Giấm là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đã từ lâu, giấm là một “gương mặt” cực kì quen thuộc trong nấu ăn, được ưa chuộng khắp thế giới, từ Á đến Âu. Tuy nhiên, một trong những mối lo ngại của bà nội trợ ngày nay khi mua giấm ngoài hàng chính là sợ giấm được làm từ những hóa chất độc hại.
Tôi cũng cùng nỗi lo sợ đó thế nên tôi chẳng bao giờ đi mua giấm ngoài hàng làm gì mà cứ tự tay làm giấm ăn thôi. Khó khăn khi làm giấm mà nhiều người thường gặp chính là không có con giấm – thứ quan trọng để có được hũ giấm ngon. Trước đây tôi cũng thế nhưng mấy năm qua, mẹ đã chỉ tôi công thức gia truyền làm giấm, cũng như con giấm luôn. Vậy là tôi đã có thể làm những hũ giấm ngon, an toàn cho sức khỏe và tự tin chia sẻ công thức đến mọi người đây.
Để làm được giấm, chúng ta cần phải có con giấm. Dân gian hay gọi là con giấm nhưng theo khoa học, đây là những con vi khuẩn acetic rất bé chẳng thể nhìn được bằng mắt thường. Chúng kết lại với nhau tạo thành một lớp váng màu trắng đục, ngày càng dày hơn trên bề mặt giấm.
Bạn có biết làm sao nuôi được con giấm này không? Dễ lắm, chỉ cần chuẩn bị chuối, dừa tươi, rượu trắng, nước đun sôi để nguội là được rồi. Nguyên liệu chính xác như sau:
– 5 quả chuối chín vừa, rửa sạch, bỏ vỏ và xơ
– 1 quả dừa tươi lấy nước
– 100ml rượu trắng 30 độ
– 5l nước đun sôi để nguội
– Hũ đựng giấm (khoảng 7 lít)
Đầu tiên, cho nước dừa tươi, chuối và rượu vào hũ, sau đó đổ thêm nước chín vào khoảng 4/5 hũ đựng. Đậy nắp lại, để cố định, không xê dịch ở chỗ thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Từ từ trên bề mặt hỗn hợp sẽ đóng thành một lớp váng màu trắng đục, đây chính là con giấm. Thời gian này diễn ra trong khoảng từ 45 đến 60 ngày nhé.
Khi có con giấm thì nước trong hũ đã trở thành giấm chua rồi đấy, và càng để lâu, giấm càng chua, con giấm càng dày hơn. Cũng kể từ lúc này, bạn có thể nếm để thử độ chua xem vừa ý chưa, nếu được rồi thì chiết giấm ra, giữ con giấm lại trong hũ. Nhớ là phải làm thật nhẹ nhàng nhé.
Lượng giấm chiết ra, bạn có thể dùng ngay hoặc để dành. Nếu để dành, bạn nên nấu sôi giấm, để nguội rồi cho vào chai, hũ đậy kín. Cần lưu ý rằng nếu để lâu quá chưa dùng, giấm sẽ lại tạo thành con giấm nữa đấy nhé. Lúc này thì chắc chắn giấm sẽ chua hơn ban đầu.
Về phần con giấm, sau khi chiết giấm ra rồi, bạn giữ nguyên con giấm, chuối trong hũ. Tiếp tục pha thêm hỗn hợp gồm đường, rượu và nước đun sôi để nguội theo tỉ lệ 1:1:7, khuấy thật tan đường rồi đổ vào hũ đang được con giấm và chuối. Lần này thì không đến 45 – 60 ngày thì đã có con giấm mới hình thành rồi và chúng sẽ mỏng hơn con giấm đầu tiên, còn con giấm đầu tiên thì sẽ ngày càng dày hơn.
Lưu ý rằng mỗi khi chiết hết giấm ra thì bạn phải pha thêm hỗn hợp gồm đường, rượu, nước theo tỉ lệ như trên rồi đổ vào hũ. Sau khi làm đến hũ giấm thứ 3 thì bạn bỏ chuối đi nhé.
Khi mẹ truyền bí quyết này cho tôi, mẹ vẫn dặn đi dặn lại tôi rằng, ông bà xưa không cho nữ giới đang trong kì kinh nguyệt mở hũ giấm ra, nếu không thì giấm sẽ hỏng, con giấm sẽ bị sậm màu, không thể nuôi được nữa. Tôi vâng dạ nghe theo nhưng một ngày nọ tôi thử phá lệ, kết quả thì hũ giấm vẫn ngon như thường. Bạn có thể “liều” như tôi hoặc nghe theo lời ông bà xưa.
Bạn thấy để làm được hũ giấm đâu khó khăn quá đúng không? Hãy trổ tài ngay trong hôm nay nào.
* Theo afamily
Giám đốc Bệnh viện Ung bướu bật mí cách thải độc an toàn chỉ 2 vị thảo dược
TS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện ung bướu Hưng Việt tâm sự, hàng ngày ông vẫn tự nấu nước uống thải độc thay cho trà.
“Người đi trước, phích nước xách theo sau”
Những ngày đầu năm, phóng viên có cuộc trò chuyện với TS Hoàng Đình Chân – Nguyên bác sĩ chuyên ngành ung bướu từ những năm 80 của thế kỷ trước. TS Chân tâm sự, ông vốn là bác sĩ ngoại khoa, những năm 1980 ông về công tác tại Bệnh viện Phổi trung ương sau đó ông chuyển sang Bệnh viện K trung ương ở khoa Ngoại lồng ngực.
