Cơ thể chúng ta bị nhiễm độc bởi nhiều cách khác nhau như nhiễm môi trường, thực phẩm, nguồn nước và những thói quen xấu… Đi kèm với đó là các giải pháp thải độc cũng vô cùng phong phú.
Theo Đông y, ngoài cơ chế thải độc tự nhiên của cơ thể, một trong những giải pháp thải độc hỗ trợ tốt nhất mà bạn nên làm hàng ngày đó là điều chỉnh thực đơn ăn uống kết hợp với tập thể dục, mát xa bấm huyệt.
Chỉ có tuân thủ cách chăm sóc sức khỏe này thì mới đảm bảo xử lý được gốc rễ của vấn đề. Ăn uống hợp lý có thể làm giảm chất thải, tăng cường trao đổi chất trong đường ruột, giảm các độc tố hấp thụ vào cơ thể, cải thiện chức năng giải độc.
Sau đây là danh sách 8 loại thực phẩm đứng đầu được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng.
1. Mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng mặc dù có vị đắng, nhưng có tác dụng giải độc, giải nhiệt vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy mướp đắng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
2. Đậu xanh
Vào mùa hè, đậu xanh được xem là một trong những thực phẩm phát huy nhiều tác dụng nhất đối với sức khỏe.
Ngoài việc giải khát khi thời tiết nóng nực, Đông y cho rằng đậu xanh có tác dụng giải độc, lợi tiểu, khử ẩm, làm cho tinh thần sảng khoái, bổ sung năng lượng, giảm căng thẳng đầu óc, giảm áp lực cho tim.
3.Mướp
Đông y cho rằng, mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Sách Trung y điển tịch nổi tiếng Trung Quốc “Bản thảo cương mục” chép rằng tác dụng nổi bật nhất của mướp chính là thanh nhiệt thông tràng.
Vào mùa hè ăn canh mướp có tác dụng thông tràng, giải nhiệt, tiêu thử nhanh chóng. Đường ruột được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sẽ hạn chế được nguy cơ tích trữ các chất độc gây hại.
4. Cà rốt
Cà rốt có tác dụng tốt trong việc cải thiện chứng táo bón. Do chứa chất carotene β- phong phú nên khi ăn vào cơ thể có thể giúp trung hòa độc tố.
Đặc biệt, cà rốt tươi được đánh giá là có khả năng giải độc tốt hơn. Công dụng thanh nhiệt giải độc của cà rốt sẽ phát huy tác dụng nếu bạn ăn chúng đều đặn, vừa nhuận tràng thông tiện lại có thể tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
5. Yến mạch
Một trong những tác dụng nổi bật của yến mạch đó chính là nhuận tràng thông tiện. Thực phẩm tiêu hóa tốt, đào thải thuận lợi như yến mạch sẽ khiến cho đường ruột trở nên thông thoáng, sạch sẽ. Từ đó giảm thiểu sự tích tụ của các chất cặn bã trong thành ruột.
Khi ăn yến bạch, đường ruột sẽ được giãn nở vừa đủ, tăng cường độ ẩm, kết hợp với chất xơ khác sẽ thúc đẩy nhu động ruột, đóng một vai trò trong việc giải độc nhuận tràng, được ví là hiệu quả hơn cả uống thuốc.
6. Củ sen
Theo Đông y, củ sen có tác dụng lợi tiểu, có thể thúc đẩy đào thải nhanh chóng các chất thải và chất độc ra khỏi cơ thể với tốc độ nhanh, từ đó có thể làm sạch hệ tuần hoàn, loại chất cặn trong máu.
7. Mộc nhĩ
Theo Đông y, mộc nhĩ rất giàu chất xơ hòa tan, là thực phẩm giải độc nổi tiếng nhất dành cho phổi. Ngoài ra, đây không chỉ là thực phẩm có thể thúc đẩy nhu động ruột, mà còn ngăn ngừa một cách hiệu quả bệnh mỡ máu, giảm cholesterol một cách tích cực.
Mộc nhĩ còn chứa chất keo nhầy tự nhiên, có thể hỗ trợ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng mạnh hơn trong hệ tiêu hóa, đào thải cặn bã, tăng cường khả năng bài tiết, tống khứ chất độc ra ngoài.
Ăn đều đặn mộc nhĩ sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, thải độc tốt nhất cho phổi và dạ dày.
8. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, vitamin, khoáng chất, chất diệp lục, beta carotene…
Ngoài ra, nó còn là thực vật đứng nhóm đầu trong danh sách rau củ nên ăn thường xuyên bởi rất giàu thành phần indol và thiocyanate có lợi, giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm gánh nặng cho thận, hỗ trợ và ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
Theo methongthai
Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng trọn đời
Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.
Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi .
Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi. Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược…
Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 – 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) – chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.
Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng… đặc biệt là selen.
Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm…
>>> Mua Sâm Hàn Quốc không sợ bị hàng giả, hàng kém chất lượng tại 10 cửa hàng nổi tiếng uy tín tại TPHCM
Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh
Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”.
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao.
Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.
Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:
- Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp…).
- Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…).
- Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
- Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng).
Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi và uống
Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ.
Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời.
Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ.
Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh.
Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo…
Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó.
Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh – nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng.
Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến.
Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.
Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng.
Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp…
Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh.
Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.