1, Khiếm thực – nhân sâm trong nước
Theo Trung y, khiếm thực hay còn gọi là hạt hoa súng có vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc bổ từng xuất hiện trong nhiều y tịch cổ của Trung Hoa và từng được ví như “nhân sâm dưới nước”.
Cuốn “Bản thảo cầu chân” từng viết: Khiếm thực “vị ngọt bổ tỳ, nên lợi thấp, có thể trị chứng tiêu chảy bụng đau… trị di tinh, bạch đới, đái rát đều khỏi”.
Sách “Bản thảo cương mục” của Trung Quốc cũng viết: Khiếm thực “chỉ khát ích thận, trị tiểu tiện nhiều lần, di tinh…”
Sách “Bản kinh” còn chỉ rõ: Khiếm thực “chủ trị thắt lưng, gối đau, ích tinh khí, cường chí, làm rõ tai, sáng mắt”.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh, khiếm thực sở hữu thành phần dinh dưỡng đặc biệt phong phú như vitamin B1, B2, vitamin C, protein, canxi, photpho, sắt… Công dụng nổi bật của loại cây này là tăng cường khả năng hấp thụ của ruột non.
2, Đậu bắp – nhân sâm xanh:
Ở Mỹ, đậu bắp được gọi là “Viagra”, còn ở Nhật được mệnh danh là “cây sâm xanh”. Quả đậu bắp có chứa Polysacharide (gồm các loại gluxit phức kết hợp với các phân tử lớn) giúp cải thiện lưu lượng máu, tương tự Viagra.
Sở hữu hàm lượng chất xơ phong phú, dồi dào folate, pyridoxine, thiamin, vitamin C, A, K cùng nhiều nguyên tố khác, đậu bắp được xem là một trong những loại thực phẩm ngon – bổ – rẻ được các bà nội trợ tin dùng.
Đặc biệt, chất xơ hòa tan pectin được phát hiện trong loại thực phẩm này còn có vai trò giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch thường gặp ở người cao tuổi.
Tính năng nổi bật hơn cả của đậu bắp lại là chất nhầy bên trong. Người ta thường dùng nó để nấu các món súp. Nếu không thích súp, bạn có thể chế biến nó thành những món xào. Nhưng điều quan trọng là hãy tận dụng những lợi ích của loại thực phẩm này để giúp tăng cường sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những người mắc bệnh sỏi thận hay acid uric trong máu cao không nên ăn loại quả này.
3, Chim cút – sâm động vật:
Ngay từ thời Chiến quốc, thịt chim cút đã cổ nhân được xếp vào hàng ngũ “lục cầm” (6 loại gia cầm quý là nhạn, cút, yến, trĩ, cưu, bồ câu).
Cũng bởi vậy, đây là loại thịt ít khi vắng mặt trong thực đơn của hoàng gia và các bữa tiệc cung đình. Không chỉ vậy, chim cút còn được Trung y ca tụng là “sâm động vật” nhờ sở hữu nhiều công dụng thần kỳ.
Theo Trung y, thịt chim cút có vị ngọt, tính bình, không độc, được coi là bài thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi giải nhiệt, cứng gân cường cốt, tiêu sưng, giảm nhọt, bổ hư trừ bệnh, tác dụng ngang ngửa so với nhân sâm.
Thịt chim cút rất giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Nghiên cứu cho thấy: ăn thịt loài chim này sẽ giúp bổ tỳ, lợi tiểu, bổ gân và xương, điều kinh bổ huyết, bổ gan và thận cùng nhiều công hiệu khác.
4, Củ cải trắng – nhân sâm trắng
Nói về công dụng của củ cải trắng, danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng nhận định “đó là loại rau có lợi nhất đối với con người”.
Trong cuộc sống hằng ngày, củ cải trắng không chỉ là một món ăn phổ biến, mà còn được biết tới như loại thần dược có công năng không thua kém gì nhân sâm.
