Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đổ nước nóng lên một quả táo?
Vô tình nhìn thấy một người đang đổ nước nóng lên một quả táo đỏ, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao người ấy lại làm như vậy không?
Rồi sau đó bạn rất ngạc nhiên khi thấy một lớp trắng mỏng (nhiều hoặc ít) xuất hiện trên vỏ quả táo.
Hãy hỏi đi, vì bạn sẽ được cung cấp một thông tin vô cùng quan trọng với sức khỏe của chính bạn và những người thân.
Đó là cách kiểm tra xem một quả táo có bị phủ sáp hay không.
Ai cũng biết, táo là một trong những loại quả giàu vitamin được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn hàng ngày.
Theo nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Tây Australia, mỗi ngày ăn một quả táo làm giảm 35% nguy cơ tử vong sớm do ung thư cũng như giúp con người sống thọ hơn.
Nhưng đáng lo ngại là những quả táo đang được bày bán trên thị trường hiện nay đều bị cảnh báo là bị phủ sáp và thuốc bảo quản.
Bản thân quả táo cũng đã có một lớp sáp bảo vệ tự nhiên. Nhưng để tăng “tuổi thọ” của trái cây, người ta có thể phun phủ lên chúng một lớp màng bảo vệ là sáp.
Nhiều công ty đã sản xuất sáp làm từ nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, sáp carnauba, nhựa cánh kiến đỏ, axit béo… an toàn cho sức khỏe. Nhưng giá thành của chất bảo quản này rất đắt.
Nên nhiều tiểu thương hay nhà vườn đã sử dụng loại sáp phủ có đầy đủ thuốc diệt nấm, vi khuẩn, chất bảo quản, thuốc nhuộm nhân tạo làm cho trái cây nhìn đẹp và có thể lưu trữ được lâu.
Mà bản thân các hóa chất nhuộm công nghiệp có thể tổn hại đến trí nhớ, hệ miễn dịch và gây ra những vấn đề về hô hấp đối với con người nếu bị phơi nhiễm.
Còn thông tin cho rằng sáp phủ có thể gây ung thư cho người nhiễm vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Cách tẩy sạch lớp sáp trên quả táo
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như người thân, trước khi ăn táo, bạn hãy thực hiện các bước loại bỏ chất độc hại theo các bước dưới đây.
Bước 1: Cho táo vào một tô lớn, sau đó lần lượt đổ lên táo 1 muỗng bakinng soda, 1 muỗng canh nước cốt chanh và 1 chút nước ấm.
Bước 2: Lăn đều các trái táo trong hỗn hợp trên. Sau đó, dùng 1 chiếc bàn chải đánh răng mềm chà nhẹ nhàng bên ngoài vỏ táo để lấy đi hết lớp sáp bảo quản có trên vỏ táo.
Lưu ý: Để phòng ngừa chất sáp và chất bảo quản, bạn hãy rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.
“Bỏ túi” những mẹo vệ sinh nhà cửa hiệu quả mà không hề tốn sức
Lau dọn nhà cửa là việc ai cũng phải làm, nhưng lau dọn làm sao để không mất thời gian và không vất vả thì không phải ai cũng biết. Muốn đạt được những tiêu chí đó, chỉ cần áp dụng những mẹo dưới đây.
1. Sàn gạch toilet
Chuẩn bị:
- ¼ cốc oxy già
- 1 muỗng xà phòng lỏng
- ½ cốc nước
- Giấm
Cách làm:
1. Trộn lẫn tất cả các thành phần nói trên và khuấy đều.
2. Đối với những vết bẩn trên bề mặt, đổ hỗn hợp nói trên vào miếng bọt biển rồi cọ cho sạch, sau đó dùng nước dội lại.
3. Đối với phần giữa các khe gạch, đổ hỗn hợp nói trên lên rồi để 10 phút để cho đất nở ra, dễ kỳ cọ hơn. Nếu thấy vết bẩn cứng đầu, bạn có thể lặp đi lặp lại công đoạn này nhiều lần.
4. Để nhà tắm luôn sạch sẽ trong một khoảng thời gian dài, bạn cần hòa tan nước và giấm theo tỷ lệ 1:1 rồi xịt lên gạch và các kẽ hở.
