Đầu thập niên 60, bác sĩ nhãn khoa người Nga, Vladimir Petrovich Filatov, đã công bố và khuyên bệnh nhân của mình sử dụng 1 bài thuốc chữa cận thị do ông tự chế từ thảo dược thiên nhiên, kết hợp với các bài tập mắt đơn giản..
Từ lúc đó, cả thế giới bắt đầu biết đến phương thuốc giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa tình trạng suy nhược mắt cực kì hiệu quả, lại rẻ tiền, ai cũng có thể tự làm. Bài thuốc chữa cận thị này lan truyền rộng rãi trong dân chúng và nó vẫn được tin dùng cho tới tận ngày nay với công dụng đáng kinh ngạc mà không ai có thể phủ nhận.
Thành phần trong bài thuốc chữa cận thị
– nước ép lô hội: 100g (gel lô hội cắt nhỏ, nấu chín)
– hạt óc chó nghiền: 500g
– mật ong: 300g
– chanh vắt lấy nước cốt: 3-4 quả
Cách pha chế bài thuốc chữa cận thị từ tự nhiên
Bạn cho tất cả nguyên liệu ở trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn để tạo thành 1 hỗn hợp đồng nhất.
Cho hỗn hợp thu được vào hũ thủy tinh sạch, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sẽ để được khoảng 10 ngày.
Cách dùng bài thuốc chữa cận thị này
Dùng hỗn hợp này 3 lần/ngày, trước bữa ăn chính chừng 30 phút. Mỗi lần uống 1 thìa (khoảng 15ml).
Bạn kiên trì dùng đến khi thị lực được cải thiện hẳn. Quá trình tiến triển của thị lực sẽ diễn ra rất nhanh, tùy vào tình trạng của đôi mắt. Có những người chỉ 7 ngày là mắt đã tốt hơn rõ rệt rồi.
Không chỉ tốt cho đôi mắt, thức uống này còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn đáng kể.
Lưu ý khi áp dụng bài thuốc chữa cận thị
– Khi vặt lá lô hội về, bạn không nên sử dụng ngay mà bọc giấy báo và để trong tủ lạnh khoảng 10-12 ngày, để cho lô hội có thời gian để kích hoạt các thành phần hoạt tính của nó. Sau đó, bạn mới rửa lá và lấy gel để chế thuốc.
– Nên lấy lá ở cây lô hội không quá 3 năm tuổi.
– Không dùng lô hội trong trường hợp bị mặc các bệnh sau: rối loạn tiêu hóa, bệnh thận cấp, phụ nữ đang bước vào 3 tháng cuối của thai kì, bệnh lao, bệnh tim mạch, bệnh trĩ và các triệu chứng bị viêm nhiễm âm đạo.
Những cách pha nước chấm ‘ngon thần sầu’ mà chị em nào cũng nên biết
Tuy chỉ đóng vai trò phụ, tuy nhiên, nếu như pha sai cách thì sẽ mất đi hương vị đặc trưng riêng của món ăn. Để có một bữa ăn ngon miệng, hợp khẩu vị, thì các chị em nội trợ hãy hách pha nước chấm “ngon thần sầu” dưới đây.
1. Nước chấm ốc
+ 2 muỗng canh nước mắm ngon
+ 1 muỗng canh nước sôi để nguội
+ 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
+ 2 muỗng canh đường
+ 1/2 chén gừng giã nhuyễn
+ ớt băm, tỏi băm
Hòa tan đường với nước trước khi cho nước mắm vào. Trộn đều dung dịch này trước khi cho thêm gừng, ớt và tỏi băm vào. Sau cùng, cho nước cốt chanh vào và hòa thật đều các gia vị.
2. Muối ớt xanh
+ Đường cát trắng: 7g. Chanh: 1 quả. Ớt xiêm xanh: 2g. Muối: 1g. Lá chanh
Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Ớt xiêm rửa sạch, bỏ hạt và để ráo nước. Tiếp theo, cho ớt xiêm, muối và đường vào máy xay sinh tố, cứ xay được khoảng 10 giây thì dừng lại và lại xay tiếp cho đến khi cả 3 nguyên liệu này hòa quyện vào nhau. Cuối cùng, đổ nước cốt chanh đã lọc ở trên. Nhấn nút xay cho đều và đổ ra.
3. Nước chấm cho món bún thịt nướng
+ Dùng giấm, cho thêm mắm và nước đun sôi để nguội. Sau khi nêm nếm vừa ăn cho thêm tỏi băm, ớt băm và ít tiêu xay.
+ Bạn pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.
Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm.
4. Mắm nêm
Nguyên liệu:
+ 3 muỗng canh dứa băm nhỏ, 1 muỗng canh nước, 3 muỗng canh mắm nêm, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tỏi ớt băm, 1 muỗng canh hành phi
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng, thì cho nước mắm nêm + nước + đường vào nấu sôi là tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra chén dứa băm nhỏ. Sau đó cho ớt, tỏi băm và hành phi vào trộn đều.
5. Nước mắm gừng chấm thịt vịt
Nguyên liệu:
+ 2 tép tỏi, 1/2 trái chanh, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 5 trái ớt. 1 miếng gừng
Cho Ớt + tỏi + gừng cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó cho nước mắm + đường + nước cốt chanh vào khuấy đều, nêm lại cho vừa ăn là được.
6. Nước giấm đường cho các món chua ngọt
+ Đường trắng: 2g, Giấm: nửa lít
Cho đường vào giấm và đun nhỏ lửa hỗn hợp này khoảng 15 phút. Khi giấm nguội, cho vào chai thủy tinh và dùng dần cho các món chua ngọt trong bữa ăn hằng ngày như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt,…
7. Nước mắm chua ngọt
+ 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường. 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh ớt xanh đỏ thái khoanh, 2 tép tỏi băm sơ, 1 lá chanh thái chỉ
Nước chanh và đường cho vào chén hòa tan trước, sau đó cho ớt và tỏi vào trộn chung. Cuối cùng cho nước mắm và lá chanh vào khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng là hoàn thành.
8. Nước mắm dưa leo đậu phộng
+ 2 muỗng canh nước mắm, 1,5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh giấm, 1 củ hành khô thái lát mỏng, 1-2 trái ớt thái khoanh mỏng, 1/4 quả dưa leo thái lát không quá dày,2 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ
Giấm + đường hòa tan trong 1 cái chén, tiếp theo cho nước mắm vào hòa chung. Sau đó mới cho dưa leo + ớt + hành vào trộn đều. Cuối cùng cho đậu phộng rang vào hòa chung, nếm có vị chua ngọt là được.
9. Nước chấm bột lọc
Giã nát ớt và cho nước mắm vào cùng ít nước chanh. Nếu bạn không muốn nước chấm quá gắt vị nước mắm, bạn có thể thêm nước hoặc đường tùy ý.
10. Cách pha nước chấm bò bía
+ 1 chén tương đen Hoisin. 1/2 chén tương ớt, 1 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ. Trộn tương ớt và tương đen lại cho đều. Khi ăn rắc đậu phộng lên trên cùng.
Nước chấm ngon sẽ kích thích các giác quan như vị giác, khứu giác, … góp phần không nhỏ trong thành công của bữa ăn. Vì vậy, đừng quên lưu lại những bí kíp pha nước chấm ngon mê ly trên đây nhé, đảm bảo sẽ được chồng khen ngợi, mẹ chồng gật gù đấy