Trung Y cho rằng: Củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát, khi nấu chín lại có vị ngọt, tính bình, sở hữu công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm khỏe dạ dày, tiêu thực, tiêu đờm, khỏi ho, thuận khí, lợi niệu, sinh tân, giải khát…
Bên cạnh đó, củ cải cũng được biết tới như một vị thuốc có tác dụng giảm áp hiệu quả và nhiều công năng thần kỳ khác.
5, Giảo cổ lam – trà nhân sâm
Được biết tới với các mỹ danh như “sâm phương Nam”, “trà nhân sâm”, giảo cổ lam có tác dụng giảm cân, tăng lực, điều hòa huyết áp, bảo vệ gan, hạ mỡ máu, chống lão hóa.
Chưa dừng lại ở đó, giảo cổ lam còn sở hữu khả năng xua tan mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già và nâng cao khả năng giải độc của gan.
Các chuyên gia nghiên cứu tại Nhật đã chỉ ra rằng, các hợp chất trong loại cây này có thành phần giống hệt với nhân sâm. Đặc biệt, giảo cổ lam còn có chứa rất nhiều saponin – hợp chất phổ biến trong nhân sâm.
6, Cá chạch – nhân sâm từ sông
Theo Trung y, cá chạch có thể tận dụng để bổ trung ích khí, dưỡng thận sinh tinh, rất thích hợp với những người thân thể suy yếu, tì vị hư hàn, bị ra mồ hôi trộm, đồng thời còn có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan.
Đánh giá từ góc độ dinh dưỡng hiện đại, cá chạch là loại cá giàu canxi hơn cả. Nếu so sánh với cân nặng như nhau thì hàm lượng canxi trong một con cá chạch gấp 6 lần cá chép và gấp 10 lần so với cá hố.
Bên cạnh đó, loại cá trên cũng rất giàu spermidine và nucleoside. Hai chất này làm tăng độ ẩm và tính đàn hồi của da, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, để bảo toàn giá trị dinh dưỡng, ta nên chế biến cá chạch theo phương pháp hầm hoặc hấp; ăn kèm loại cá này với đậu phụ cũng sẽ làm tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể.
Theo Tri thức trẻ
20 món ăn bà bầu nên tránh xa kẻo gây hại thai nhi, mẹ gặp tai biến nguy hiểm, Vì mình vì Con mà chịu khó nhé!
Có nhiều món bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Trước và trong lúc mang thai, mẹ nhất định phải tìm hiểu kĩ để tránh gặp phải những tai biến đáng tiếc.
Mỗi người đều có những món ăn yêu thích riêng. Bình thường thoải mái ăn không sao nhưng khi mang thai mẹ cần tìm hiểu kĩ xem món đó có ăn được không, ăn bao nhiêu là vừa. Bởi vì lúc này cơ thể mẹ thay đổi nhiều, bụng mẹ còn chứa thêm em bé. Nếu ăn bừa bãi, ăn những thứ ảnh hưởng đến tử cung, thai nhi… thì rất nguy hiểm.
