Thương hiệu máy chiếu nào tốt nhất?
Tất cả các thương hiệu máy chiếu chính hãng trên đều có cho riêng mình những công nghệ tiên tiến riêng và mỗi sản phẩm mà các hãng cung cấp đến tay người tiêu dùng cũng có những điểm mạnh, chất lượng riêng, và tùy vào nhu cầu người dùng mà mỗi sản phẩm sẽ có những điểm mạnh riêng biệt.
Nếu các bạn so sánh một máy chiếu panasonic có giá 20tr được bảo hành 2 năm với một chiếc máy chiếu Inforcus giá 10tr được bảo hành 5 năm thì cái nào tốt hơn?
Hay các bạn đem so sánh một chiếc máy chiếu chuyên dùng để chiếu phim với một chiếc máy chiếu chuyên dùng để chiếu dữ liệu thì khi chiếu trong phòng họp cái nào tốt hơn?
Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Vì vậy, trước khi đưa ra lựa chọn cho mình bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
· Bạn mua máy chiếu để làm gì?
· Bạn định mua máy chiếu bao nhiêu tiền?
· Dịch vụ sau bán hàng của sản phẩm bạn định mua gồm có những gì?
· Đối tượng sử dụng máy chiếu của bạn là những ai?
Sau khi trả lời xong những câu hỏi trên thì bạn hãy đi đến lựa chọn hãng máy chiếu và nhà phân phối.
Công nghệ máy chiếu phát triển ngày càng có nhiều hãng điện tử sản xuất máy chiếu với nhiều sản phẩm cạnh tranh nhau ưu điểm và giá thành.
Một số hãng máy chiếu bạn tham khảo: Máy chiếu Optoma, Panasonic, Sony, Hitachi, Viewsonic, Infocus…
1. Lựa chọn công nghệ nào?
Các loại máy chiếu có giá trị tương đối lớn nhưng không tập trung chủ yếu vào linh kiện. Công nghệ máy mới là yếu tố chủ yếu tác động đến giá thành của sản phẩm này.
Hiện nay, trên thị trường máy chiếu có rất nhiều loại công nghệ khác nhau nhưng phổ biến nhất là sản phẩm sử dụng công nghệ LCD. Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD nhìn chung cho độ bão hòa màu sắc cao hơn và hiệu quả ánh sáng tốt hơn, vì thế hình ảnh hiển thị cho cảm giác sẽ trung thực hơn.
2. Lựa chọn các thông số kỹ thuật
Độ sáng: được đo bằng ANSI lumerns, chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng. Độ sáng của máy chiếu thường trong khoảng từ 2.000 đến 5.000 ANSI lumerns. Từ 2.000 đến 4.000 ANSI lumerns thích hợp cho những phòng họp, lớp học…
Độ phân giải: Là thông số quyết định chất lượng hình ảnh. Có 2 độ phân giải phổ biến là:
XGA (1.024 x 768 pixel) phù hợp với phòng chiếu trong phòng học, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
WXGA (1280 x 800 pixel) phù hợp với trình chiếu trong hội trường, tổ chức hội thảo.
Độ tương phản: Độ tương phản càng cao, màu sắc càng sống động, trung thực.
Trọng lượng: Với công nghệ sản xuất hiện đại, các máy chiếu hiện nay đều có trọng lượng khá nhỏ, từ 2.0 đến 4.5 kg.
Khả năng kết nối: Để tiện dụng, người tiêu dùng nên xem số cổng tín hiệu để có thể kết nối cùng lúc nhiều thiết bị khác với máy chiếu…
3. Nên lựa chọn máy chiếu theo nhu cầu thực tế
Tất nhiên giá trị hay tên tuổi thương hiệu chúng ta chưa xét đến ở đây, mà hãy đề cập đến nhu cầu trước, bởi người dùng thường hay bỏ qua nhu cầu của mình mà cứ chú ý đến tên tuổi thương hiệu quá nhiều. Việc đặt nhu cầu lên trên thương hiệu sẽ giúp chúng ta có được rất nhiều mặt lợi.
Lợi về giá: tại sao lại lợi về giá, với thương hiệu lớn thì giá trị thương hiệu của họ cao, đều đó cũng có nghĩa là giá thành họ cũng đẩy lên cao hơn. Và người chuộng thương hiệu ngoài việc mua sản phẩm cũng đã mua luôn cả thương hiệu, điều đó dẫn đến lãng phí.
Đúng nhu cầu: khi chúng ta đặt cao quá giá trị thương hiệu thì, đôi lúc chúng ta quên mất mình mua máy chiếu để dùng vào mục đích gì. Ví dụ: với nhu cầu xem phim không nhất thiết phải mua máy Sony, mà ta có thể chọn ViewSonic, Optoma,BenQ…bởi đây là những dòng sản phẩm đa năng, luôn có nhiều model phù hợp mà giá thành không quá cao.
4. Tham khảo ý kiến người quen đã dùng
Tham khảo người quen đã sử dụng qua sản phẩm là một tiêu chí rất hay khi bắt đầu chọn mua một cái gì đó. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên đặt ý kiến đó ở vị trí là tham khảo thôi, chứ đừng nên xem đó là một khuôn khổ hay tiêu chí bắt buộc. Tùy vào nhu cầu và cách đánh giá của từng người mà họ nhìn nhận chất lượng sản phẩm theo một ý riêng biệt.
5. Cách chọn máy chiếu theo thương hiệu
Nói là cách chọn nhưng thật ra đây cũng chỉ là mẹo nhỏ được rút ra từ nhiều người đã dùng và đánh giá các thương hiệu máy chiếu. Tất nhiên, việc đánh giá của mỗi người dùng là khác nhau, bởi họ có những tiêu chí riêng về chất lượng hình ảnh mà họ mong muốn.
Dòng BenQ – Optoma – ViewSonic: Giải trí, xem phim hay phòng phim.
Dòng Pansonic – Sony – Epson: Trình chiếu văn bản, giảng dạy, hội thảo.
Tóm lại, khi chọn mua một sản phẩm máy chiếu bạn không nên đánh giá quá cao về thương hiệu mà nên thử xem qua chất lượng của chúng, với mỗi nhu cầu khác nhau chúng ta sẽ có những sản phẩm khác nhau, tránh lãng phí và không đạt hiệu quả cao.