Ông Dương Quang Lâu (57 tuổi, trú đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, TP.HCM) đã có nhiều năm chữa bệnh bằng thuốc Nam. Ông được nhiều đồng nghiệp, bệnh nhân nể phục và tin tưởng. Ông Lâu cho biết, ông may mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống chữa bệnh cứu người.
Thế nên từ nhỏ, ông đã được người bố quá cố truyền dạy những kiến thức đầu tiên về thảo dược cũng như công dụng chữa bệnh của chúng. Ngày đó, tuy còn nhỏ nhưng ông đã ý thức việc nghiên cứu các phương thuốc để mai này có thể hành thiện giúp đời.
Ông Lâu nói, một số người bảo dùng thuốc Nam chữa bệnh tốn thời gian và hiệu quả trị bệnh kém, ông hoàn toàn không đồng ý.
Theo ông, thuốc Nam rất tốt để trị bệnh và điều cơ bản là phải dùng đúng vị thuốc và đúng liều lượng. Nếu người thầy thuốc biết kết hợp các thảo dược trong bài thuốc của mình, công dụng của nó sẽ rất tốt. Đó là điều ông đã ứng dụng trong thực tế chữa bệnh lâm sàng của mình.
BÀI THUỐC CHỮA BỆNH BÉO PHÌ TỪ CÂY GẠO VÀ DỨA DẠI
Về căn bệnh thừa cân, béo phì, lương y Lâu cho biết, đây là căn bệnh của thời đại. Nó thường gặp ở người già. Nhưng ngày nay, thanh niên, trung niên và nhiều em nhỏ cũng mắc căn bệnh này.
Biến chứng của căn bệnh này có thể dẫn đến những căn bệnh khác rất nguy hiểm như các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Đặc biệt, những người già khi mắc phải căn bệnh này thì phải chữa trị kịp thời, nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm.
Lương y Lâu cho hay: “Bệnh béo phì, Đông y gọi là đàm thấp, ứ trệ. Đàm là chất nhớt trong cơ thể để duy trì vận động của cơ thể. Nguyên nhân gây ra đàm thấp là do môi trường ăn ở, sinh hoạt của bệnh nhân.
Người bệnh sống hoặc sinh hoạt, làm việc trong môi trường nhiễm lạnh lâu ngày sinh đàm thấp. Còn thừa cân, béo phì là do cơ thể có nhiều dưỡng chất không tiêu thụ hết thì bị ứ đọng. Tây y gọi là thừa năng lượng, thừa mỡ, thừa cholesterol.
Triệu chứng dễ thấy rõ rệt ở bệnh nhân là người thừa cân, vòng bụng to ra, cơ thể mệt mỏi, chán chường, di chuyển nặng nề vì hai chân phải trụ khối lượng cơ thể quá mức bình thường. Hậu quả gây rối loạn nội tiết sinh ra huyết áp, tiểu đường, tim mạch, dễ dẫn đến thoái hóa xương khớp…”.
Bài thuốc chữa bệnh thừa cân, béo phì vô của lương y Lâu chỉ gồm những thảo dược sau: Vỏ cây gạo, dây gắm, đơn tướng quân, dây chiều, dây đau xương, cây mua, thổ phục linh, cây cỏ xước, dây tơ hồng xanh, cây độc muối, cây lá lốt, ngũ da bì, cây dứa dại.
Bài thuốc có tác dụng trừ thấp, thông kinh lạc, phá ứ. Trong đó, cây dứa dại và cỏ cây gạo là hai thảo dược chính. Cây dứa dại có tác dụng bổ thận, lợi tiêu, tống thấp. Còn vỏ cây gạo có tác dụng thông huyết.
Có thể sử dụng hai vị này bằng cách phơi khô, sao hạ thổ rồi uống ngày 3 lần cũng sẽ có tác dụng giảm cân, chữa béo phì. Tuy nhiên, để bài thuốc phát huy đúng công dụng của mình thì nên sử dụng đầy đủ các vị.
Ông Lâu nhấn mạnh, điều cơ bản là bài thuốc chữa bệnh béo phì, thừa cân trên giúp giảm cân nhanh (khoảng 10kg/tháng) mà không có tác dụng phụ, kể cả bệnh nhân phải uống dài ngày. Vì không có tác dụng phụ nên phụ nữ, trẻ em thừa cân, béo phì đều uống được mà không cần lo lắng.
Loại cây chỉ để cho lợn ăn nhưng có tác dụng chữa bệnh thần kỳ
Gần đây, các loại rau dại, quả dại ở Việt Nam trở nên có giá, được bán siêu đắt và được coi là những loại siêu thực phẩm, có công dụng tốt cho sức khỏe. Trong số đó, không thể không kể tới bèo cái (phù bình).
Bèo cái là thủy sinh nổi, thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi. Có nhiều lông như nhung và không thấm nước.
Vậy, bèo cái có công dụng như thế nào, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội sẽ giải đáp điều này.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc.
Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
“Cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh”, lương y Vũ Quốc Trung.
Công dụng của bèo cái có thể được kể đến như sau:
Tác dụng chữa sưng tấy hiệu quả
Theo lương y Vũ Quốc Trung, mọi người có thể hái một nắm bèo cái rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khi khô lại thay miếng đắp khác, ngày thay 2 hay 3 lần.
Với cách chữa này, vết tấy sẽ rút rất nhanh, nếu chưa mưng mủ thì sẽ tan, nếu đã mưng mủ rồi thì thời gian mưng mủ được rút ngắn, chóng vỡ.
Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa
Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống mỗi ngày 10 – 20g. Có thể nấu nước rửa mụn nhọt nơi mẩn ngứa Có người dùng tươi giã nát vắt lấy nước, pha với xirô uống chữa hen. Có khi còn nấu với cơm nếp làm thuốc trị hen
Làm đẹp da, tiêu độc, chống dị ứng
Trong Đông y, bèo cái còn được gọi bằng tên phù bình, vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, trị ngứa, chống dị ứng Người Nhật xem đây như vị thuốc quý giúp làm đẹp da.
Ngoài công dụng chính thường dùng trị dị ứng phụ nữ Nhật có một bài thuốc làm đẹp rất hay từ cây bèo cái là thu hái về, cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô rồi tán nhỏ. Sau đó pha với một chút giấm và đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.
Hay đơn giản hơn là lấy bèo cái tươi giã nát đắp lên mặt để trị mụn trứng cá Người bị lang ben cũng có thể nấu sôi bèo cái lấy nước để tắm hay xát lá bèo lên vết lang ben làm như thế nhiều lần sẽ hết bệnh.
Chữa hen suyễn
Bèo cái tươi 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước lã cho thật sạch, cuối cùng có thể rửa thêm một lần bằng nước muối loãng. Vẩy cho ráo nước, giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml.
Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần một liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen suyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng có khi tới 3 tháng.
Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa…