Theo y học, bóng đè là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (tức không có thương tổn đến thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Hiện tượng này thường xuất hiện ở người mới ốm dậy, sức khỏe suy nhược hay những người “yếu bóng vía”, dễ bị ám ảnh bởi các yếu tố tâm linh…
Người bị bóng đè khi đang ngủ đột nhiên cảm thấy cơ thể không thể cử động dù đã tỉnh giấc, cả cơ thể chìm vào trạng thái mơ màng, có người còn có những ảo giác về hình ảnh, song nói chung khả năng hoạt động giảm xuống thấp nhất trong khi vẫn có thể nghe, cảm nhận hoặc nhìn thấy những thứ không có thực.
Có ý kiến cho rằng đây là vấn đề tâm linh, nhưng kì thực vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết nếu biết cách điều chỉnh phong thủy nhà ở. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Bị bóng đè do phương vị Đông Bắc trong nhà có sát khí
Xét theo phong thủy thì nếu góc Đông Bắc trong nhà có sát khí thì dễ xảy ra hiện tượng bóng đè. Theo Chu dịch Bát quái, phương vị Đông Bắc là quẻ Cấn, là biểu tượng của giường. Đây cũng là phương vị của Quỷ trong phong thủy, chính vì thế mà nếu phương vị này có luồng khí hung sát thì là điềm báo hiện tượng quỷ quái xuất hiện trong nhà. Hai điều này hợp lại với nhau tạo nên hiện tượng bóng đè.
Cách hóa giải hiện tượng bóng đè do sát khí trong nhà
1) Nếu phương vị Đông Bắc trong nhà ở bị khuyết góc hình thành nên sát khí thì có thể dùng tượng Trâu phong thủy để hóa giải.
2) Nếu phương vị Đông Bắc trong nhà lồi ra quá nhiều gây ra sát khí thì cần phải căn cứ vào phong thủy nhà ở, dùng vật phẩm phong thủy để trấn lại phương Chính Bắc (quẻ Khảm) hoặc phương Chính Đông (quẻ Chấn).
3) Bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có góc tường, nóc nhà hay đường đâm thẳng vào tạo nên sát khí, có thể dùng gương bát quái để hóa giải.
4) Bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có nhà cao tầng áp sát hình thành sát khí, có thể dùng cầu thủy tinh để hóa giải.
5) Bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có ống khói cao to tạo ra sát khí, có thể dùng hồ lô thủy tinh để hóa giải.
6) Trong phòng nằm phương Đông Bắc trong nhà đặt đồ chơi có mặt mày nhăn nhó, biến dạng hình thành nên sát khí, nên cất kín đi.
7) Trong phòng nằm ở phương Đông Bắc trong nhà để quá nhiều đồ đạc chật chội hình thành nên sát khí, nên dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng.
8) Phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà ẩm thấp tối tăm tạo ra sát khí, nên lắp đặt hệ thống thông gió, giữ cho phòng thông thoáng và sáng sủa, đầy đủ ánh sáng.
2. Bị bóng đè do đồ đạc trong phòng ngủ bố trí không hợp phong thủy
Phong thủy phòng ngủ có mối quan hệ trực tiếp với sức khỏe, tâm lý con người. Những đồ nội thất gây cảm giác đè nén, bí bách sẽ khiến cho con người bị tự kỉ ám thị, căng thẳng quá mức có thể dẫn đến hiện tượng bóng đè khi ngủ. Vậy làm thế nào để không bị bóng đè nữa?
Cách hóa giải hiện tượng bóng đè do phong thủy phòng ngủ không tốt:
1) Trong phòng ngủ có dầm nhà đè xuống gây sát khí, có thể lợi dụng trang trí nội thất để ẩn đi hoặc làm suy yếu luồng sát khí.
2) Đầu giường có đèn lớn gây ra sát khí, nên đổi sang loại đèn nhỏ hơn.
3) Đầu giường treo khung ảnh to tạo ra sát khí, nên chuyển khung ảnh sang chỗ khác.
4) Cửa sổ thẳng vào đầu giường gây ra sát khí, nên đổi góc đặt giường.
5) Gương chiếu thẳng vào giường gây ra sát khí, nên đặt gương sang vị trí khác.
6) Bày dao kiếm hay vật sắc nhọn trong phòng ngủ tạo ra sát khí, nên cất hết những đồ vật đó.
Với những phương pháp trên, chúc các bạn độc giả thoát khỏi ác mộng bị bóng đè, có những giấc ngủ ngon và mơ thật đẹp, lấy lại sức lực sau cả ngày làm việc căng thẳng.