Chứng kiến tỷ lệ gia tăng của bệnh ung thư trong gần 40 năm qua, TS Chân tâm sự, bệnh ung thư đáng sợ nhưng nếu chăm sóc sức khoẻ và có biện pháp phòng bệnh thì thực sự nó không còn là “án tử” với bất cứ ai.
Mỗi khi đọc các số liệu về ung thư, hay từ kinh nghiệm của bản thân mình, TS Chân đều cảm thấy ám ảnh nếu không nói là tiếc nuối.
TS Chân chia sẻ, có những bệnh nhân chính ông phẫu thuật cho từ năm 80 và họ vẫn sống khoẻ sau ung thư đến bây giờ.
TS Chân tâm sự, thời điểm đó không có hoá chất, không có xạ trị mà cơ bản bệnh nhân sau mổ là tự bảo vệ bản thân mình khỏi các tế bào ung thư. Chứng kiến nhiều bệnh nhân mổ ung thư phổi xong họ sử dụng thêm củ tam thất, các loại thảo dược, sức khoẻ khá tốt nên TS Chân cũng tự chắt lọc và tạo ra kinh nghiệm bảo vệ sức khoẻ cho mình.
Ví dụ như trường hợp của ông Đặng Đình Hưng – cha của NSND Đặng Thái Sơn nổi tiếng thế giới với cây đàn piano. Ông Hưng đã kéo dài cuộc sống tới 14 năm sau mổ.
Hay ca mổ anh trai của một nhà báo được bác sĩ Chân thực hiện hơn 20 năm đến nay vẫn rất khoẻ, hỏi ra thì vị này thường xuyên sử dụng thêm các bài thuốc trong dân gian như tam thất.
TS Chân đúc rút từ bí quyết của ông Hưng hay người bệnh sống khỏe sau khi phẫu thuật ung thư phổi trên đơn giản chỉ là ăn tam thất và thực hiện các biện pháp sống khỏe hàng ngày. Với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu như TS Chân, việc kết hợp các loại thuốc Đông y để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân trong điều trị ung thư là điều cần thiết.
Ông cũng tự tạo cho mình bài thuốc gối đầu giường phòng chống bệnh tật để sử dụng hàng ngày. TS Chân tâm sự hàng ngày ông uống nước trà từ các loại thảo mộc do chính tay ông chọn lựa cẩn thận. Công thức rất đơn giản chỉ là nấm linh chi, tam thất, xạ đen.
Tất cả các nguyên liệu trên được TS Chân nấu nước lên uống thay trà xanh, trà mạn hay nước lọc hàng ngày. Không chỉ uống ở nhà, mỗi ngày đi làm, ông lại xách theo phích nước của riêng mình và ông coi đó là cách tự chăm sóc sức khoẻ cho mình đơn giản nhất.
Cách thải độc an toàn
TS Chân cho biết, nhiều người vẫn hỏi ông thải độc như thế nào để phòng chống ung thư. Nhưng kinh nghiệm của ông là để cơ thể tự thải độc qua đường bài tiết, ông chỉ sử dụng thêm một vài vị thuốc tốt cho sức khoẻ nữa là cơ thể có thể tự chống chọi với bệnh tật.
Có lẽ vì thế, dù đã ngoài 60 tuổi, bạn bè ông đều phải chống chọi với bệnh huyết áp và tim mạch rồi các bệnh mãn tính khác nhưng TS Chân vẫn có chỉ số huyết áp ổn định, các đợt kiểm tra sức khoẻ đều rất tốt. Ông cũng coi đó cũng là cách mà ông tự thải độc an toàn.
TS Chân chia sẻ, ông chưa thấy tài liệu nào nói về việc lạm dụng nấm linh chi uống hàng ngày là không tốt.
Theo sách Thần Nông Bản Thảo Kinh, linh chi là loại thượng dược – nghĩa là loại dược thảo tốt nhất, có thể dùng nhiều trong thời gian dài. Bản chất nấm linh chi là loại thảo dược từ thiên nhiên nên được hấp thu vào cơ thể bằng đường uống, dùng lâu dài sẽ có kết quả rõ rệt.
Theo sách Đông y, người dùng linh chi thường xuyên sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, thể trạng tốt hơn đáng kể chỉ sau 2 tháng.
Với vị tam thất, TS Chân cho biết tam thất không nóng như người ta vẫn nghĩ. Trong tam thất cũng chứa các hợp chất giống như nhân sâm. Các bộ phận của cây như rễ con, lá, hoa tam thất đều chứa các hợp chất saponosid nhóm dammaran. Ngoài ra còn phải kể đến các thành phần có giá trị khác như các acid amin, các chất polyacetylen và panaxytriol…
Trong Đông y, tam thất được xếp vào loại đầu vị của nhóm chỉ huyết (cầm máu) và bổ máu, cải thiện tình hình sức khoẻ. Nếu không có củ tam thất thì có thể sử dụng hoa tam thất hàng ngày cũng rất tốt cho sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.
Đây là hai vị thuốc chính TS Chân sử dụng hàng ngày, ngoài ra ông còn sử dụng thêm xạ đen nhưng ít hơn hai vị chính kia. TS Chân cho biết, bệnh tật vốn phát tác khi cơ thể không khoẻ mạnh, stress và bảo vệ sức khoẻ nhất là phòng ung thư cũng chính là cách làm cơ thể khoẻ mạnh, tế bào lành tính khoẻ mạnh thì bệnh tật ít ghé thăm hơn.
* Theo Trí Thức Trẻ/soha