Nhiều người cứ nghĩ rằng chỉ có bệnh nhân tiểu đường mới phải lo lắng về chỉ số đường huyết. Nhưng suy nghĩ này lại vô tình đang hại họ. Người không bị tiểu đường thì lượng đường trong máu vẫn có thể tăng cao.
Vì thế, tất cả chúng ta đều phải lưu ý đến lượng đường trong máu bởi lượng này cao là một biến chứng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết an toàn:
Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l); Sau bữa ăn 1-2 giờ: Nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l); Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).
Do đó, mức độ đường 180 mg/dL trong máu được coi là cao. Thế nhưng, chỉ khi con số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới xuất hiện những triệu chứng đáng chú ý.
Với những người không bị tiểu đường, nếu tình trạng đường huyết liên liên tục ở mức cao, họ có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh tật như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch…
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết cao như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động, thiếu ngủ và căng thẳng.
Do triệu chứng của bệnh đường huyết cao không biểu hiện rõ sớm, nên mọi người cần phải cẩn thận với những thay đổi về sức khỏe, dù là nhỏ nhất. Vì để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
>>> Mua Sâm Hàn Quốc không sợ bị hàng giả, hàng kém chất lượng tại 10 cửa hàng nổi tiếng uy tín tại TPHCM
Dưới đây là danh sách vài dấu hiệu cảnh báo của lượng đường trong máu cao.
1. Khát nước liên tục
Khi lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc đường thừa. Mà đường sẽ được loại bỏ theo nước tiểu, cùng với các chất lỏng khác trong cơ thể. Điều này làm cho bạn cảm thấy mất nước và khát nước liên tục.
2. Đói liên tục
Việc phải đi tiểu nhiều cũng khiến cơ thể có xu hướng giảm calo. Cũng do lượng đường huyết cao ngăn chặn đường từ thực phẩm đến các tế bào. Điều này sẽ khiến bạn đói liên tục.
3. Đi tiểu liên tục
Khi lượng đường dư thừa được loại bỏ cơ thể dưới dạng nước tiểu, bạn có xu hướng mất nước và khát. Để làm dịu cơn khát, bạn lại uống nước nhiều hơn. Vì thế mà số lần đi tiểu nhiều hơn.
4. Giảm cân
Khi tần xuất đi tiểu nhiều lên, bạn xu hướng mất calo nhiều hơn. Điều này khiến bạn giảm cân.
5. Tê cứng chân tay
Khi lượng đường trong máu quá nhiều, nó sẽ phá hủy các dây thần kinh. Điều này gây ra tình trạng tê cứng và mất cảm giác ở bàn tay và chân.
6. Thị lực giảm
Lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến khô mắt và làm cho thị lực giảm hẳn.
7. Mệt mỏi
Khi lượng đường trong máu cao, glucose trong cơ thể không được sử dụng đúng cách, theo đó các tế bào không có được năng lượng cần thiết. Điều này gây ra sự mệt mỏi thường xuyên.
8. Nhiễm trùng da
Da khô và ngứa là 2 hiện tượng phổ biến khi mức đường huyết cao trong cơ thể. Do đi tiểu thường xuyên, nó gây ra sự mất nước và các mô da cũng trở nên khô và gây ra ngứa da và nhiễm trùng.
* Theo Trí Thức Trẻ/soha
Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng trọn đời
Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.
Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi .
Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi. Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược…
Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 – 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) – chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.
Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng… đặc biệt là selen.
Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm…
Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh
Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”.
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao.
Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.
Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:
- Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp…).
- Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…).
- Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
- Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng).
Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi và uống
Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ.
Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời.
Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ.
Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh.
Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo…
Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó.
Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh – nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng.
Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến.
Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.
Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng.
Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp…
Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh.
Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.