Em có bà chị họ từ nhỏ đến lớn ghét ăn khổ qua kinh khủng. Ấy vậy mà không hiểu sao có bầu lại nghén thèm canh khổ qua nhồi thịt. Chị kể là thèm lắm luôn mà mẹ chồng khó tính bắt kiêng, không cho ăn dù là một chén nhỏ. Bầu hơn 3 tháng, một tuần 7 đêm thì hết 3 – 4 đêm ngủ mơ được ăn canh khổ qua nữa là hiểu. Đúng đợt con em chồng ở gần nhà đẻ nên buổi trưa mẹ chồng hay chạy sang đó nấu đồ ăn cho con gái. Ở nhà, chị họ em chớp thời cơ ra vườn hái khổ qua vô nấu canh thịt bò ngồi ăn ngon lành. Chị cứ nghĩ là khổ qua mát, thịt bò lại bổ máu, hai thứ kết hợp lại thành bát canh ngon tốt cho bà bầu chứ có biết gì đâu. Ăn liền gần 1 tuần bỗng dưng buổi sáng ngủ dậy thấy ê ẩm bụng dưới, đi vệ sinh thì tá hỏa thấy quần chíp dính dấu máu. Chị mang thai lần đầu (lấy chồng gần 3 năm mới có con) nên hoảng loạn lắm, khóc bù lu bù loa, ngay lập tức kêu chồng chở đi khám chứ có dám nói năng gì với mẹ chồng đâu vì sợ bị rầy. Cũng may bác sĩ khám bảo chỉ bị bóc tách nhẹ, về nhà chịu khó nằm nhiều, kiêng cữ ăn uống cẩn thận là ổn. Qua đợt đó, chị mới tin là có bầu nên kiêng ăn canh khổ qua vì dễ gây động thai, đau bụng. Em thấy vụ này đúng lắm chứ không phải thừa đâu. Mẹ nào có thai nhất định phải kiêng cữ chuyện ăn uống chứ chủ quan là có ngày hối hận. Ngoài khổ qua thì còn 20 món dưới đây cũng nên kiêng khi mang bầu:
1/ Thực phẩm chứa vi khuẩn listeria
Những thực phẩm hay chứa vi khuẩn listeria là: thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa tiệt trùng. Mẹ bầu sức đề kháng yếu, bụng dạ yếu cộng với thai nhi còn non nớt, nếu ăn phải lượng vi khuẩn listeria lớn thì rất dễ bị đau bụng, nôn ói, loét dạ dày, động thai.
2/ Cá chứa thủy ngân
Các loại cá có kích thước lớn ngoài khơi xa thường bị nhiễm thủy ngân nặng. Điển hình là cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… Trong thời gian mang thai, mẹ vẫn được phép ăn nhưng nếu ăn quá nhiều, quá thường xuyên thì cơ thể sẽ bị dung nạp lượng thủy ngân lớn. Thủy ngân là chất cực độc có thể khiến thai nhi bị dị dạng, tổn thương não, chậm phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của con sau này.
3/ Động vật có vỏ sống
Các loại hải sản, thủy sản như hàu, trai, ốc, hến giàu canxi và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, chúng sống ở đáy nước, ngay lớp cát, bùn… nên thường nhiễm kí sinh trùng, chất bẩn… Mẹ bầu muốn ăn phải chọn ăn loại còn tươi, đem vệ sinh, ngâm rửa kĩ và nấu chín. Nếu vỏ của chúng chưa mở thì mẹ không nên ăn vì có thể con đó còn sống.
4/ Gan động vật
Gan chứa một số chất bổ cho cơ thể (điển hình là vitamin A). Tuy nhiên, bà bầu và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều vì đây vốn là bộ máy giải độc, là “kho” chứa nhiều chất độc hại trong cơ thể gà, heo, bò… Mặt khác, mẹ mang thai 3 tháng đầu kiêng kỵ ăn nhiều vitamin A vì dễ gây quái thai.
5/ Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Có nhiều nghiên cứu gây tranh cãi về tác dụng của đậu nành tới sức khoẻ sinh sản của bé trai. Cụ thể thì một số nhà khoa học cho rằng đậu nành nhiều hoóc môn sinh sản nữ (oestrogen) nên có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản của bé trai. Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn uống các sản phẩm làm từ đậu nành một cách vừa phải.
6/ Măng tươi
Măng tươi có vị đắng, hơi the… Loại thực phẩm này tuy chế biến được nhiều món khoái khẩu (ví dụ: măng xào thịt, bún măng gà, gỏi măng…) nhưng lại có hàm lượng Cyanide rất cao (khoảng 230mg/kg). Mẹ bầu ăn nhiều măng chứa Cyanide có thể tạo thành chất độc Acid Cyanhydric (HCN) gây hại cho thai.
