Cách tẩy keo 502 bám vào tay cực nhanh và an toàn bạn cần biết

Khi bị các loại keo mạnh như keo dán sắt, keo 502… dính vào tay và khô cứng lại trên đó, bạn làm sao để gỡ ra nhanh chóng? Hãy tham khảo những cách tẩy keo dính tay đơn giản dưới đây.

502 là một loại keo có độ bám dính rất cao, dán được cả gỗ và sắt. Chính vì thế, nếu keo dính vào tay sẽ vô cùng rắc rối, nếu không biết cách xử lí dễ dẫn đến phồng tay, lột da gây đau đớn. Để tránh gây nguy hiểm cho vùng da bị dính keo 502, dưới đây là một số mẹo đơn giản và an toàn bạn cần biết:

Ngâm tay vào nước ấm pha xà phòng hoặc ngâm tay vào dấm, keo sẽ từ từ bong ra, lúc này hãy lột bỏ lớp keo thật nhẹ nhàng. (Ảnh: Internet)
Dùng dầu gió thoa lên vết keo cũng rất hiệu quả. (Ảnh: Internet)
Nhỏ một ít nước tẩy sơn móng tay vào bông gòn rồi thoa lên vùng da bị dính keo, keo sẽ bong ra. (Ảnh: Internet)
Dùng bông gòn nhúng vào rượu, dầu lửa hoặc xăng rồi thoa lên vết keo dính. (Ảnh: Internet)
Đổ 2 muỗng canh muối vào tay, nhỏ vào một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, rồi chà lên chỗ keo trong 30-60 giây. Làm liên tục cho đến khi keo tróc ra. (Ảnh: Internet)
Đối với những người da dày, có thể dùng acetone, người da mỏng hay nhạy cảm thì không nên dùng. Cũng không nên dùng acetone cho vết thương hở miệng và không dùng với bông gòn vì dễ cháy. Thoa acetone lên chỗ dính keo, nó sẽ tự động khô lại. Sau đó dùng cây giũa móng để giũa mòn keo đi. (Ảnh: Internet)
Đối với da nhạy cảm, có thể dùng bơ thực vật liên tục thoa lên chỗ dính keo cho đến khi nó bong đi. (Ảnh: Internet)
Pha thuốc tẩy quần áo dạng lỏng vào nước nóng rồi ngâm tay vào đó và chà nhẹ khoảng 20 phút. (Ảnh: Internet)
Nếu keo dính vào môi, cần nhanh chóng chuẩn bị một tô nước ấm rồi ngâm môi vào đó. Nước bọt có khả năng làm hở keo nên cố gắng day nhẹ vùng môi dính keo cho thấm nước bọt, nó sẽ tự động bung ra. (Ảnh: Internet)
Nếu keo dính vào mắt, nhúng khăn thật mềm vào nước ấm rồi nhẹ nhàng lau chùi vùng mắt. Sau đó dán băng gạc vào rồi đi đến bác sĩ. Cố gắng không mở mắt ra. (Ảnh: Internet)

Theo TTVH

*****

Bỏng bô xe máy: Cách xử trí nhanh để không có sẹo

Bỏng bô xe máy là việc thường gặp do bất cẩn trong sinh hoạt. Nỗi lo lớn nhất khi bỏng bô là sẹo, vậy phải làm sao để hạn chế điều này?

Bỏng bô là việc thường gặp với bất cứ ai bất cẩn, không chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân bỏng bô cũng có thể do diện tích của nhà quá chật, dẫn đến đi lại vướng đến ống xả khi mới đi bên ngoài về.

Nhiều trường hợp bóng bô xe máy khiến cho vết thương nặng, nhiễm trùng và rất lâu mới trở lại bình thường.

Bỏng bô là việc thường gặp với bất cứ ai bất cẩn, không chú ý.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng quốc gia cho biết, nhiều người nói bỏng ống pô xe máy là tai nạn hầu như chỉ Việt Nam mới có, đơn giản vì Việt Nam là nước quá nhiều xe máy.

