Sống không tử tế thì đi cúng bái, cầu an để làm cái gì?

Con người cúng bái cầu an cho mình nhưng lại đem bất an cho kẻ khác thì liệu có tránh được luật nhân – quả?

Những ngày đầu năm mới, đặc biệt dịp rằm tháng Giêng, nhiều nơi tổ chức lễ cầu an cho các gia đình, cầu một năm mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Lễ cầu an thu hút sự tham gia của đông đảo tăng ni, phật tử, người dân. Đó là một nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt.

Thế nhưng, điều đáng nói, vì sao người người nô nức cầu an, giải hạn mà cuộc sống vẫn đầy rẫy những bất an do chính con người gây ra cho nhau như vậy?

Xem ra, gần đây có nhiều người mê mẩn cúng lễ tới mức cuồng tín, mù quáng đến nực cười. Mấy ngày Tết nguyên đán Mậu Tuất, con cá chép lúc nổi, lúc chìm dưới mương nước lại được người dân phong thần rồi đem đồ ra cúng bái; mới hôm qua lại có tin nhiều người quỳ lạy, khấn bái mẹ con rắn nước nằm trên ngôi mộ hoang.

Ảnh minh họa

Buồn cười hơn nữa, hàng ngàn người leo núi Đại Huệ, thuộc xã Nam Anh (Nam Đàn, Nghệ An) để du xuân, cầu mong trí tuệ và sự thành đạt. Trí tuệ và sự thành đạt đâu phải cứ cầu cúng là có. Nó phải là kết quả của một quá trình trau dồi, rèn luyện, phấn đấu. Hay nhiều lễ hội, sau màn lễ lạt, cúng bái, nhiều người xông vào tranh giành, cướp đồ tế lễ với niềm tin rằng “một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần”.

Nói rằng làm lễ cầu an nhưng khi hành lễ đã không an chút nào. Bởi nhiều người phải chen lấn, giành chỗ ngồi. Thậm chí, có những khóa lễ, người người chen nhau đến “bẹp ruột”, cãi cự nhau chỉ để lấy một chút lộc.

Cuộc sống sẽ chẳng tươi đẹp nếu chúng ta chỉ có những ước muốn thuần túy mà không có những hành động thiết thực. Chính vì lẽ đó mà mối quan hệ nhân – quả luôn cần được đề cao trong tất cả các lời nói, hành động và mối quan hệ xã hội.

Người Việt Nam ta thường nhắc nhau những câu như “gieo nhân nào gặt quả ấy”, “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đấy”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”… để răn dạy bản thân và con cháu. Con người cứ nườm nượp đi cầu an mà không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi đạo đức, chuẩn mực trong lời nói, hành động, sẻ chia, giúp đỡ người khác… thì chẳng có an vui nào tìm đến, thậm chí, có khi còn chuốc họa vào thân bởi những lời nói, việc làm chướng tai, gai mắt.

>>> Top những địa chỉ bán rượu sâm Hàn Quốc uy tín, chất lượng được nhiều người tin dùng nhất hiện nay

Thực tế, giữa mong muốn và hành động của nhiều người đang rất mâu thuẫn nhau. Cầu cho mưa thuận, gió hòa nhưng lại phá rừng, chặt cây không thương tiếc, xả rác bừa bãi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông hồ… chỉ chẳng mẹ thiên nhiên nào chiều lòng con người được.

Ảnh minh họa

Cầu cho an khang, sung túc, yên lành, nhưng lại buôn gian, bán lận, buôn hàng giả, hàng nhái, buôn thuốc giả, thức ăn kém an toàn; uống rượu bia, điều khiển phương tiện giao thông, gây gổ đánh nhau… thì sao thân lành, tâm an lạc được. Con người đang cầu an cho chính mình nhưng lại đem bất an cho người khác. Vậy có hợp lý không, có được Phật Thánh phù hộ không?

Sau những buổi lễ cầu an hay đến chùa lễ bái, con người cần có cái nhìn, hành động hướng thiện, có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. Đó mới là “gieo nhân ái gặt yêu thương”!

* Theo hanhquan

*****

6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học, ai cũng nên đọc qua một lần

Cuộc đời ví như một vở kịch mà mỗi người phải luân phiên diễn rất nhiều vai. Từ môi trường xã hội đến sự giao hòa trong gia đình, từ vai trò người bạn đời đến cương vị làm cha mẹ.

Theo các nhà tâm lý, hiểu rõ từng vai trò và linh hoạt dùng những tâm thế khác nhau để sống với những thân phận khác nhau sẽ khiến cuộc đời của bạn nhẹ nhàng hơn, dễ mở đường chào đón niềm vui và hạnh phúc.

