Người đang cảm sốt
Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”.
Những người bị sốt (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
Bệnh tiểu đường
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn.
Người bị tiêu chảy
Lúc này, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những bạn làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh nặng thêm.
Người bị sỏi mật
Nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa…
Người mắc bệnh thận
Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu
Quy tắc an toàn khi ăn trứng
Vỏ trứng là nơi vi khuẩn salmonela – loại vi khuẩn gây độc cho thức ăn – có thể trú ngụ và sinh sôi. Thực phẩm nhiễm độc khuẩn salmonela vào cơ thể có thể gây ngộ độc hoặc là mầm mống của nhiều loại bệnh. Vì thế, trứng cần được cất giữ và sử dụng đúng cách an toàn:
– Giữ trứng trong tủ lạnh suốt trong thời gian từ lúc mới lấy ở trang trại ra cho đến khi đưa vào chế biến.
– Nấu trứng ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi lòng đỏ cứng lại.
– Những loại thực phẩm nấu chung với trứng cần được nấu cho đến chín.
– Hỗn hợp trứng và các loại thực phẩm khác sau khi nấu chín cần được giữ ở nhiệt độ lạnh thích hợp cho đến khi ăn.
– Luôn bảo đảm mua loại trứng đã được diệt khuẩn, kiểm dịch.
3 ngày uống nghệ + nước dừa – Em bi đau dạ dày cực nặng cũng khỏe rồi đây mọi người ạ!
Chữa khỏi bệnh đau dạ dày bằng nghệ và nước dừa vừa ngon vừa lợi cho sức khỏe. Công thức này còn giúp phòng chống tổng thể các bệnh về tiêu hóa, dạ dày.
Trước giờ bụng dạ em rất ngon, chả khi nào bị trướng hay đầy hơi, khó tiêu gì cả các mẹ ạ. Thế mà không hiểu sao thời gian gần đây em hay bị cồn cào, bụng lẩm nhẩm đau, nhiều đêm khó chịu không ngủ nổi. Em đi khám thì bác sĩ bảo bị viêm dạ dày và cho cả đống thuốc về uống. Em uống kháng sinh cả tháng trời, người mệt mỏi vì bị thuốc vật mà chẳng thấy bụng dạ khấm khá hơn chút nào. Sau có một hôm em đọc được trên mạng bài thuốc chữa khỏi bệnh đau dạ dày đơn giản chỉ bằng nghệ và nước dừa mà diễn viên hài Văn Toản chia sẻ ý, em thấy bác nói rõ chi tiết lắm, mà người ta cũng khỏi hẳn bệnh rồi nên em mày mò làm theo. Đúng sau 3 ngày dùng, em không còn đau tức bụng nữa, kì diệu thực sự ạ. Thế nên các chị có bị hay người nhà, người quen đang tìm cách chữa đau dạ dày thì thử cách này ngay xem sao nhé!
NGUYÊN LIỆU:
– 200g nghệ vàng tươi
– 3 quả dừa non cùi mỏng
CÁCH LÀM:
– Bước 1: Chặt phát quả dừa ở cuống, chọc thủng 1 lỗ
– Bước 2: Đặt dừa lên bếp đun lửa nhỏ. Nếu dùng bếp than phải đóng cửa lò gần kín, bếp ga thì chọn nấc bé nhất
– Bước 3: Đun khoảng 30-40 phút thì đổ nước dừa ra bát, lấy thìa cạo cùi sữa cho vào bát nước.
– Bước 4: Nước và cùi chia làm 3 phần. Ăn và uống trong 3 bữa sáng, chiều, tối trước ăn cơm 30 phút.
– Bước 5: Lấy 1 củ nghệ bằng ngón tay , giã nát kĩ, lấy thìa chắt vứt bã, đổ nghệ vào chén.
– Bước 5: Đậy chén nghệ kín, đi ngủ đúng 4 giờ sáng dậy uống, khi ngủ lấy gối kê ngang thắt lưng, sau đó thì ngủ tiếp.
LƯU Ý:
– Khi dùng bài thuốc này không cần phải kiêng bất cứ loại thức ăn nào, kể cả thức ăn có chất tanh hay người bị đi ngoài.
– Kiên trì sử dụng đúng 3 ngày liên tiếp, bệnh đau dạ dày sẽ khỏi hoàn toàn mà không cần đến thuốc tây.
CÔNG DỤNG:
Trong nghệ có chứa thành phần chính là curcumin – hoạt chất có khả năng chống viêm, chống các tế bào ung thư, bảo vệ gan, thận và nhiều bộ phận khác trong cơ thể con người. Trong Đông y, nghệ từ lâu đã được dùng để điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tim mạch, máu nhiễm mỡ,…
Trong nước dừa có chứa nhiều loại vitamin, muối khoáng và khoáng chất như: Canxi, Kali, Chloride rất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài ra, enzyme trong nước dừa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn ở đường ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa, làm tiêu hàm lượng protein. Vì vậy, nước dừa có thể được dùng để chữa viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm gan, đái tháo đường, trĩ.
Công thức nghệ và nước dừa đã được lương y khẳng định là có lợi cho người bị đau dạ dày:
Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Hỗn hợp đồ uống này thực sự rất ngon lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Sử dụng loại đồ uống này sẽ giúp hệ tiêu hóa tốt, phòng chống tổng thể các bệnh về tiêu hóa, dạ dày.”
Tuy nhiên, lương y cũng khuyên đối với những người đang gặp các vấn đề loãng máu, đang trong giai đoạn thai kỳ thì không được sử dụng tùy tiện mà cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra để chữa khỏi bệnh đau dạ dày đơn giản thì người bệnh nên kết hợp thêm một số phương pháp sau:
– Ăn uống khoa học: Ăn nhiều các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A, C, các loại ngũ cốc…
– Không nên ăn quá nhiều sữa chua bởi nó chỉ làm giảm cơn đau tạm thời, nhưng sau đó lại làm tăng acid dạ dày, khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
– Hạn chế việc ăn các loại thức ăn chua, cay, nóng, đồ ăn chứa nhiều loại gia vị vì chúng là những yếu tố kích thích dạ dày tiết nhiều acid và kích ứng các vết viêm loét, làm cho chúng khó lành hơn.
– Không uống rượu, bia, sử dụng thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
– Kiểm soát căng thẳng, lo lắng: Nghiên cứu cho thấy, lo lắng, căng thẳng hay stress sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, do đó nó khiến các triệu chứng của viêm dạ dày nặng và trầm trọng hơn.
– Đảm bảo việc ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, lành mạnh, không nên để bụng quá đói hoặc quá no.
– Tập thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với người bệnh (như yoga, ngồi thiền, đi bộ…) luôn được khuyến khích trong điều trị viêm dạ dày.