Tuy nhiên, bỏng do ống pô xe máy nóng thì có thể gặp ở bất cứ nơi nào, với bất cứ ai bất cẩn. Ở nước ta, nếu để ý, trên đường cứ 10 người chân trần thì 5-7 người đã có dấu ấn của pô xe.

Trên thực tế và cũng theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, đối tượng bị bỏng do pô xe máy nóng nhiều nhất là phái “chân dài”. Có lẽ do họ thường thích diện váy ngắn, quần short.

Hơn nữa, khi đi trên đường, có va chạm xảy ra, phụ nữ chân yếu tay mềm nên dễ bị tai nạn hơn, xử lý không kịp thời và nhanh nhạy. Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị bỏng pô xe do hiếu động.

Sơ cứu ngay

Khi bị bỏng bởi ống pô xe máy, theo tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, cần phải sơ cứu ngay như các trường hợp bỏng do nhiệt khác.

Điều nên làm là tưới nước lạnh sạch lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt. Để khoảng 15-20 phút, sau đó băng ép nhẹ vùng bỏng bằng gạc vô trùng.

Thời gian lành vết thương do bỏng ống pô xe máy khá lâu, khiến cuộc sống người gặp tai nạn ảnh hưởng khá nhiều; đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ.

Thời gian khỏi phụ thuộc vào tính chất vết bỏng nông hay sâu, điều trị đúng hay sai.

Tuy nhiên, không như suy nghĩ của nhiều người, rằng bỏng pô xe máy là loại bỏng nhẹ, mà thực tế, bỏng pô xe máy thường rất dễ bị bỏng sâu (do nhiệt độ ống pô rất cao) do vậy, thời gian điều trị thường kéo dài, thậm chí 3-4 tuần.

Theo các bác sĩ, việc đầu tiên người bị bỏng pô xe nên tránh là không nên tự điều trị bằng các thuốc tự có hay bằng kinh nghiệm dân gian; cần phải được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu để có phương pháp điều trị thích hợp.

Cho dù diện tích bỏng hẹp, ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu điều trị không tốt có thể làm quá trình liền vết thương chậm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và để lại di chứng đặc biệt về thẩm mỹ.

>>> Gợi ý những cửa hàng bán Hồng Sâm Hàn Quốc chất lượng tốt nhất, được nhiều người tin dùng nhất hiện nay

Hạn chế sẹo loang lổ

Bỏng pô xe máy thường để lại di chứng, hay nói cách khác là “dấu ấn” không mấy thẩm mỹ sau khi khỏi, đặc biệt là với chị em. Nhiều người không tự tin mặc váy ngắn khi đã có vết thẹo sậm màu và loang lổ trên bắp chân.

Nhiều người không tự tin mặc váy ngắn khi đã có vết thẹo sậm màu và loang lổ trên bắp chân.

TS Lượng cho biết, để hạn chế điều này, trước hết vết bỏng phải được điều trị đúng để khỏi càng sớm càng tốt. Khỏi càng sớm càng ít để lại sẹo, hoặc sẹo sẽ ít xấu hơn.

Một lưu ý là không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem có nghệ lên vết bỏng để “hết thâm”, bởi theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao, hơn nữa không ít người sau khi bôi nghệ đã bị tình trạng đen bóng lâu dài ở vết sẹo, rất khó khắc phục.

Hiện nay đã có những kỹ thuật và sản phẩm mới có thể khắc phục hoàn toàn hoặc đáng kể tình trạng sẹo thâm hay loang lổ do bỏng pô xe máy, đó là việc sử dụng các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc kết hợp với các sản phẩm ức chế men tyrosinaza bôi lên vết sẹo thâm, nếu vết sẹo đó dưới 3 tháng.

Với các vết sẹo đã ngoài 3 tháng, cần sử dụng kỹ thuật dermaroller. Sử dụng đúng các tấm dính bằng gel silicon cũng cho thấy hiệu quả.

