Tai biến mạch máu não là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường, bệnh tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp… Căn bệnh này xưa nay được xem là bệnh của người già, thế nhưng nhiều năm gần đây, tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa. Kể cả những người trẻ cũng mắc căn bệnh này nếu không được quan tâm, điều trị đúng các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Theo thống kê, tai biến mạch máu não là một trong 3 căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề, có thể là bán thân bất toại, méo miệng…thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Việc trang bị cho mình và người thân các kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này là điều rất cần thiết và quan trọng để có phương pháp cấp cứu và duy trì sự sống cho người không may mắc phải.
Theo y học cổ truyền, ớt chỉ thiên có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp…
Theo lương y Hồ Minh (Hội Đông y TP Hồ Chí Minh), khi xác định một người bị tai biến mạch máu não trong tình trạng mê man, nếu không cấp cứu kịp thời, thì di chứng để lại nặng nề, hoặc chết, hoặc tàn phế suốt đời, nhẹ thì liệt nửa người, nặng thì liệt toàn thân. Nguy cơ này rất cao nếu người bệnh ở các vùng sâu xa, hay ở những nhà cao tầng, xa khu dân cư khiến xe cấp cứu không đến kịp.
Lương y Hồ Minh cũng cho biết, trong trường hợp tai biến mạch máu não, người thân ngay lập tức dùng loại lá của cây ớt chỉ thiên để cấp cứu bệnh nhân theo cách sau:
Nguyên liệu:
- Lá ớt chỉ thiên: 100g
- Muối: 2g
- Nước 500ml
Cách dùng:
Lá ớt tươi rửa sạch dưới vòi nước, chú ý lấy loại lá già để có tác dụng tốt nhất.
Cho lá ớt vào cối hoặc máy xay xay dùng với 500ml nước đun sôi để nguội, cho thêm vài hạt muối.
Lọc phần nước cho bệnh nhân uống, phần lá ớt đắp vào răng sẽ giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi.
Theo lương y Hồ Minh, trong tình cảnh bệnh nhân bị đột quỵ do tai biến mạch máu não, việc dùng bài thuốc lá ớt không gây biến chứng nguy hiểm như việc dùng kim chích mười đầu ngón tay.
Dấu hiệu người bị tai biến mạch máu não
- Miệng méo sang một bên.
- Bỗng dưng không nhìn thấy, mắt mờ, thấy điểm mù, mờ một bên.
- Cảm thấy tê dại ở một nửa người, nhất là tay hoặc chân.
- Người yếu dần rồi rơi vào hôn mê.
- Ù tai, đi đứng không vững.
- Ngoài ra, một số triệu chứng khác bao gồm đau đầu, nôn ói thậm chí là co giật.
Cách đơn giản để xác định người đó có đang mắc phải tai biến mạch máu não hay không, hãy làm các cách sau:
- Đề nghị người bệnh cười.
- Đề nghị người bệnh nói.
- Đề nghị người bệnh giơ tay lên
Nếu họ gặp bất kỳ trở ngại nào trong 3 điều trên, để duy trì sự sống và hạn chế các biến chứng, hãy mau chóng dùng bài thuốc từ lá ớt chỉ thiên nói trên và gọi cấp cứu tới cơ sở y tế gần nhất.
Hàng nghìn người bệnh tai biến nằm liệt giường mừng “rơi nước mắt” khi biết được bài thuốc quí giá chữa liệt nữa người!
Tai biến mạch máu não có thể khiến người bệnh bị liệt nửa người, hôn mê, tử vong… Bài thuốc dưới đây do độc giả giới thiệu dùng để chữa trị chứng tê liệt do tai biến.
Bài thuốc dân gian cứu hàng ngàn người tai biến nằm liệt giường trở nên khỏe mạnh. Xin chân thành chia sẻ cùng bạn đọc
LTS: Chúng tôi nhận được bài thuốc chữa chứng liệt và xóa di chứng tai biến mạch máu não của độc giả Tuệ Uyển.
Theo nhận định của vị độc giả này, bài thuốc có những hiệu quả thực tế nhất định. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng cần có ý kiến của các chuyên gia về tính khoa học và cách sử dụng bài thuốc này. Liệu có áp dụng bài thuốc vào thực tế chữa bệnh được hay không?
Bởi vậy, chúng tôi xin đăng kèm bài thuốc cùng với những lưu ý của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Đông y để quý vị tham khảo.
I. Bài thuốc do độc giả giới thiệu:
1. Dược liệu:
– Dây cứt quạ lá nhỏ: Lượng dùng vừa đủ để bó cho những phần cơ thể bị liệt của người bệnh.
– Hạt mã tiền tươi: Tối thiểu 4 hạt, tối đa 8 hạt, phụ thuộc vào lượng dây cứt quạ ít hay nhiều. Không dùng hạt mã tiền đã qua bào chế.
– Giấm: Dùng giấm nuôi, không dùng giấm hóa chất. Lượng dùng đủ làm ẩm lá thuốc.
2. Cách chế biến và sử dụng bài thuốc:
– Dây cứt quạ băm nhỏ.
– Hạt mã tiền tươi thái mỏng, băm nhỏ, rắc vào dây cứt quạ đã băm, trộn đều.
– Tưới giấm cho thấm ướt dây cứt quạ đã băm.
– Cho thuốc vào chảo gang, xào nóng.
– Dùng vải hoặc khăn quấn bó thuốc nóng bao quanh phần cơ thể bị liệt. Chú ý đừng để quá nóng làm bệnh nhân bị bỏng.
– Khi thuốc nguội, lấy ra xào lại cho nóng rồi bó tiếp. Làm 3 lần một tối, liên tục trong 3 hoặc 5 ngày là 1 liệu trình.
– Nghỉ 1ngày, sau đó làm tiếp liệu trình thứ 2 cho đến khi khỏi hoàn toàn. Thường là 9 ngày là khỏi hẳn, không còn di chứng nào.
Chú ý: Nếu không có điều kiện kiếm dây cứt quạ tươi mỗi ngày thì sau khi bó xong có thể để thuốc lại chậu sành hoặc thau nhựa, vẩy giấm cho ẩm ướt, đậy lại, hôm sau dùng tiếp.
Chỉ nên dùng lại ngày thứ hai vì thuốc xào rồi không còn chất lượng như lúc tươi.
3. Xuất xứ bài thuốc và những trường hợp áp dụng thành công:
– Khoảng năm 1990, tôi bị bệnh điều trị tại bệnh viện Y dược Dân tộc Mỹ Tho. Nằm cùng phòng có 1 cô gái ngoài 20 có bầu nhưng bị liệt 1 bên chân gây đau đớn vô cùng. Cô nằm điều trị ở đây đã 4 tháng, mọi sinh hoạt đều phải nhờ chồng giúp đỡ.
Thật may mắn, có lần có cụ già đến thăm người bệnh cùng phòng thấy tình trạng của cô gái đã mách cho bài thuốc như trên. Cụ còn dặn: “Mỗi ngày khi tan ca, bác sĩ về rồi thì mới làm”.
Sáng hôm sau, chồng cô về quê ở huyện Châu Thành, nơi có nhiều vườn cây, mang xuống một bao thật to dây cứt quạ.
Ngay chiều đó, tôi cùng một người nữa giúp chồng cô băm và xào thuốc bó cho cô. Sáng hôm sau, chúng tôi rất mừng vì cô ấy nói không còn đau nhiều, tự đứng dậy, vịn thành giường để đi.
Chúng tôi tiếp tục bó thuốc cho cô, ngày thứ ba có đã đi được và xin ra viện về nhà bó tiếp.
– Mùa coi thi tốt nghiệp năm học 1998 – 1999, một bạn đồng nghiệp của tôi có ba bị té, liệt một bên chân, hoàn cảnh rất khó khăn do không có người chăm sóc nên sau khi nằm viện Y dược dân tộc 1 tháng đã xin về nhà.
Lúc đó, tôi đã hướng dẫn bài thuốc trên cho cậu làm thử cho ba.
Chỉ lần đầu tiên đắp thuốc, ba cậu đã nói rằng: “Lúc bó thuốc cảm giác như nó hút hơi từ trong ra, người nhẹ nhàng hẳn lên”. Tôi tiếp tục dặn cậu làm tiếp 3 ngày. Khoảng 5 ngày sau khi tôi lên thăm thì ông cụ đã ra tận cổng đón tôi vào nhà.
– Mẹ tôi bình thường rất khỏe, hai má hồng hào, người trong khu phố ai cũng khen da bà đẹp hơn da con gái.
Năm 2000, mẹ tôi bị tai biến, ngủ dậy không ngồi dậy được, miệng méo một bên, cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Gò Vấp.
Sau khi ra viện, mẹ tôi bị liệt một bên phải. Em trai tôi yêu cầu cho mẹ điều trị Vật lý trị liệu và thủy châm. Nhưng sau một tháng, mẹ tôi đi đứng vẫn cần có người đỡ, các ngón tay vẫn quắp lại, cánh tay xuôi lơ, bước chân kéo lê. Tôi quyết định để tôi bó lá.