1. Đối diện với bố mẹ – Hãy mở rộng tấm lòng

Bố mẹ đã cho chúng ta sự sống, mãi mãi là người quan tâm, yêu thương chúng ta nhất. Đừng bực bội với tuổi già hoặc tính hay càu nhàu của bố mẹ.

Đứng trước đấng sinh thành, cũng đừng giấu diếm, hãy tâm sự với bố mẹ về những phiền não của bạn, bạn sẽ nhận ra rằng kinh nghiệm sống và những lời khuyên của họ sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn.

Phận làm con phải biết chăm lo phụng dưỡng bố mẹ.

2. Đối diện với con cái – Đừng đóng khung trong luật lệ

Với bậc làm cha mẹ, sự uy nghiêm và yêu thương phải song hành mới nuôi dạy con hiệu quả. Đối với những hành vi xấu của con, bạn kiên quyết nói không, nhưng mặt khác bạn cần trò chuyện với con một cách bình đẳng.

Hãy để cho con có sự lựa chọn chứ không phải lúc nào cũng theo khuôn khổ cứng nhắc. Chẳng hạn, câu nói: “Bây giờ con đi ngủ hay 10 phút nữa mới ngủ?” sẽ có hiệu quả hơn là câu ra lệnh: “Mẹ bảo đi ngủ”.

3. Đối diện với bạn đời – Hãy thể hiện sự yếu đuối

Gia đình không phải là nơi tranh cao thấp, quyền lực, cũng không là cái thùng rác để trút mọi buồn bực. Mái ấm cần tình cảm dịu dàng và thái độ tôn trọng để vun đắp nó.

Khi bạn mệt, hãy thể hiện sự yếu đuối trước nửa kia, chia sẻ áp lực, uất ức của bạn để nửa kia biết rằng bạn cần được thấu hiểu và an ủi. Như thế, cả hai sẽ càng quan tâm, yêu thương nhau.

Đừng “gồng” với người mình yêu thương.

4. Đối với công việc – Hãy chấp nhận thử thách

Làm việc là một vai trò mang tính chất lý tính, trưởng thành. Vì vậy, chúng ta không thể lựa chọn nhiệm vụ, công việc theo sự yêu ghét của bản thân. Ở môi trường này, ai cũng phải chấp nhận khó khăn, sẵn sàng học hỏi, cầu tiến, dung hòa với mọi người và rèn luyện mình ngày càng tốt hơn.

5. Đối với bạn bè – Hãy thả lỏng hoàn toàn

Mỗi chúng ta đều có vài người bạn thân thiết. Trước mặt họ, bạn không cần phải che đậy những muộn phiền của mình hay giả vờ mạnh mẽ. Những lúc tâm trạng không vui hay gặp khó khăn, hãy hẹn gặp một vài người bạn hoặc gọi điện trò chuyện. Chia sẻ với nhau những nỗi vui buồn trong cuộc sống sẽ giúp cho hai bên tăng thêm cảm giác được quan tâm và ủng hộ.

Đối với bạn bè, hãy giữ tâm trạng thoải mái.

6. Đối diện chính mình – Hãy tháo mặt nạ ra

Trong lòng mỗi người đều có chỗ yếu đuối. Nếu nội tâm của bạn không được quan tâm thì sự vui vẻ cũng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi. Quan tâm và yêu bản thân chính là sự tiếp sức cho tâm hồn.

Khi bạn mệt mỏi, phiền lòng, thay vì cố gượng cười với mọi người, có thể cho mình một khoảng lặng tạm thời, tháo mặt nạ ra để tĩnh tâm lại.

*Tổng hợp

*****

Hôn Nhân – Khóa học cả đời

Hôn Nhân – Khóa học cả đời

1. Ba nhu cầu chính của người chồng:
– Được kính trọng.
– Thích dịu dàng.
– Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu.

2. Ba nhu cầu chính của người vợ:
– Cảm giác an toàn.
– Lãng mạn.
– Được cưng chiều và dỗ dành.

3. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống:
– Vấn đề kinh tế.
– Vấn đề giới tính.
– Vấn đề giao tiếp.

4. Ba NHIỀU:
– Quan tâm đến nhau nhiều hơn.
– Tìm ưu điểm của đối tác.
– Nói nhiều chuyện tích cực.

Ba ÍT:
– Ít phàn nàn.
– Ít chỉ trích.
– Ít hiểu lầm.

Ảnh minh họa

5. Bốn điều vợ chồng NÊN làm:
– Nghĩ về điều tốt của đối tác.
– Tán thưởng sở trường của đối tác.
– Thông cảm điều khó xử của đối tác.
– Bao dung khuyết điểm của đối tác.

6. Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau:
– Thật xin lỗi, anh/em sai rồi.
– Em tin tưởng anh(Anh tin tưởng em).
– Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em .
– I love you.

7. Bốn điểm chung của vợ chồng:
– Cùng mục tiêu phấn đấu.
– Cùng một môi trường sống.
– Cùng mối quan tâm về cuộc sống.
– Có cùng những người bạn.