Bác sĩ Đức Kha (Chuyên khoa thẩm mỹ) cho biết, khi bị bỏng bô cần phải tìm cách lấy nước sạch để làm nguội vết thương.

Việc làm này cẩn được tiến hành nhanh, khẩn trương sau khi bị bỏng. Bởi cách làm như vậy sẽ giúp vết thương không ăn sâu và sẽ ít loang ra khu vực rộng hơn.

Nhiều người không tự tin mặc váy ngắn khi đã có vết thẹo sậm màu và loang lổ trên bắp chân.

* Theo Khỏe & Đẹp

*****

Xin chân thành chia sẻ bài thuốc quý chữa suy thận cứu nhiều người vô phương cứu chữa – Lưu ngay lại nè

Bài thuốc quý chữa suy thận cứu nhiều người vô phương cứu chữa. Ai cũng cần phải lưu lại nhé.

Cuộc sống đang bình yên, vợ chồng chị Đoàn Thị Dung (47 tuổi, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) chợt phát hiện con gái bị chứng thận hư.

Trong lúc tuyệt vọng, số phận đã mỉm cười với họ khi cô bé được cứu sống nhờ bài thuốc Nam ông nội lưu lại trong một cuốn sách. Tiếng lành đồn xa, nhiều người mắc bệnh về thận đã tìm đến nhờ cứu giúp và chị Dung bỗng trở thành thầy thuốc “bất đắc dĩ”.

Cách đây 19 năm, cuộc sống của vợ chồng chị Dung bất ngờ có một bước ngoặt. Thời điểm đó, con gái út của anh chị là Trần Thị Thanh Tuyền (lúc đó mới 3 tuổi) đang mạnh khỏe bỗng nhiên mắc chứng bệnh kì lạ. “Toàn thân nó sưng phù lên, bụng trương ra ngày một to. Phát bệnh vài tháng thì cháu nằm liệt giường, không đi lại được. Vợ chồng tôi đã tìm đủ mọi phương thuốc về cho con uống nhưng bệnh tình cháu không thuyên giảm. Theo đó, các bác sĩ kết luận Tuyền bị hư thận và đã ở giai đoạn cuối, vô phương cứu chữa. Vợ chồng chị Dung bất lực đưa con về chờ ngày lo hậu sự. Căn bệnh trầm trọng đến nỗi, cô bé vừa về nhà ít hôm thì kiệt sức, chỉ nằm thoi thóp trên giường.

Cây quýt gai

Người bệnh cần được tư vấn trước khi dùng

Về bài thuốc của chị Dung, lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư kí Hội dược liệu TP. HCM) cho biết: 4 loại cây thuốc Nam gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực chữa bệnh thận rất tốt. Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các loại bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn. Cây mực vó vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận. Cây muối có vị mặn, mùi thơm, điều hòa các khí… Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành lại không cao. Tuy nhiên người bệnh không nên dùng tùy tiện mà cần được lương y tư vấn.

Cây muối

Chị Dung vô tình bốc trúng một cuốn sách mục đã bị mối ăn mất phân nửa. Cuốn sách có tên “Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc” do ông Trần Liệu – bố chồng chị Dung, người trước đây từng nhiều năm nghiên cứu và làm nghề thuốc để lại. Lần giở phần chưa bị mối ăn, chị Dung đọc thấy một bài thuốc chữa bệnh thận, trong đó có cả chứng thận ứ nước của bé Tuyền. Mừng như bắt được vàng, suốt đêm hôm ấy chị mở từng trang sách, đọc không sót một chữ nào ở phần viết về cách điều trị bệnh thận. Chị Dung nhớ lại: “Trong cuốn sách, cha tôi hướng dẫn rất kĩ từ cách tìm thuốc đến chế biến, dùng thuốc. Nghĩ cha linh thiêng muốn cứu cháu nội, tôi quyết định thử dùng bài thuốc đó cho con. Tôi mang cuốn sổ chạy sang nhà mẹ đẻ, vốn là người có thể nhận biết nhiều loại cây rừng.