Chính cậu giáo viên kể trên đã trực tiếp đi lên vườn trên Lái Thiêu lấy dây cứt qụa giúp để tôi bó cho mẹ.
Tối đầu tiên sau 3 lần xào thuốc bó, mẹ tôi cười giơ tay ra, các ngón tay xòe ra, nắm lại. Mẹ nói: “ Mai mẹ tự cầm đũa được rồi, không cần người xúc cơm cho nữa “.
Nhưng ngủ một đêm, sáng dậy tay lại quắp, chân vẫn lết như cũ. Tiếp tục bó ba ngày liền, bệnh bớt rõ rệt.
Tôi bó cho mẹ tôi 9 ngày, mẹ tôi hoàn toàn trở lại bình thường, khỏe dần, không còn dấu vết gì của tai biến.
Mẹ tôi sống khỏe thêm mười năm, thọ 94 tuổi, không ai nghĩ mẹ tôi đã từng bị liệt nửa người. Mắt mẹ tôi rất sáng, mẹ lên lầu không bao giờ cho con cháu theo đỡ.
4. Hai lần không thành công:
– Bạn tôi nhờ bó cho một người quen bị tai biến đã hơn chục năm. Nhưng vì không lấy được lá đủ lượng và không có lá tươi, do đó chỉ làm ông dễ chịu lúc bó chứ không tác dụng.
Sau khi bó 2 ngày, tôi bị chó cắn không đến và gia đình chuyển địa chỉ.
– Chị nuôi của tôi ở Quảng Bình bị liệt nửa người, chân đi được nhưng yếu một chân, một tay không cử động được . Chị bị liệt do mổ khối u trong não và cánh tay gẫy phải cài đinh bên trong.
Sau khi chị bị liệt 12 năm tôi mới biết lại không có lá tươi, chỉ bó bằng lá khô đem từ SG ra nên không có kết quả, chỉ dễ chịu lúc bó.
Kết luận:
Bài thuốc chỉ có tác dụng với chứng tê liệt do thần kinh bị chèn ép hoặc do tai biến.
Bệnh mới sẽ kết quả nhanh hơn.
Lượng thuốc phải đủ và tươi mới có tác dụng.
Đây chỉ là bài thuốc dân gian, chưa được lý giải về dược lý nhưng đã có những tác dụng đáng kể. Rất mong được các nhà y học nghiên cứu và phát huy hiệu quả để giúp người bệnh tai biến không đau khổ vì những dị tật.
II. Nhận định của chuyên gia: Cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng hạt mã tiền chữa tai biến
Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hội Đông y Hà Nội):
Trước hết phải phân biệt liệt do tai biến là liệt nội thương tức là do yếu tố ở bên trong như thần kinh, khí huyết, tim mạch bế tắc gây nên.
Chứng liệt này không giống chứng liệt do ngoại thương như sang chấn, té ngã, bầm dập gây ra.
Ở đây có cả yếu tố thần kinh, nghĩa là mạch máu não bị phù hoặc bị đứt vỡ, chèn ép vào phần nơ ron thần kinh vận động gây ra liệt nửa người hoặc khó khăn trong vận động.
Về nguyên lý, nếu dùng thuốc đắp, bó chắc chắn hiệu quả không cao mà phải uống thuốc. Biện pháp bó chỉ áp dụng trong những trường hợp ngoại thương như tai nạn xe cộ, té ngã…
Vị thuốc mã tiền trong bài thuốc có tác dụng trong việc chữa bệnh về xương khớp, khó vận động. Tuy nhiên, có 1 lưu ý là mã tiền là loại hạt rất độc, khi dùng phải lưu ý.
Tất nhiên, ở đây là dùng ở bên ngoài không uống thì không có gì nguy hiểm cả nhưng khi chế biến thuốc phải hết sức cẩn thận.
Nhất là khi trong nhà có trẻ em thì cần giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em vì hạt mã tiền ăn phải có thể gây chết người.
Bài thuốc này chưa có cơ sở khoa học, chỉ là kinh nghiệm dân gian của một số người chứ không phải là bài thuốc cổ phương truyền thống, cũng như chưa được khoa học kiểm chứng.
Nếu áp dụng để đắp, dùng ngoài cũng không có hại gì cả.
Lương y Hà Văn Tiêu, Phó Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội:
Hạt mã tiền là một loại cực độc, đã chế rồi thì thành thuốc độc bảng B.
Tôi đã cảnh báo cho rất nhiều người là tất cả các bệnh nhân di chứng mạch máu não cấm không được sử dụng bậy mã tiền.
*Bài viết mang tính chất tham khảo, hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc cơ địa mỗi người, cần căn cứ vào hiện trạng hiện tại của bản thân để sử dụng.