2. Bếp ga
Chuẩn bị:
- Vài giọt dung dịch tẩy rửa có chứa ammonia-anisic
Cách làm:
Với những vết dầu mỡ nhỏ, nhúng đầu tăm bông vào dung dịch tẩy rửa rồi chà sạch. Với những vết dầu mỡ cứng đầu, thay tăm bông bằng bàn chải đánh răng hoặc miếng bọt biển để chà. Nhớ đeo găng tay để tránh gây hại cho da.
3. Tấm lưới của máy hút khói
Chuẩn bị:
- ½ cốc baking soda
- ½ cốc amoniac
Cách làm:
1. Dùng một chiếc nồi để đun sôi nước, sau đó từ từ đổ baking soda vào nồi nước và dùng đũa khuấy đều.
2. Cho miếng lưới vào bồn rửa rồi đổ nồi nước lên, những mảng bám dầu mỡ trên đó sẽ tự động bong tróc, bạn chỉ việc chờ nó nguội rồi kỳ cọ lại một lần nữa là xong.
3. Nếu vết bẩn vẫn còn, cho thêm ammoniac vào nước rồi dội lên lưới. Nhớ mang khẩu trang và mở cửa sổ vì mùi ammoniac hơi khó chịu.
4. Tấm nệm
Chuẩn bị:
- 235ml oxy già 3%
- 3 muỗng xúp baking soda
- 1 chút xíu xà phòng lỏng
Cách làm:
1. Cho baking soda và oxy già vào bình xịt. Khi baking soda đã hòa tan hết thì nhỏ một giọt xà phòng vào đó rồi lắc bình cho thật đều.
2. Xịt dung dịch nói trên vào vết bẩn rồi để yên 5-10 phút, nó sẽ hút hết vết bẩn trên nệm. Nhớ là sau khi pha xong phải xịt liền vì để lâu sẽ mất tác dụng.
3. Đợi tấm nệm khô rồi dùng máy hút bụi hoặc lau sạch bột baking soda còn lại trên nệm.
5. Lò vi sóng
Chuẩn bị:
- Amoniac
Cách làm:
Đổ ammoniac vào một chiếc tô nhỏ rồi cho vào lò (không bật lò), đậy nắp lại rồi để qua đêm. Sáng hôm sau, những vết bám dầu mỡ sẽ tự động bong tróc ra khỏi lò, bạn chỉ cần lau lại một lần cho sạch và mất mùi hôi là xong.
6. Ấm nước
Chuẩn bị:
- Giấm
Cách làm:
Để loại bỏ những vết cáu cứng đầu đọng trong ấm, bạn cần đổ nước và giấm vào đến nửa ấm theo tỷ lệ 1:1. Dùng giấy bịt kín miệng ấm rồi cho lên bếp đun sôi càng lâu càng tốt. Sau đó kỳ cọ lại một lần nữa cho sạch.
7. Đồ inox
Chuẩn bị:
- Baking soda
- Bột mù tạc
Cách làm:
Trộn baking soda và bột mù tạc theo tỷ lệ 1:3 rồi dùng nó để kỳ cọ những dụng cụ bằng inox trong nhà. Hiệu quả sẽ rất bất ngờ đấy.
8. Bồn cầu
Chuẩn bị:
- ½ lít giấm trắng
Cách làm:
Chỉ cần đổ giấm trắng vào bồn cầu rồi để qua đêm. Sáng hôm sau, mọi vết bẩn sẽ tự động bong tróc hết. Bạn chỉ cần dội nước là sạch.
9. Sofa bọc vải
Chuẩn bị:
- Cồn
- Baking soda
Cách làm:
Đổ một ít cồn lên miếng bọt biển hoặc bàn chải rồi kỳ cọ những chỗ bám bẩn. Để loại bỏ mùi hôi, đổ một ít baking soda lên rồi tiếp tục kỳ cọ đến khi nào sạch.
10. Tủ lạnh
Chuẩn bị:
- 2 muỗng xúp baking soda
Cách làm:
1. Cho 2 muỗng xúp baking soda vào 1 lít nước rồi khuấy đều.
2. Dùng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp rồi lau chùi bên trong tủ lạnh.
3. Để loại bỏ mùi hôi, bạn chỉ cần cho vào đó vài lát chanh, hoặc vài lát bánh mì đen rồi để nó tự hoàn thành công việc của mình.
(Ảnh: Bright Side)