Rạng sáng hôm sau, chị Dung tìm đủ 4 loại cây trong bài thuốc của cha chồng gồm: cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ. Chị bẻ cả cành và lá, mỗi cây mỗi thứ một ít đem sao, sấy khô. Sau đó, chị cho vào ấm đất, sắc 6 chén chỉ còn 1 chén cho con uống. Suốt thời gian sau đó, Tuyền đi tiểu liên tục, người vì thế cũng dần dần xẹp xuống. Chị Dung phát hiện trong nước tiểu con có rất nhiều viên màu trắng như hạt sạn. Các hạt rất cứng lấy búa đập thì vỡ nhuyễn. Sau này chị mới biết đó là những hạt sỏi do chất độc tích tụ tạo nên. “Trước khi uống thuốc, Tuyền không tiểu tiện được, hệ thống bài tiết không hoạt động. Do bị ứ nước, cháu lúc nào cũng ê ẩm và chỉ nằm bất động một chỗ. Nhưng một ngày sau khi uống thuốc, tôi thấy cháu cử động, nhắm mở mắt bình thường trở lại. Vợ chồng tôi cho cháu uống thuốc được nửa tháng thì cháu dần khỏe, đi lại được. Tôi cho cháu uống thuốc tới 3 tháng sau mới thôi”, chị Dung kể.

Khoảng 6 tháng sau, người mẹ đưa con gái đi khám lại, các bác sĩ không khỏi ngạc nhiên trước tình trạng sức khỏe của Tuyền. Chị Dung cho biết, Tuyền năm nay đã bước sang tuổi 22 và rất khỏe mạnh. Sau lần thoát chết ngoạn mục, cô bé ngoan ngoãn và học rất giỏi. Tuyền hiện đang là sinh viên năm cuối ngành kế toán của một trường Cao đẳng.

Câu chuyện Tuyền lành bệnh khi đã sắp bị tử thần mang đi nhanh chóng lan truyền khắp trong ngoài vùng. Lúc này trong xã có người phụ nữ tên Đinh Thị Giàu (SN 1935, thôn Phước Thọ) cũng mắc căn bệnh giống hệt như cô bé. Một tối mùa hè, bà Giàu được gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Bà không thể tiểu tiện, toàn thân ứ nước, mất ăn mất ngủ. Bác sĩ xác định 1 quả thận bà bị suy độ 3, không còn tác dụng. Để cứu sinh mạng bệnh nhân, bác sĩ quyết định mổ và cắt bỏ quả thận bị hư. Nhưng đến giữa tháng 11/2002 thì bệnh cũ lại tái phát, cơ thể bà Giàu bị phù nặng hơn, không thể đi lại được. Nghe tiếng bài thuốc của gia đình chị Dung, người thân của bà Giàu đã tìm tới nhờ cứu giúp.

Theo chị Dung, với 4 vị dược liệu kết hợp trên, bài thuốc mà bố chồng chị để lại có thể chữa được hầu hết các căn bệnh liên quan đến thận. Từ thận khô, thận nhiễm mỡ chữa đến thận hư, suy thận. Sau này chị Dung còn tìm được thêm được vị thuốc giúp bệnh nhân ăn cơm được ngon miệng hơn, đó là cây hồng đơn. Do người bệnh tìm đến mỗi năm một đông, vợ chồng chị Dung tất bật quanh năm mà vẫn không đủ thuốc cung cấp. Trong khi đó, thuốc chở đi sấy nơi khác thì lại quá tốn kém, hơn nữa mùa mưa thì không thể nào phơi khô trước khi đem sấy được. Chính vì vậy hai năm trước, chị Dung bàn với chồng mua chiếc máy sấy và máy cắt thuốc. Có máy móc, công việc làm thuốc với hai vợ chồng đỡ vất vả phần nào. Chị cho biết: “Hiện giờ trong nhà luôn có sẵn thuốc cho người bệnh. Những người ở xa có thể liên hệ để được gửi thuốc qua bưu điện cũng như tư vấn cụ thể”.