8. Ba điều phải luôn ghi nhớ
– Chuyện nhà không có đúng hay sai, mà chỉ có hòa thuận hay bất hòa.
– Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ cùng với đối tác của mình.
– Sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới là tình yêu, vũ khí mạnh nhất là cảm động.

Nghệ thuật thêm bớt trong ứng xử vợ chồng

Nếu mỗi chúng ta biết được nghệ thuật sống, biết cách thường xuyên tra chút “dầu bôi trơn” cho cuộc sống gia đình, chắc hẳn tình cảm vợ chồng sẽ đầm ấm lên nhiều.

Ảnh minh họa

1. Thêm chút quà tình cảm, giảm lãnh đạm thờ ơ

Cả hai vợ chồng nên nhớ rằng: Trong ngày sinh nhật của bạn đời và kỷ niệm ngày cưới, nhất thiết phải có sự biểu hiện của tình yêu. Cho dù chỉ là những bông hoa tươi thắm hay tấm thiếp chúc mừng đều làm cho đối phương vô cùng xúc động, làm tăng thêm tình cảm giữa hai người.

2. Quan tâm thêm một chút, giảm bớt sự bàng quan

Trong khi người vợ đang bận rộn với công việc nội trợ, còn người chồng lại nhàn nhã đọc sách báo, xem ti vi, như vậy giữa hai người sẽ rất dễ xảy ra xung đột. Vì thế, người chồng cần phải quan tâm chia sẻ với sự vất vả của vợ, chứ không nên “khoanh tay đứng nhìn”. Nếu không vợ bạn sẽ nghĩ: Nếu anh ấy thực sự yêu mình, tại sao lại nhẫn tâm để mình mệt mỏi như vậy?

3. Gia tăng giúp đỡ, giảm bớt sai khiến

Mối quan hệ vợ chồng trước và sau khi cưới mãi mãi là mối quan hệ bình đẳng, không thể coi ai là người hầu kẻ hạ của ai được. Vợ chồng cần phải tôn trọng quý mến lẫn nhau, chủ động phục vụ nhau.

4. Tăng cường bàn bạc trao đổi, giảm bớt độc đoán chuyên quyền

Về tiền bạc, tuy rằng cả hai bên đều có quyền sử dụng, nhưng đó không phải là tài sản của riêng ai, mà là “của chồng công vợ”. Nên khi sử dụng cần nói rõ lý do và được đối phương đồng ý mới tránh khỏi mâu thuẫn không đáng có.

Ảnh minh họa

5. Thêm lời nói ngọt ngào, bớt giận hờn oán trách

Đối với những chuyện không vừa ý chỉ biết oán trách, bực dọc chẳng có ích gì. Gặp trường hợp như vậy, vợ (chồng) cần phải quan tâm thông cảm với nhau, dùng những lời nói ngọt ngào hoặc bằng phương pháp khôi hài, châm biếm để hóa giải sự ưu phiền, góp phần làm cho sóng lặng gió yên.

6. Tăng cường thổ lộ, tránh âm thầm để bụng

Giữa vợ chồng đôi khi cũng xảy ra trường hợp: một bên cứ dồn nén mọi ưu tư, phiền muộn trong lòng, không muốn thổ lộ với người khác. Thực tế làm như vậy là bạn đã gạt bỏ đối phương ra ngoài thế giới tình cảm của mình. Vợ chồng cần phải là người bạn tri kỷ của nhau.

7. Tăng khoan dung độ lượng, bớt quở trách phê bình

Những chuyện nhỏ nhặt không nên so đo tính toán, cần phải độ lượng “chín bỏ làm mười”. Trách cứ đối phương càng ít, cuộc sống hôn nhân càng mỹ mãn. Bạn nên lấy khoan dung, tán thưởng thay cho sự trách cứ, phê bình.

8. Lo nhiều cho người khác, ít tính toán cho mình

Đôi khi người vợ chỉ biết chăm chú trang phục cho mình thật “hoành tráng”, khi mua sắm quần áo chỉ chú ý cho bản thân mà quên mất người chồng, để anh ấy ăn mặc lôi thôi tùy tiện, làm cho hai vợ chồng đi ra ngoài tạo nên sự đối chọi nhau quá mức. Yêu chồng có nghĩa là cần quan tâm đến anh ấy tất cả.

9. Thêm hiểu nhau, bớt kích động

Khi xảy ra va chạm, cả hai vợ chồng thường tỏ ra nóng nảy, thiếu bình tĩnh. Sau đó nghĩ lại thấy việc cãi nhau chẳng đáng. Không khí vui vẻ, đầm ấm trong cuộc sống gia đình chỉ có được khi vợ chồng biết nhường nhịn nhau.

Theo TGPN

Comments (0)
Add Comment