7/ Khoai mì
Các món ăn làm từ khoai mì rất dân dã, nhiều người khoái khẩu (khoai mì hấp nước cốt dừa, bánh tằm mì, bánh khoai mì nướng…). Tuy nhiên, đây là thực phẩm chứa nhiều axit cyanhydric (chứa nhiều nhất trong khoai mì cao sản) nên bà bầu ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
8/ Rau ngót
Mẹ bầu thai yếu, động thai, có tiền sử sảy thai, động thai, đẻ non, hiếm muộn… thì nên hạn chế ăn rau ngót để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Đây là món bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu và cả những tháng sau (nếu thai yếu) mà mẹ nhất định phải biết.
9/ Ngải cứu
Ăn ngải cứu bồi bổ cho thai. Có nhiều bài thuốc chữa động thai với nguyên liệu từ ngải cứu và trứng gà. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn với lượng lớn có thể làm sẩy thai ngay lập tức. Tốt nhất là cẩn trọng khi ăn món này.
10/ Cà phê
Hiện nay, cà phê là thức uống khá thân thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, với các mẹ bầu thì nên hạn chế vì nó chưa cafein. Chất này đi qua nhau thai làm rối loạn quá trình phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Dân gian còn quan niệm rằng bà bầu uống cà phê nhiều thì con sinh ra sẽ có làn da đen thui xấu xí.
11/ Đu đủ xanh
Đu đủ xanh tốt cho sản phụ sau sinh vì kích thích tiết sữa nhưng đối với bà bầu thì không nên ăn. Lý do là trong loại quả này chứa nhiều enzym và nhựa kích thích tử cung co thắt, dẫn đến đau bụng, sẩy thai. Nhất là đối với những mẹ đang mang thai 3 tháng đầu.
12/ Thơm (dứa)
Tương tự với đu đủ xanh, trái thơm cũng là món bà bầu không nên ăn. Loại quả này có chứa một chất tên là bromelain. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Cho nên mẹ bầu nên kiêng bớt loại quả này để đảm bảo an toàn cho thai. Khi nào sắp đến ngày sinh thì mới nên ăn để dễ đẻ.
13/ Nhãn
Ăn nhiều nhãn khi mang thai là không nên. Đây là loại quả có tính nóng, mẹ ăn nhiều sẽ dễ bị ợ chua, táo bón, mẩn ngứa, dị dứng, da sạm nám, xáo trộn sự phát triển của thai nhi.
14/ Rượu bia, nước ngọt, đồ uống có gas
Đây là những thức uống cấm kỵ đối với mẹ bầu vì những hậu quả: quái thai, ảnh hưởng não, thể chất của trẻ. Mẹ nào lạm dụng thì con sinh ra rất dễ mắc các tổn thương thần kinh, nguy cơ bệnh đao là khá lớn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng tránh uống 8 loại nước thơm ngon nhưng làm cạn ối, gây hại cho bào thai được bác sĩ khuyến cáo thường xuyên.
15/ Rau mầm
Rau mầm thực ra là một loại rau khá bổ. Tuy nhiên, phụ nữ không được khuyến khích ăn rau mầm vì với loại chôn ủ không đảm bảo vệ sinh rất dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Mặt khác, rau mầm bày bán tràn lan ngoài chợ hiện nay phần lớn đều dùng hóa chất tăng trưởng để rút ngắn thời gian sản xuất lại. Mẹ bầu ăn vào rất có hại cho quá trình phát triển của thai nhi.
16/ Dưa muối
Trong những ngày đầu, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Mẹ bầu ăn dưa muối ở giai đoạn này rất có hại cho cơ thể và thai nhi. Đồng thời, dưa muối chứa lượng muối lớn cũng không hề tốt cho sức khỏe mẹ bầu (nhất là những mẹ có tiền sử bệnh cao huyết áp, tiền sản giật).