Trong cuốn sổ dày cộp, chị Dung vẫn còn lưu lại địa chỉ rất nhiều người bệnh. Một số trường hợp tiêu biểu như: Ông Y Vô (65 tuổi, tỉnh Đắk Lắk) bị suy thận nên phải chạy thận đến 7 năm ròng rã. Sau khi nghe tin ở Bình Định có bài thuốc trị các bệnh về thận, ông nhờ người thân tìm đến mua về dùng thử. Kết quả bất ngờ, sau khi uống thuốc của chị Dung được 4 tháng thì ông thấy bệnh đỡ hẳn. Ông Nguyễn Nam Dương (54 tuổi, phường Bình An, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh) bị suy thận, tiểu ra đạm. Ông uống rất nhiều thuốc trong thời gian dài vẫn không thoát khỏi chứng bệnh nhưng khi dùng thuốc của chị Dung khoảng 3 tháng thì đỡ. Bà Nguyễn Thị Hoa ở số nhà 1206/14 đường Lạc Long Quân, phường 8, quận Tân Bình (TPHCM) cho biết: “Anh trai tôi đang định cư ở Úc, bị bệnh thận nặng mà không hay. Trong một chuyến về thăm quê, anh tôi bị sưng chân, sưng đùi, đi bệnh viện khám thì bác sĩ kết luận là thận có nước. Nghe tiếng bài thuốc của chị Dung, tôi gọi điện mua 30 thang liền, giờ anh ấy khỏe mạnh hoàn toàn”.

Bài viết mang tính tham khảo!

Theo Caythuocthiennhien

*****

Bệnh QUAI BỊ đang “hoành hành” chị em lưu lại ngay bài thuốc này để tự BẢO VỆ gia đình mình nhé

Bệnh quai bị ảnh hưởng đến sức khỏe và gây phiền phức cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy có cách chữa bệnh quai bị hiệu quả nào có thể nhanh chóng chấm dứt bệnh sớm nhất.

Cách chữa trị bệnh quai bị

Hiện tại trong Y học vẫn chưa có một loại thuốc nào đặc trị bệnh quai bị nhưng có những phương pháp hỗ trợ chữa trị những triệu chứng của bệnh, cụ thể:

Hạ sốt

Ảnh internet

Đến giai đoạn toàn phát bệnh nhân sẽ bị sốt nặng hơn

Khi bệnh nhân mắc quai bị chắc chắn ở thời kỳ toàn phát nhất định sẽ sốt, sốt càng cao thì bệnh càng nặng. Tốt nhất nên tìm cách hạ sốt cho người bệnh, có thể nhúng khăn với nước ấm rồi chườm lên trán.

Bên cạnh chườm khăn lạnh, bệnh nhân nên uống nhiều nước, không chỉ uống nước lọc bệnh nhân nên uống nước cam, chanh để tăng cường sức đề kháng. Nhưng thời gian này bệnh nhân nên uống nước ấm, nhất định không được uống nước lạnh, nước đá sẽ làm vùng hàm đau nhức khó chịu.

Giảm sưng đau

Khi tuyến mang tai sưng đau làm cho bệnh nhân rất khó chịu, hãy dùng một chai nước ấm rồi quấn vào khăn, áp lên vùng hàm bị sưng.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc làm hết sức cần thiết. Lúc tuyến mang tai đang sưng chắc chắn không thể đánh răng bằng bàn chải, người bệnh có thể súc miệng bằng các loại dung dich vệ sinh răng miêng, nước muối sinh lý…

Ảnh internet

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm tiêu diệt vi khuẩn quai bị

Nhiều người khuyên không nên tắm trong thời gian mang bệnh nhưng điều đó không đúng. Trong lúc mắc bệnh càng phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tuy nhiên không được tắm nước lạnh vào lúc này. Bởi vì thời gian mắc bệnh sức đề kháng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, nếu như ngâm mình quá lâu trong nước lạnh sẽ làm cho bệnh nhân dễ bị cảm và bệnh khó lành.

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Trong thời gian mang bệnh, bệnh nhân không nên hoạt động mạnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh.

