Ngày 14.1, TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết Khoa cấp cứu hợp tổng hợp của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân N.T.T (24 tuổi) được người nhà phát hiện trong tình trạng nằm mê man sùi bọt mép và thỉnh thoảng kích động trên giường nên đưa đi cấp cứu tại bệnh viện (BV) tuyến dưới và được chẩn đoán “tai biến mạch máu não”.
“Bệnh nhân được chuyển đến BV Nhân dân 115 trong tình trạng mê sảng, tiểu mất tự chủ và kích động tay chân, thở dốc, oxy máu chỉ còn 77%. Các bác sĩ cấp cứu liền cho bệnh nhân thở ô xy thì mức oxy máu ổn định lại đến 98%. Kết quả chụp CT scanner sọ não khẩn không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, ngực bệnh nhân tím dần, tím lan lên đến mặt, bệnh nhân thở dốc hơn, trong khi chỉ số ô xy máu vẫn ở mức bình thường.
Kết quả siêu âm và thăm khám ghi nhận bệnh nhân bị tràn máu màng ngoài tim cấp, có dấu hiệu chèn ép tim phải (gây tăng áp thất phải khiến máu tĩnh mạch chủ không về được làm tím tái ngực), mất mạch bẹn.
Kết quả siêu âm tim tiếp theo tại giường bệnh cho thấy bệnh nhân bị phình bóc tách động mạch chủ ngực rất dài, gần đến động mạch dưới đòn làm cản lực đẩy máu xuống hệ động mạch thân dưới. Túi phình bóc tách đã gần vỡ vào màng ngoài tim. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, chỉ định chụp CT scanner mạch máu ngực để phẫu thuật, nhưng bệnh nhân đã ra đi do tình trạng quá nguy kịch.”, bác sĩ Phú cho hay.
Cách đó không lâu thì khoa cấp cứu tổng hợp BV Nhân dân 115 cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữ trẻ tuổi được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên với chẩn đoán “loạn nhịp nhanh”. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc và rối loạn tri giác, phải đặt nội khí quản.
Điều đáng nói ở đây là bệnh nhân này vừa sinh con được một tháng, các kết quả khám tiền sản cho thấy tim mạch bệnh nhân trước đó hoàn toàn bình thường. Qua thăm khám, bác sĩ cấp cứu xác định bệnh nhân bị sốc tim. Bệnh nhân sau đó lần lượt ngừng tim 4 lần.
Theo các bác sĩ cho biết “Có thể đây là một trường hợp bệnh cơ tim chu sinh (một bệnh lý tự miễn xảy ra trong vòng 6 tháng sau sinh). Tuy nhiên, mọi nỗ lực của bác sĩ cấp cứu cũng không thể giúp được bệnh nhân, cuối cùng người mẹ trẻ ra đi sau lần ngừng tim thứ 4.”
Cũng theo TS-BS Nguyễn Đình Phú cho biết thêm “Thời gian gần đây có rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi từ 20-35 tử vong đột ngột. Có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là các bạn trẻ ỷ khỏe nên không đi tầm soát bệnh tim mạch, lại sử dụng nhiều chất kích thích làm huyết áp lên cao. Có nhiều bạn trẻ đi ngoài đường về nhà và tắm liền, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến bị đột quỵ trong nhà tắm mà người nhà không biết, có thể trước đó bạn trẻ có bệnh tim âm ỉ hay bệnh lý mạch máu não chưa được phát hiện.”
Tắm khi cơ thể đang mệt mỏi
Sau một ngày lao động vất vả, nhiều người có thói quen tắm vì chỉ như vậy họ mới có cảm giác đỡ mệt mỏi, sạch sẽ. Tuy nhiên, đi tắm khi cơ thể đang mệt mỏi là một sai lầm lớn.
Bởi việc này sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bởi lúc cơ thể mệt mỏi đồng nghĩa với việc tuần hoàn, lưu thông máu trong cơ thể kém. Đặc biệt, nếu tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn, bị cảm lạnh, choáng, bất tỉnh và thậm chí là tử vong đột ngột.
Từ sau 23 giờ là thời điểm không nên tắm hay gội đầu. Lúc này, nhiệt độ ngoài trời xuống mức thấp nhất, làm các mạch máu trong cơ thể bị co lại, dẫn tới quá trình lưu thông máu kém hơn. Việc tắm, gội vào ban đêm khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, huyết áp giảm… rất dễ đột quỵ.
Ngoài ra, tắm quá lâu trong mùa đông cũng không an toàn. Bạn chỉ nên tắm trong khoảng 10-15 phút mỗi lần. Việc tắm quá lâu sẽ gây ra những tác hại khôn lường như làm da bị khô và mất nước. Nguy hiểm hơn là làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức dễ gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng tới các mạch máu, huyết áp, dễ dẫn tới ngất xủi.
Để giảm thiểu nguy cơ tử vong, bạn trẻ tuyệt đối không chủ quan khi bị đau ngực nhẹ hay có dấu hiệu nhói thoáng qua vùng tim,… Nếu có điều kiện, hãy đi tầm soát định kỳ để phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên chia sẻ thông tin này để mọi người cùng biết nhé!