Thế nên, nếu để ý, khi vò nhẹ lá sả, bạn sẽ ngửi được một mùi thơm phảng phất của chanh.
Theo Đông Y, sả có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm…
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn hay dùng sả làm gia vị cho những món ăn như gà xào sả ớt, nghêu hấp sả… hay đốt tinh dầu sả để khử mùi, đuổi muỗi trong phòng. Và từ nay, bạn đã có một cách dùng sả mới và khá hay ho nữa.
Đó là bạn chỉ cần đặt 1 bó sả vào trong nhà vệ sinh mà thôi, không cần đốt tinh dầu làm gì cả. Chỉ vậy thôi, đặt vào bất kì nơi nào trong nhà vệ sinh, không khí ở nơi này sẽ không còn những mùi hôi khó chịu nữa. Thay vào đó sẽ là hương sả thoang thoảng, giúp bạn thư giãn, thoải mái hơn rất nhiều. Thậm chí, bó sả trong nhà vệ sinh còn có tác dụng đuổi muỗi nữa nhé.
Cách làm đơn giản lắm, khi mua sả về nhà, bạn đập hơi dập, dùng dây cột lại rồi đặt ở nơi mình muốn mà thôi. Khoảng 1 tuần bạn thay bó sả 1 lần. Chỉ 1 bó sả vài ngàn đồng thôi là nhà vệ sinh đã thơm tho rồi, chờ gì mà không thử ngay chứ. Những gì tự nhiên vẫn tốt hơn hóa chất nhân tạo, đúng không nào?
Bật mí với bạn đây chính là mẹo mà ông bà ta đã dùng từ xưa rồi đấy nhé. Họ vẫn hay trồng những bụi sả xung quanh nhà để đuổi muỗi và những loại côn trùng khác. Còn khi muốn khử mùi trong nhà, ông bà ta sẽ cắt bó sả và đặt vào phòng, hệt như cách chúng tôi đã hướng dẫn bạn ở trên đó.
Và bạn biết không, ngoài công dụng khử mùi, đuổi muỗi, từ xưa, sả còn được nấu lên để lấy nước gội đầu nữa. Mục đích của việc này là giúp cho tóc suôn, sạch gàu.
Cách loại bỏ hoàn toàn độc tố trong dưa muối mà bà nội trợ nào cũng phải biết
Dưa muối là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, khi ăn cần hết sức cẩn thận để tránh độc tố trong món ăn này.
Dưa chua là món khoái khẩu của nhiều người nhưng vì sợ ảnh hưởng của độc tố có trong dưa mà nhiều người đã phải ngậm ngùi loại khỏi thực đơn của gia đình.
Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể bởi nếu ăn đúng cách dưa chua không chỉ giúp ngon miệng mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, dễ tiêu.
Bởi trong dưa muối bổ sung vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Ngoài ra, chúng còn cung cấp một lượng chất xơ lớn cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu ăn dưa muối không đúng cách, sẽ gây rất nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Dưới đây là 4 “không” khi ăn dưa muối bạn nên biết để tránh:
– Không ăn dưa nếu nguyên liệu và cách chế biến không đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là muối dưa nhà trồng để hạn chế được việc dưa có chứa phân đạm urê nhằm đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
– Trước khi muối dưa, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ để muối thật kỹ. Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
– Không ăn các loại dưa muối xổi chưa có màu vàng chua giòn và có mùi thơm của dưa: Khi muối dưa, bạn không nên ăn xổi.
Điều này giúp hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể. Bạn chỉ ăn những loại dưa muối đủ thời gian, dưa vàng, ăn không còn cay.
– Không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen, váng mốc hay có mùi lạ vì đó là dưa đã bị hỏng, vô cùng độc hại cho sức khỏe.
>>> Những đại lý sâm hàn Quốc uy tín, chất lượng, giá rẻ được nhiều người tin dùng nhất hiện nay.
Cách muối dưa ngon, loại bỏ độc tố
Chọn rau cải ngon, rửa sạch sau đó đem phơi nắng 1 ngày cho héo bớt. Sau đó mang vào cắt khúc ngắn thêm hành lá vào cho thơm rồi rửa lại và để cải ráo nước.
