Dù có muốn chấp nhận hay không thì ai trong chúng ta cũng sẽ có ngày phải đến giai đoạn lão hoá, kèm theo đó là những rủi ro về sức khỏe tăng lên theo tuổi tác.
Khi đến 50 tuổi, cơ thể sẽ băt đầu thể hiện rõ những “trục trặc”. Lúc này, các tế bào của cơ thể chúng ta trở nên yếu hơn và khả năng thay đổi tế bào chết giảm dần, do đó khiến các bộ phận cơ thể suy yếu dần.
Có một số bệnh liên quan đến rối loạn về tuổi tác, đó là bệnh Alzheimer, tiểu đường, viêm khớp, loãng xương, đục thủy tinh thể…
Trong đó đục thủy tinh thể là căn bệnh ảnh hưởng đến đôi mắt của một người và làm suy yếu thị lực. Đục thủy tinh thể là trường hợp protein tập trung thành đám trước võng mạc, khiến ánh sáng bị tán xạ, tạo ra vùng mờ đục trong thủy tinh thể. Đó cũng là lý do khiến những người mắc bệnh này nhìn mọi thứ xung quanh mờ đi, thậm chí nhìn một thành hai. Đục thủy tinh thể thường xảy đến ở những người trên 65 tuổi, không phân biệt giới tính.
Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh do khuyết tật về mắt và tình trạng này được gọi là đục thủy tinh thể bẩm sinh. Thông thường, sự can thiệp của phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ đục thủy tinh thể và tuy nhiên nó vẫn có thể không thành công 100%.
Ngoài ra, có một bài thuốc thảo dược tự nhiên từ rau mùi tây có khả năng giúp hạn chế sự phát triển của đục thủy tinh thể.
Lá mùi tây giàu vitamin A, đó là vitamin chính cần thiết để giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh. Ngoài ra, lá mùi tây được biết là cung cấp cứu trợ tuyệt vời cho hiện tượng khô mắt giúp giữ ẩm cho đôi mắt.
Phương thuốc tự nhiên này rất giàu carotenoid như lutein và zeaxanthin, nó giúp loại bỏ các nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể và thậm chí nếu bạn bị đục thủy tinh thể, nó có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Chuẩn bị: Rau mùi tây: 6-7 lá; Mật ong: 2 muỗng cà phê.
Cách làm: Rửa sạch rau mùi tây, xay chúng trong máy xay sinh tố cùng với nước tạo thành nước ép. Cho nước ép này vào cốc và sau đó thêm 2 muỗng cà phê mật ong. Bây giờ thức uống tốt cho sức khỏe này đã sẵn sàng. Bạn có thể uống 1 ly nước ép này mỗi ngày, khi đói, trước bữa tối.
Bác sĩ khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai tiết lộ bí quyết bằng “vạn liều thuốc bổ”
TS Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về bí quyết giữ gìn sức khoẻ của mình, cách sống không sợ lạnh, không sợ mưa bão.
Chỉ cần tập luyện
Trong một lần hẹn Tiến sĩ Vũ Trường Khanh tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai, ấn tượng đầu gặp bác sĩ Khanh đó là anh đi nhanh đến mức những người đi theo sau chẳng theo kịp.
Cả khuôn viên bệnh viện rộng lớn những người theo anh tim đập mạnh, mồ hôi nhễ nhại, thở gắng sức vì mệt còn anh vẫn leo một bước 2 bậc cầu thang chẳng thấy mệt mỏi gì.
Anh quay lại cười, hãy đạp xe đạp đi nó bằng vạn liều thuốc bổ. Câu nói tưởng chừng bâng quơ đó không ngờ lại là cả bí quyết của vị bác sĩ này.
Câu chuyện của chúng tôi với TS Vũ Trường Khanh ở ngay phòng nội soi tiêu hoá. Anh bắt đầu tâm sự về cách rèn luyện sức khoẻ của mình. Dù chưa phải nhiều tuổi nhưng anh rất tự tin về việc chăm lo cho sức khoẻ của mình.
Hàng ngày, tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân từ nhẹ tới thập tử nhất sinh, anh mới hiểu sức khoẻ của mình quan trọng như thế nào. Những người mỗi tháng phải vào viện một lần chất lượng cuộc sống của họ thật là tệ dù lúc đó họ có điều kiện về tiền bạc thì đó cũng không phải là cuộc sống hoàn hảo.
Vốn thích tập luyện thể thao, anh đã tự mày mò, nghiên cứu và nghĩ không có cách nào tốt nhất bằng vận động, luyện tập và anh chọn cho mình cách luyện tập rất khác nhiều người thế hệ của anh.
