Thường thì độ tuổi từ 45- 55 sẽ là một trong những thời kì tuổi tác hoàng kim trong cuộc đời của mỗi người. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là, độ tuổi này cũng là “thời kì vô cùng nguy hiểm” đối với tính mạng của chúng ta (độ tuổi này được gọi là thời kì phát bệnh mạnh nhất). Căn cứ vào những nghiên cứu có liên quan, sợi dây sinh mệnh của mỗi người về cơ bản có thể chia thành những giai đoạn sau:
Thứ nhất: 0-35 tuổi là thời kì hoạt bát nhất, khỏe mạnh nhất của cuộc đời mỗi con người;
Thứ hai: 35-45 tuổi là thời kì hình thành bệnh;
Thứ ba: 45-55 tuổi là “thời kì nguy hiểm nhất” (đa số các loại bệnh sẽ bộc phát trong giai đoạn này, những người mắc bệnh nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là sẽ từ biệt cuộc sống tại đây);
Thứ tư: 55-65 tuổi là thời kì quá độ an toàn;
Thứ năm: Sau 65 tuổi, nếu như không có các di chứng bệnh tật rõ rệt thì đây lại là một thời kì tương đối an toàn.
Một số bi kịch như “qua đời khi còn trẻ” thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 45-55. Trước đó đã có chuyên gia gọi giai đoạn này là “khu vực đầm lầy” trên con đường đời của mỗi người. Chúng ta nhất định phải cẩn thận với độ tuổi được coi là vô cùng nguy hiểm này!
Từ 45-55 tuổi là một giai đoạn tuổi tác vô cùng đặc biệt của cuộc đời mỗi người. Những người ở trong độ tuổi này, một là chịu gánh nặng công việc lớn, không thể để cho sự nghiệp xuống dốc; Hai là gánh nặng gia đình quá lớn, trên có người già dưới có trẻ nhỏ, con cái học lên cao, rồi vấn đề việc làm cho chúng gây nên áp lực tinh thần và áp lực kinh tế rất lớn. Thế là, rất nhiều người đành phải tăng ca, nỗ lực làm việc, sức khỏe lúc này ở vào trạng thái quá sức trong một khoảng thời gian dài, đây cũng chính là khi con người ở vào ranh giới giữa khỏe mạnh và mệt mỏi.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một số loại bệnh có khả năng sẽ xuất hiện trong giai đoạn này, hơn nữa những bệnh này thường là các bệnh mãn tính, có thể ảnh hưởng lâu dài. Để tránh và giảm bớt nguy cơ mắc một số loại bệnh đó, bạn có thể sử dụng các biện pháp dưới đây, rất tốt mà lại an toàn, dễ thực hiện.
Loại bệnh số một: Bệnh tim mạch
Thực phẩm đối kháng: Quả hồng
Các bệnh về tim là sát thủ nguy hiểm có sức ảnh hưởng và uy hiếp lớn nhất đến tính mạng của những người trung tuổi. Rất nhiều người trung tuổi bị tử vong đột ngột trong tình trạng không hề có bất cứ một triệu chứng nào. Để tránh cho bi kịch xảy ra, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể ăn nhiều quả hồng một chút.
Trong quả hồng chứa rất nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng và phe-non. Đây đều là những chất quan trọng để ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Hàm lượng vitamin có trong quả hồng cao gấp hai lần táo, hơn nữa hàm lượng phenon, kali, magie, canxi, sắt, mangan cũng cao hơn táo. Những người ở trong độ tuổi trung niên nên ăn nhiều hồng bởi chúng có tác dụng rất tốt trong việc phòng các bệnh về tim.
Loại bệnh số hai: Tắc động mạch
Thực phẩm đối kháng: Cà chua
Nếu không chú ý điều dưỡng rất dễ xảy ra tắc động mạch. Không biết lúc nào bệnh sẽ đột nhiên tấn công vào cơ thể một đòn chí mạng. Các bệnh như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim là hệ quả trực tiếp mà tắc động mạch dẫn tới. Vì vậy ta cần phải ăn nhiều cà chua để phòng ngừa các loại bệnh này.
Cà chua có tác dụng rõ rệt trong việc phòng ngừa tắc động mạch, đồng thời cũng có tác dụng trong việc chống lại các bệnh nhồi máu não và nhồi máu cơ tim. Sáng sớm là thời điểm nước trong cơ thể không đủ, máu bị ngưng tụ, lúc này ta chỉ cần ăn một quả cà chua là có thể khiến cà chua phát huy được công hiệu của nó một cách mạnh mẽ nhất, giảm thiểu khả năng hình thành tắc động mạch.
Loại bệnh thứ ba: Sỏi niệu đạo
Thực phẩm đối kháng: Mộc nhĩ đen
Sỏi niệu đạo là một trong những căn bệnh thường gặp ở người trung tuổi. Đặc biệt là do tình trạng thiếu vận động, ăn các loại thức ăn có hàm lượng chất béo cao, dẫn đến nguy cơ bị kết sỏi ở hệ thống bài tiết tăng cao theo từng năm. Vào lúc này, ta nên ăn nhiều mộc nhĩ đen. Trong mộc nhĩ đen có chứa các enzym và hợp chất Alkaloid có thể kích thích cơ thể bài tiết, làm trơn niệu đạo, thúc đẩy quá trình đào thải sỏi.
Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, áp lực tinh thần và áp lực công việc không hề nhỏ, thường dễ xuất hiện tình trạng mất ngủ. Vào lúc này, chúng ta có thể ăn nhiều dâu tây. Trong dâu tây có chứa hàm lượng kali và magie vô cùng phong phú, kali có công dụng trấn tĩnh, magie có tác dụng vỗ về cơ thể. Hai loại này kết hợp với nhau sẽ có tác dụng tăng cường giấc ngủ.
Loại bệnh thứ tư: Bệnh tuyến tiền liệt
Thực phẩm đối kháng: Hạt bí
Khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên, tỉ lệ phát bệnh viêm tuyến tiền liệt hoặc tăng tuyến tiền liệt bắt đầu tăng cao. Đặc biệt là tăng tuyến tiền liệt, sau độ tuổi 50 tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Vào lúc này, chúng ta có thể ăn nhiều hạt bí.
Hạt bí có thể khiến cho triệu chứng tăng tuyến tiền liệt ở mức độ hai khôi phục về mức độ ban đầu, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh ở giai đoạn ba. Đó là do các thành phần hoạt tính trong hạt bí có thể loại bỏ sự sưng tấy của tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu.
Theo Vivovn
8 bài thuốc kỳ diệu dành cho người bị tai biến mạch máu não chữa khỏi ngay sau khi dùng 30 ngày!
Tai biến mạch não là một bệnh mà do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây cũng là tai biến rất thường gặp ở người cao tuổi… Bệnh khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.
Tai biến mạch não là một bệnh mà do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây cũng là tai biến rất thường gặp ở người cao tuổi… Bệnh khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.
Nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp và xơ vữa động mạch hoặc có thể kết hợp cả hai, còn có thể gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh van tim như hẹp hở hai lá, bệnh nhân đái tháo đường, thiểu năng tuần hoàn não…
Mùa lạnh, bị gió lùa, uống bia rượu say, làm việc trí óc quá căng thẳng, tức giận, lo lắng quá mức, ăn quá no… là những hoàn cảnh thuận lợi gây ra tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền thuộc phạm trù trúng phong. Phong có ngoại phong và nội phong. Tai biến mạch máu não thuộc nội phong.
Nội phong được chia thành hai chứng là bế chứng và thoát chứng.
Bế chứng thường do phong động, đàm nghịch, biểu hiện tổng hợp là thần chí hôn mê (nóng), hàm răng nghiến chặt, hai tay nắm lại, đờm rãi ủng tắc, mạch huyền cấp hoặc hồng sáp, trong đó kèm theo hiện tượng nhiệt là “dương bế”, dương bế thường do phong đởm, nhiệt đởm gây ra.
Thoát chứng thường do chân khí bị bạo tuyệt, có những biểu hiện nguy hiểm đến tính mạng như mồ hôi ra thành giọt, chân tay quyết lạnh, mắt nhắm miệng há, tay xòe, hơi thở yếu đại tiểu tiện không tự chủ.
Trúng phong là bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh vì vậy cần cấp cứu kịp thời ngay. Để điều trị có hiệu quả phải căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để xử lý đúng và thích hợp. Ngoài việc kết hợp điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, các món ăn, bài thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ đắc lực để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, qua khỏi cơn nguy hiểm, giảm bớt biến chứng, di chứng.
Bài 1: Nhân quả đào12g, thảo quyết minh 12g, tất cả sắc kỹ, cho vào ít mật ong quấy đều. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng tăng huyết áp tắc mạch máu não. Không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não.
Bài 2: Cháo trai, sò: Dùng 50g trai, 50g con hàu (sò), cho 100g gạo tẻ vào nước trai, hàu nấu thành cháo, ăn mỗi ngày 2 lần. Điều trị có hiệu quả chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh. Chú ý những người mắc chứng hư hàn không được dùng.
Bài 3: Cháo hoa cúc: Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được. Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được dùng.
Bài 4: Hoàng kỳ 15g, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15g, gừng tươi 15g, sắc kỹ, lấy nước bỏ bã. Lấy 100g gạo tẻ, 4 quả táo tầu, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn một lần. Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, khí huyết đều hư, liệt nửa người, chân tay teo mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…). Điều trị liên tục sẽ có hiệu quả, những người huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này.
Bài 5: Hoàng kỳ 10g, táo tầu 10 quả, đương qui 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, cho ít gia vị, ăn thịt uống nước. Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán than bất toại… Chú ý những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này.
Bài 6: Kỷ tử 30g, mạch môn đông 30g, sắc lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày. Chữa trị các chứng sau trúng phong như nhức đầu chóng mặt, nhìn không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng. Chú ý những người mắc bệnh chứng hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng bài thuốc này.
Bài 7: Thiên ma 100g, não lợn một bộ làm sạch cho vào bát, đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn một lần. Có hiệu quả chữa bán thân bất toại do tai biến mạch não.
Bài 8: Vừng đen hòa với đường: Mỗi lần dùng hai thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, uống với nước sôi, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.