Mách bạn cách bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn trong tủ lạnh
nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh, tuy nhiên nếu bảo quản thức ăn không đúng cách có thể gây nguy hiểm. Dưới đây là một số mẹo giúp thực phẩm tươi lâu hơn, bảo quản được lâu hơn trong tủ lạnh.
Nhiệt độ phù hợp
Thực phẩm phải được duy trì ở nhiệt độ lạnh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Tủ lạnh nên được giữ ở 40 độ F hoặc thấp hơn, còn tủ đông nên được đặt ở nhiệt độ 0 độ F. Nhưng mỗi tủ lạnh sẽ có mức nhiệt độ khác nhau vì vậy nắm được nhiệt độ của tủ lạnh giúp bạn bảo quản thức ăn lâu hơn.
Tủ đông
Tủ đông thường dùng để lưu trữ đồ đông lạnh, tuy nhiên bạn cũng có thể lưu trữ một số lượng đáng ngạc nhiên các loại thực phẩm khác trong tủ đá để sử dụng sau này như bánh tortillas, sốt pasta, và thậm chí cả trứng. Cách bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất với tủ đông là bọc kín thực phẩm hoặc cất chúng cẩn thận trong hộp nhằm tối ưu hóa việc lưu trữ cũng như tiết kiệm năng lượng hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng hộp nhựa khi bảo quản thực phẩm trên tủ đá vì nếu sử dụng hộp thủy tinh, chúng có thể vỡ.
Cửa tủ lạnh
Cửa là phần ấm nhất của tủ lạnh và nên dành riêng cho các loại thực phẩm lâu hỏng như trái cây, gia vị. Không nên để trứng và sữa ở cánh cửa tủ lạnh bởi đây là vị trí có thể ấm lên, đặc biệt khi mở cửa thường xuyên.
Các ngăn tủ
Thông thường những ngăn trên tủ lạnh thường có nhiệt độ cao hơn, còn những ngăn dưới có nhiệt độ lạnh nhất. Bạn nên đặt những thức ăn không cần phải nấu ở phía trên tủ gồm thức ăn thừa, đồ uống, thức ăn sẵn. Các loại thảo mộc có thể bảo quản tươi hơn khi được đặt trong hộp.
Với ngăn thấp phía dưới bạn có thể dùng để bảo quản thịt, trứng, hải sản và cá sản phẩm sữa khác bởi ở các ngăn này nhiệt độ thấp hơn. Thêm vào đó, để ngăn ngừa vi khuẩn từ thịt sống lây sang các khu vực khác bạn có thể cố định vị trí để thị bằng hộp hay đĩa.
Một điểm đáng lưu ý nữa là tủ mát không giống như tủ đông đá nên thực phẩm không nên được bọc kín hoàn toàn, không khí lạnh cần lưu thông ở đây,
Ngăn đựng rau củ
Mục đích của ngăn kéo phía dưới tủ lạnh là duy trì các điều kiện ẩm ướt để bảo quản trái cây và rau củ. Tuy nhiên, không nên để lẫn lộn tất cả các loại rau củ với nhau. Nhiều trái cây, bao gồm táo, đào, mận, lê và dưa đỏ có thể tiết ra etylen, một chất hóa học giúp chúng chín. Chất này cũng có thể thúc đẩy sự chín trong các cây khác, làm cho rau bị úa vàng hoặc thậm chí nảy mầm. Vì lý do này, bạn nên giữ rau trong một ngăn kéo và trái cây khác.
Thực phẩm loại nào nên để tủ lạnh, loại nào không?
Nhiều người có thói quen lưu trữ hết thực phẩm vào tủ lạnh, tuy nhiên một sô loại thực phẩm không nhất thiết cần bảo quản trong tủ lạnh. Cà chua có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng. Hành, bí và khoai tây giữ được lâu hơn trong một môi trường mát hơn với độ ẩm thấp, do đó cất giữ chúng trong tủ tối hoặc nơi khác bên ngoài tủ lạnh. Bơ và nhiều loại trái cây chỉ để ở nhiệt độ phòng chờ chín, nhưng bạn cũng có thể cất chúng trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín nếu cần thiết. Các loại thảo mộc có thể được giữ trong tủ lạnh hoặc trong nhiệt độ phòng nếu chúng sẽ được sử dụng với một vài ngày. Các loại ngũ cốc nguyên hạt (có chứa các loại dầu và chất dinh dưỡng lành mạnh) và các loại dầu có nhiều chất béo bão hòa như dầu cải dầu, dầu rum và dầu ô liu sẽ lâu hơn nếu được giữ trong tủ lạnh.