7 loại quả ngậm nhiều hóa chất nhất mà chúng ta vẫn vô tư ăn vào hàng ngày

Đối với những loại thực phẩm này, tốt nhất là chúng ta nên mau ở những nơi có uy tín, và ngâm rửa thật kỹ.

1. Cà chua

Cà chua vỏ đỏ nhưng bên trong vẫn xanh thường đã bị sử dụng loại thuốc ủ chín hoa quả. Do hiện nay trên thị trường có quá nhiều nên đa phần chúng ta làm lơ để ăn. Giải pháp cho vấn đề này là tự trồng hoặc mua cà chua xanh và để chúng chín dần.

2. Đào

Loại trái cây này được đánh giá là chỉ đứng sau cần tây về khả năng khó rửa trôi chất độc bám ở vỏ do kết cấu vỏ có nhiều lông. Mặt khác, hiện nay, đào của Trung Quốc tuồn về Việt Nam không ít nên chúng ta nên cẩn thận với loại quả này.

Ảnh minh họa: internet

3. Táo

Vỏ táo mỏng nên đa phần thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo vệ thực vật đều ngấm vào phần thịt bên trong. Đừng tiếc phần thịt táo mà gọt vỏ mỏng, hãy gọt sâu hơn 1 chút để giảm thiểu bị nhiễm độc nếu ăn loại quả này.

5. Dâu tây

Loại quả này đã được liệt vào danh sách những loại trái cây được phun hóa chất nhiều nhất trên thế giới. Trong ngon lành, căng mọng như vậy nhưng trong quá trình sản xuất dâu tây, người ta đã sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh vì loại quả này rất dễ bị sâu tấn công.

7. Nho

Nho là một trong những loại quả dễ bị hóa chất nhất do vỏ mỏng và dễ bị dập thối. Vì vậy, các loại hóa chất sẽ khiến cho quả nho “cứng cáp” hơn với thời gian. Một quả nho cũng có khả năng dương tính với 15 loại hóa chất khác nhau.

*****

Lá dâu tằm, chiếc lá nhỏ làm thay đổi lịch sử thế giới y học

Nhiều sách sử ghi lại một loài cây có khả năng chữa rất nhiều bệnh tật, nhưng qua tìm hiểu và quan sát điều khiến nhiều người ngạc nhiên đó chính là cây dâu tằm.

Chiếc lá nhỏ ghi dấu lịch sử

Lý do để thế giới gọi dâu tằm với cái tên “oách” như vậy là vì nó vốn được trồng để làm thức ăn cho nghề nuôi tằm, một nghề phổ biến ở hầu hết các vùng dân cư ven sông ở nhiều nước trên thế giới.
Cũng nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, sự kiện lịch sử “con đường tơ lụa” cổ xưa hình thành và đây chính là dấu mốc quan trọng để thay đổi thế giới. Mọi hoạt động giao lưu Đông-Tây, hình thức kinh doanh, buôn bán xuyên lục địa mới ra đời.

Ngoài ý nghĩa lịch sử lớn lao đó, dâu tầm có những đóng góp quan trọng nhưng lặng lẽ trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực y học, dược liệu.

Lá dâu không chỉ làm thức ăn cho tằm, mà đây còn là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong nhiều bài thuốc đông y. Trong những cuốn sách Đông y từ xưa ghi lại rằng, lá dâu có vị ngọt và đắng, tính hàn, có tác dụng bổ phổi và thanh lọc gan rất tốt.

Trong các tài liệu Đông y cũng nhấn mạnh rằng, lá dâu tằm có tác dụng làm tản nhiệt, trừ phong, thanh lọc phổi, điều hòa gan, làm sạch gan sáng mắt, lọc máu cầm huyết, trị chóng mặt, nhức đầu, mắt đỏ mờ.

Lá dâu được lựa chọn thời điểm vào cuối mùa thu khi lá già sẫm, sương rơi dày là tốt nhất.

Theo các chuyên gia Đông y khoa Mắt, BV Hạ Môn (TQ), lá dâu tằm có thể là dược liệu tốt trong việc điều trị bệnh mệt mỏi mắt, mờ mắt của dân công sở suốt ngày nhìn vào màn hình máy tính.

Ảnh internet

Những bài thuốc đơn giản nhất với lá dâu

Trong bài viết này, nhóm chuyên gia về mắt ở Bệnh viện Hạ Môn (TQ) sẽ giới thiệu các bài thuốc đơn giản nhất từ lá dâu tằm, dễ ứng dụng và phù hợp với nhiều người.

1. Lá dâu tươi

Lá dâu từ xa xưa đã được con người ứng dụng làm thức ăn cho tằm và làm dược liệu. Trong đó, dùng lá dâu rửa sạch, đắp lên mắt rồi nằm yên thư giãn, mang lại tác dụng rất tốt trong việc dưỡng mắt, giảm mệt mỏi mắt và sáng mắt.

2. Lá dâu hấp

Người mắc bệnh thị lực kém, dùng lá dâu rửa thật sạch, sau đó hấp bằng nồi hấp, đắp lá lên mắt và mặt, cách làm này có thể giải tỏa căng thẳng, làm tăng dần thị lực, sáng mắt sau một thời gian thực hiện, làm đẹp mịn da.

Ảnh internet

3. Lá dâu luộc

Lá dâu tằm rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi như luộc rau, cho thêm 1 chút muối rồi dùng nước đó rửa mặt, vệ sinh mắt, làm cho mắt đỡ mệt mỏi, phòng tránh các bệnh về mắt do lây nhiễm, giảm vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào mắt.

Ảnh internet

Theo ý kiến của các chuyên gia Đông y, bất kỳ ai gặp vấn đề về mắt đều có thể ứng dụng lá dâu để cải thiện tình trạng bệnh.

Công thức đơn giản nhất là dùng 15-20 gram lá dâu, rửa sạch, cho vào nồi nước nấu như luộc rau, vớt bỏ bã, để nước cho nguội, dùng khăn vải mềm sạch thấm nước đắp lên mắt. Mỗi ngày có thể làm vài ba lần. Thực hiện khoảng 2-3 ngày sẽ thấy rõ kết quả.

4. Nước lá dâu

Uống nước hãm lá dâu (như nước chè) có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim.

5. Hỗn hợp lá dâu

Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối, khuấy đều làm nước uống.

Tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa, mệt mỏi.

Theo methongthai

Comments (0)
Add Comment