Nhất là đối với những bệnh nhân bị viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị thì càng không được vận động mạnh, vì nó sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn.

Chế độ ăn uống phù hợp

Đối với bệnh nhân quai bị không nên ăn những loại thực phẩm cứng, lạnh, nóng cay,… làm cho bệnh càng thêm trầm trọng hơn.

Đối với người bệnh nên ăn những món lỏng như: cháo, canh, súp,… vừa dễ tiêu hóa lại không bị đau. Nếu như bệnh nhân khó nhai thì có thể ăn bằng ống hút.

Ảnh internet

Những thức ăn lỏng phù hợp với người bệnh quai bị

Bệnh nhân mắc bệnh quai bị nên ăn nhiều rau xanh nhất là nên ăn nhiều khổ qua, khổ qua có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Có thể chế biến rất nhiều món từ loại quả này.

Bệnh nhân muốn rút ngắn thời gian chữa trị thì phải nói KHÔNG với thực phẩm chua, cay như xoài, cóc, ổi, ớt,… và không nên ăn những thực phẩm có thành phần nếp như bánh chưng, xôi,… Những món này không những có hại cho dạ dày mà còn gây trở ngại lớn cho người bệnh, vì lúc này ngay cả việc há miệng cũng thấy khó khăn.

Một số bài thuốc dân gian chữa quai bị

Bên cạnh điều trị Tây Y thì bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp chữa quai bị bằng mẹo dân gian dưới đây:

Hạt gấc

3-4 gam hạt gấc cộng với 5 gam cây cói chiếu rồi đốt thành than. Khi đã thu được than thì trộn đều với nhau rồi pha với một ít dầu vừng và bôi lên vùng bị sưng.

Nhân hạt gấc

4-5 nhân hạt gấc giã hơi nát rồi đốt thành than, pha với 5ml giấm thanh, cộng với 6-10 gam tinh cối đá. Trộn tất cả lại với nhau và bôi vào chỗ bị sưng.

Hoặc đơn giản hơn, dùng 2-3 nhân hạt gấc, pha với 10ml rượu hoặc giấm thanh. Lấy nhân hạt gấc mài vào giấm hoặc rượu rồi bôi lên vùng bị sưng.

Hạt cam thảo và lòng trắng trứng

Lấy một ít hạt cam thảo dây, nghiền thành bột rồi trộn với lòng trắng trứng gà. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng sưng, mỗi ngày một lần.

Bột mì và bột tiêu

Trộn 1 gam bột tiêu và 8 gam bột mì, rồi cho nước ấm vào trộn đều, đến khi hỗn hợp có dạng hồ, mỗi ngày bôi một lần.

Lá na, lá gấc, lá cà độc

Lấy 3 loại lá này mỗi thứ một ít, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp vào chỗ bị sưng.

Đây là những bài thuốc lưu truyền trong dân gian giúp chữa bệnh quai bị. Bên cạnh kiêng cử và ăn uống phù hợp thì bệnh nhân có thể áp dụng những phương pháp dân gian để rút ngắn thời gian trị bệnh.

Cách phòng bệnh quai bị

Tiêm ngừa vacxin khi đủ tuổi

Hãy cho con trẻ tiêm vacxin ngay khi đủ tuổi

Ngay từ khi trẻ em đủ 12 tháng tuổi bố mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để tiêm vacxin phòng bệnh quai bị.

Cách ly với người bệnh quai bị

Người bình thường hạn chế hoặc cách ly hoàn toàn với người bệnh bởi vì bệnh quai bị có sức lây lan cực nhanh, chỉ cần người bệnh ho hoặc hắt hơi thì những người xung quanh đã có thể mắc bệnh.

Người bình thường cũng không được dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh vì khả năng lây lan cao.

Đây là những cách điều trị và phòng bệnh quai bị mà mọi người cần phải biết để bảo vệ sức khỏe cho mình và người xung quanh.

Theo Khoe.online tổng hợp

Comments (0)
Add Comment