– Lấy nước đun sôi để nguội âm ấm, sau đó cho muối biển, đường khuấy tan, khi nếm có vị lợ lợ là được
– Đổ nước xâm xấp nước lên rau cải, chú ý cho bẹ cải xuống dưới cùng, phần lá lên trên. Dùng vỉ nén để rau cải hoàn toàn trong nước, nén chặt.
– Nếu bạn muốn nhanh được ăn mang vại dưa ra phơi nắng một ngày.
– Khi thời tiết nắng ấm, bạn muối dưa khoảng 2 ngày là ăn vừa ngon.
Dưa cải sau khi lên men tự nhiên có vị chua thanh, dưa vàng ruộm, giòn và nước dưa trong.
Theo Gia đình và xã hội
Vì sao các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên uống 1 cốc trà gừng vào mỗi buổi sáng?
Vì sao các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên uống 1 cốc trà gừng vào buổi sáng hãy đọc bài viết này ngay hôm nay để cả đời khỏe mạnh.
Ngoài làm gia vị để chế biến thức ăn, gừng còn là một vị thuốc có tác dụngrất hiệu quả trong giảm đau, kháng viêm và diệt khuẩn.
Trà gừng có chứa nhiều vitamin C, axit amin, canxi, kẽm, phốt pho… có lợi cho cơ thể. Nó cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
Trà gừng giúp giảm ho và thông mũi
Bất cứ lúc nào bạn bị cảm lạnh hoặc đang trải qua các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng thì trà gừng là sự lựa chọn tuyệt vời.
Trà gừng với một chút mật ong và chanh có thể giúp giảm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và và sốt. Nó cũng chứa chất kháng histamin, có thể giúp làm giảm phản ứng dị ứng.
Trà gừng còn có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp điều trị các virus cảm lạnh và cảm cúm thông thường một cách tự nhiên.
Đặc tính chống ung thư
Gừng được biết đến là một loại thuốc chống viêm mạnh có thể ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư. Gừng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư tuyến tụy, đại trực tràng, bàng quang và ung thư vú. Đây là một trong những lợi ích sức khoẻ hàng đầu của trà gừng.
Giảm bị chuột rút và những khó chịu khi tới kỳ kinh nguyệt
Gừng có khả năng làm giảm bớt sự khó chịu của hiện tượng chuột rút, buồn nôn hay khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
Uống trà gừng không chỉ làm giảm hiện tượng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt mà còn có tác dụng chống ung thư buồng trứng.
Giữ hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh
Đôi khi hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, viêm, nhiễm trùng hay độc tố khiến nó làm việc kém hiệu quả và gây ra một loạt hiện tượng như đầy hơi, táo bón, phân lỏng, đau bụng, chuột rút, khó tiêu.
Trà gừng là phương thuốc tốt nhất giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động ổn định. Uống trà này một cách thường xuyên thậm chí còn có thể chống ung thư, giúp ngăn chặn các bệnh ung thư đại tràng, dạ dày và ung thư hậu môn.
Giảm đau
Đau khớp xảy ra vì các lý do khác nhau như: chấn thương, bệnh tật hoặc kiệt sức. Uống trà gừng là một biện pháp để giảm khó chịu do đau khớp gây ra. Điều này là bởi vì rễ gừng có chứa dược tính mà lại giúp giảm đau nhức cũng như sưng và viêm trong cơ thể.
Quan trọng nhất, trà có chứa các thuộc tính giúp khắc phục tình trạng máu lưu thông kém, một trong những lý do khiến cơ thể bạn bị đau nhức.
Uống trà gừng mỗi ngày có thể đem đến những lợi ích kể trên, nhưng nhiều người sau khi sử dụng nước trà gừng để lót dạ đã gặp phải cơn đau dạ dày thậm chí là đau túi mật.
Vì thế, để tránh ảnh hưởng đến dạ dày mà vẫn nhận được lợi ích kháng viêm từ gừng, bác sĩ Chris Kilham thuộc Hội y học cổ truyền Mỹ khuyên những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên ăn nhẹ trước khi sử dụng gừng hay trà gừng.