Lịch của bác sĩ Khanh từ 5h sáng anh ngủ dậy, vệ sinh cá nhân 5h30 anh bắt đầu dắt theo xe đạp ra khỏi nhà cùng theo một cặp lồng cơm dành cho bữa sáng.
Nhà anh ở Mỗ Lao, Hà Đông đến Bệnh viện Bạch Mai mất chừng 9km nhưng ngày nào anh cũng đạp xe đi làm từ 5h30 bất kể trời nắng hay trời mưa, nắng nóng hay giá rét. Trên xe của anh chỉ có chiếc áo mưa cầm theo.
Anh Khanh cười: “Tôi đi xe đạp được trên 5 năm rồi, tôi thấy nó rất hợp với mình, không có vấn đề gì cả”. Trong khi rất nhiều đồng nghiệp đi xe hơi, xe máy thì anh Khanh chọn cho mình phương tiện giao thông “cổ điển” để cải thiện sức khoẻ.
Với anh, cách tốt nhất chăm sóc sức khoẻ là luyện tập, đốt cháy năng lượng, khi nạp năng lượng, ăn đồ ăn nào anh cũng không phải lo lắng “nó có thể làm tăng huyết áp, dư thừa calo, gây béo phì không”.
Một quả chuối, 1 hộp sữa chua là đủ
Là chuyên gia về tiêu hoá, khi được hỏi chế độ ăn uống của mình như thế nào, TS Khanh chỉ cười “Tôi ăn rất đơn giản”. Bữa sáng của anh là cặp lồng cơm đã được chuẩn bị từ hôm trước gồm cơm trắng và thịt hoặc cá để ở tủ lạnh.
Sáng hôm sau, anh đạp xe đạp rồi đến bệnh viện thay đồ, tắm giặt qua, rồi sẽ ăn sáng bằng cơm nguội và đồ ăn anh mang đi kèm theo hai thứ lúc nào cũng phải có đó là một quả chuối tiêu và một hộp sữa chua.
Đạp xe đạp tiêu thụ hết năng lượng dư thừa, anh bắt đầu nạp năng lượng cho mình bằng bữa sáng và làm việc đến 12 giờ trưa, ăn cơm hộp bệnh viện. Tối về nhà anh ăn ở nhà. Buổi tối anh ăn cơm, rau là chính và anh không ngại ăn hai – ba bát cơm.
Có những đồng nghiệp đã nhìn anh “mắt tròn, mắt dẹt” khi thấy anh ăn cả ba bát cơm trắng. Ở tuổi của anh nhiều người sợ cơm lắm nhưng anh Khanh bảo “anh không sợ bởi vì mình ăn và đã có tập luyện để tiêu hao năng lượng”.
Anh không ngại ăn cái phao câu vịt, nó rất béo và nhiều chất, người ta nhìn ông bác sĩ tiêu hoá lại hỏi sao anh ăn phao câu vịt, nó thật không tốt cho sức khoẻ. Bác sĩ Khanh cười “Có gì mà không tốt, vấn đề ăn như thế nào thôi”.
Trong các môn thể dục anh chọn đạp xe đạp bởi theo TS Khanh khi đạp xe chân tay, cơ bắp, ngực đều hoạt động, tốt hơn cả chạy bộ bởi vì chạy bộ toàn trọng lượng cơ thể dồn vào chân không tốt.
Thấy TS Khanh đạp xe, nhiều người cũng thử nhưng đều đứt quãng giữa đường bởi họ không chịu được đường sá đông đúc, có người kêu đau khi ngồi lên xe đạp nhưng anh nói mới đầu ai cũng thế nhưng quyết tâm vượt qua.
Vì thế, vào những ngày cuối tuần, hai vợ chồng anh lại rủ nhau đạp xe đạp từ nhà đi vòng quanh hồ Tây rồi về nhà thay vì phải đến các phòng tập, chơi tennis rồi đủ các bài tập khác.
TS Khanh luôn tự hào mình có thể đi bộ cả tiếng đồng hồ, anh kể đi bộ thử đo vận tốc và anh đạt được 8km/h.
Nhờ đi xe đạp mà anh không sợ trời mưa, ra trời rét người ta cảm giác sợ còn anh thấy bình thường. Anh tự chiến thắng được nỗi buồn ngủ hay mệt mỏi do công việc. Chính vì thế, dù làm việc ở khoa lúc nào cũng quá tải nhưng tinh thần của TS Khanh lúc nào cũng vui tươi.
* Theo Trí Thức Trẻ