửa rau 3 nước

Rất nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ rửa rau 3 nước và nghĩ rằng như thế là sạch. Thực ra,cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu có cả hóa chất, chúng sẽ không được rửa trôi.

Và nếu không làm sạch được tối đa những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau, bạn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc thực phẩm.

Đó là còn chưa kể, trong rau có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một. Đừng nghĩ nhìn rau trắng và sạch mà đã sạch!

Giải pháp cho bạn: Cách an toàn và tích cực nhất hiện nay là bạn nên ngâm rau ít phút trong chậu nước lớn trước khi rửa.

Nếu ngâm bằng nước vo gạo thì càng tốt vì nước vo gạo sẽ giúp bạn đánh bật một phần hóa chất trên bề mặt rau hoặc ngâm rau với một chút muối để diệt trứng vi sinh vật bám trên rau.

Luộc rau nhỏ lửa

Rau xanh cung cấp cho cơ thể con người số lượng khổng lồ các vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, quy trình chế biến rau không đúng cách rất dễ khiến cho rau bị mất hết chất dinh dưỡng.

Ảnh minh họa

Nếu bạn luộc rau ở nhiệt độ thấp , nhiệt độ không đủ sẽ không giữ được màu xanh của rau mà còn làm tiêu tan vitamin C và B1 trong quá trình luộc. Thậm chí khi ăn một miếng rau luộc nhàu nát, không ngọt bạn cũng sẽ thấy nhạt miệng, mất ngon hơn.

Giải pháp cho bạn: Khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín.

Theo nhiều nghiên cứu, chút muối giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn tái vừa ngon vừa bổ.

>>> Để tránh ” tiền mất tật mang ” bạn nên tham khảo những cửa hàng Hồng Sâm Hàn Quốc nổi tiếng uy tín hiện nay

Nấu rau xong không ăn ngay

Khi mới vừa luộc xong, rau sẽ ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng nhất nên bạn nên ăn hết ngay.

Nhiều người thường để rau nguội rồi mới ăn nhưng không biết rằng, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ làm mất 25% lượng vitamin, sau 2 giờ mất từ 35 – 47%.

Còn nếu bạn chế biến sẵn, sau đó mới hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Như vậy, bạn không nên để rau qua đêm, giá trị dinh dưỡng trong rau sẽ không còn nữa.

Trong trường hợp không ăn hết thì bạn nên bỏ đi, không nên cho vào tủ lạnh vì đây là cách lưu trữ cực kì nguy hiểm. Khi lưu trữ rau vào tủ lạnh hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite – một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn và gia đình.

Giái pháp cho bạn: Bạn nên ăn rau luôn ngay sau khi chế biến, tránh để nguội hoặc lưu trữ sẽ sinh chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Luộc rau quá kỹ

Rau khi luộc to lửa sẽ chín rất nhanh, thậm chí với một số loại rau như rau muống rau khoai, chỉ cần sôi trào một phút là bạn có thể vớt rau ra.

Những món rau “quý tộc” như bông cải xanh tốt nhất là nên hấp, ăn tái.  Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ quá cẩn thận, sợ rau chín không kỹ nên để quá lâu.

Ảnh minh họa

Vì thế, làm rau không những nát mà còn mất hết vitamin và bạn sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng lẽ ra sẽ nhận được từ rau.

Giải pháp cho bạn: Hãy luộc rau đúng cách, tùy thời gian của từng loại rau. Chẳng hạn rau muống sôi nhanh, rau cải có thể lâu hơn một chút. Nhưng hãy nếm thử khi rau đến độ chín vừa, đừng để rau sôi quá lâu bạn nhé!

Bí quyết luộc rau xanh, giữ nguyên chất dinh dưỡng:

– Khi nước sôi, thêm ít muối vào để giữ màu cho rau. Tỷ lệ hợp lý là một thìa nhỏ muối trên mỗi nửa lít nước luộc.

– Chờ nước thật sôi mới cho rau vào luộc bởi rất nhiều vitamin bị mất và hòa tan ngay sau khi rau được cho vào nước. Đun sôi nhỏ lửa, khoảng 2-5 phút tùy theo từng loại rau.

– Sau 30 giây, đảo rau và thử nghiệm độ chín. Khi rau chín, dùng muôi thủng vớt ra và thả vào bát nước sạch có sẵn vài viên đá lạnh.

– Khi rau nguội, vớt ra, để ráo. Làm như thế, rau sẽ ngon, giòn và không bị nát.

– Khi luộc rau, bạn có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc. Dầu ăn sẽ phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau của bạn xanh và bóng hơn.

Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên nước luộc sẽ có váng mỡ, tùy theo khẩu vị của gia đình mà có thể sử dụng hay không.

– Một vài giọt chanh hoặc giấm cũng rất hữu ích trong việc giữ màu một vài loại rau củ như súp lơ, cà rốt. Chúng cũng rất hữu ích trong việc tăng thêm hương vị các loại rau củ.

– Một lưu ý khác bạn nên nhớ là khi luộc nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh.

Hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.

Theo soha

Comments (0)
Add Comment