17/ Kem lạnh
Kem lạnh nói riêng và tất cả những đồ ăn lạnh, có đá lạnh nói chung đều không tốt cho sức khỏe thai phụ. Ăn quá nhiều kem sẽ khiến các mạch máu bị co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cục bộ cũng giảm mạnh theo. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút trong khoang mũi, khoang miệng, khí quản tấn công, gây ho, đau rát cổ họng, đau đầu…. Đó là chưa kể dung nạp nhiều thức ăn lạnh khiến mẹ dễ bị đau nhức bụng dưới.
18/ Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các đồ ăn thức uống nhiều dầu mỡ không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai. Thứ nhất, mẹ dung nạp quá nhiều chất béo khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức, dễ bị ợ chua, nặng bụng, khó tiêu. Thứ hai, chất béo khiến mẹ bầu tăng cân quá mức và quá nhanh, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, nguy cơ tiền sản giật…
19/ Trà
Cùng với rượu bia, cà phê thì trà cũng là thức uống mẹ bầu nên kiêng cữ bớt. Trà có chứa nhiều chất kích thích. Mẹ cũng nên lưu ý rằng kiêng uống trà không đơn thuần chỉ là trà pha truyền thống mà còn là trà thảo mộc, trà sữa… mẹ đều phải hạn chế hết mức có thể vì nó không hề có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nó không hẳn là món bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai nhưng nó dễ khiến thai nhi kém thông minh và khiến mẹ bầu bị mất ngủ.
20/ Trứng lộn
Trứng vịt lộn, trứng cút lộn có hàm lượng đạm cao. Mẹ bầu có thể ăn 1 tuần 2-3 quả để bồi bổ cho thai nhi. Nếu ăn quá nhiều thì lại phản tác dụng vì gây chậm tiêu, sinh ra nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều mẹ hay cố ăn trứng lộn thường xuyên để tăng ký nhanh cho thai. Điều này không được bác sĩ khuyến khích vì kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn phương án khác như uống sữa tươi, các loại nước ép… để tăng ký cho thai.
Ngoài 20 món nên kiêng trên thì mẹ bầu chú ý ăn nhiều những loại thực phẩm dưới đây:
-Cá hồi: cung cấp nguồn omega-3 dồi dào, phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Không nên ăn quá 2 lần/tuần.
-Cháo cá chép: Ăn cháo cá chép hạt sen giúp bồi dưỡng thai nhi lớn khỏe. Người ta còn tin rằng nó giúp con sinh ra có làn da trắng, môi hồng.
-Thịt nạc đỏ: Giàu chất sắt, cấu tạo hồng cầu cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa thiếu máu trong và sau thai kỳ.
-Rau bina: giúp phát triển tế bào máu, vận chuyển oxi đi khắp cơ thể mẹ và cung cấp cho thai nhi.
-Sữa tươi không đường: Cung cấp đạm, canxi giúp hình thành khung xương cho thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho mẹ bầu.
-Bánh mỳ: Cung cấp chất xơ, kẽm, vitamin B (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ).
-Dầu ô liu: chứa omega-3, omega-6, hợp chất hỗ trợ não bộ là oleocanthal giúp các khớp thần kinh chạy trơn tru, ngăn chặn tình trạng hủy hoại tế bào thần kinh có liên quan đến chứng mất trí nhớ của mẹ bầu và tốt cho tim mạch.
-Trái cây thuộc họ dâu: giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm, tăng sức đề kháng.
-Các loại hạt (hạt bí, hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng…) chứa omega-3, omega-6, axit folic, vitamin E, vitamin B6 giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
-Khoai lang: giàu vitamin A dễ hấp thu và an toàn cho thai phụ, không gây dị tật. Mặt khác, loại củ này còn chứa nhiều vitamin C, folate, chất xơ cực tốt cho thai, chống táo bón hiệu quả.
Trên đây là danh sách 20 món bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Ngoài ra, cũng có cả những thực phẩm tốt cho thai được bác sĩ khuyến khích mẹ nên ăn để bồi bổ sức, giúp con lớn nhanh. Các mẹ nên lưu lại để có một chế độ ăn uống hiệu quả, con chào đời bình an, khỏe mạnh.