“Người đi trước, phích nước xách theo sau”
Những ngày đầu năm, phóng viên có cuộc trò chuyện với TS Hoàng Đình Chân – Nguyên bác sĩ chuyên ngành ung bướu từ những năm 80 của thế kỷ trước. TS Chân tâm sự, ông vốn là bác sĩ ngoại khoa, những năm 1980 ông về công tác tại Bệnh viện Phổi trung ương sau đó ông chuyển sang Bệnh viện K trung ương ở khoa Ngoại lồng ngực.
Chứng kiến tỷ lệ gia tăng của bệnh ung thư trong gần 40 năm qua, TS Chân tâm sự, bệnh ung thư đáng sợ nhưng nếu chăm sóc sức khoẻ và có biện pháp phòng bệnh thì thực sự nó không còn là “án tử” với bất cứ ai.
Mỗi khi đọc các số liệu về ung thư, hay từ kinh nghiệm của bản thân mình, TS Chân đều cảm thấy ám ảnh nếu không nói là tiếc nuối.
TS Chân chia sẻ, có những bệnh nhân chính ông phẫu thuật cho từ năm 80 và họ vẫn sống khoẻ sau ung thư đến bây giờ.
TS Chân tâm sự, thời điểm đó không có hoá chất, không có xạ trị mà cơ bản bệnh nhân sau mổ là tự bảo vệ bản thân mình khỏi các tế bào ung thư. Chứng kiến nhiều bệnh nhân mổ ung thư phổi xong họ sử dụng thêm củ tam thất, các loại thảo dược, sức khoẻ khá tốt nên TS Chân cũng tự chắt lọc và tạo ra kinh nghiệm bảo vệ sức khoẻ cho mình.
Ví dụ như trường hợp của ông Đặng Đình Hưng – cha của NSND Đặng Thái Sơn nổi tiếng thế giới với cây đàn piano. Ông Hưng đã kéo dài cuộc sống tới 14 năm sau mổ.
Hay ca mổ anh trai của một nhà báo được bác sĩ Chân thực hiện hơn 20 năm đến nay vẫn rất khoẻ, hỏi ra thì vị này thường xuyên sử dụng thêm các bài thuốc trong dân gian như tam thất.
TS Chân đúc rút từ bí quyết của ông Hưng hay người bệnh sống khỏe sau khi phẫu thuật ung thư phổi trên đơn giản chỉ là ăn tam thất và thực hiện các biện pháp sống khỏe hàng ngày. Với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu như TS Chân, việc kết hợp các loại thuốc Đông y để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân trong điều trị ung thư là điều cần thiết.
Ông cũng tự tạo cho mình bài thuốc gối đầu giường phòng chống bệnh tật để sử dụng hàng ngày. TS Chân tâm sự hàng ngày ông uống nước trà từ các loại thảo mộc do chính tay ông chọn lựa cẩn thận. Công thức rất đơn giản chỉ là nấm linh chi, tam thất, xạ đen.
Tất cả các nguyên liệu trên được TS Chân nấu nước lên uống thay trà xanh, trà mạn hay nước lọc hàng ngày. Không chỉ uống ở nhà, mỗi ngày đi làm, ông lại xách theo phích nước của riêng mình và ông coi đó là cách tự chăm sóc sức khoẻ cho mình đơn giản nhất.
Cách thải độc an toàn
TS Chân cho biết, nhiều người vẫn hỏi ông thải độc như thế nào để phòng chống ung thư. Nhưng kinh nghiệm của ông là để cơ thể tự thải độc qua đường bài tiết, ông chỉ sử dụng thêm một vài vị thuốc tốt cho sức khoẻ nữa là cơ thể có thể tự chống chọi với bệnh tật.
Có lẽ vì thế, dù đã ngoài 60 tuổi, bạn bè ông đều phải chống chọi với bệnh huyết áp và tim mạch rồi các bệnh mãn tính khác nhưng TS Chân vẫn có chỉ số huyết áp ổn định, các đợt kiểm tra sức khoẻ đều rất tốt. Ông cũng coi đó cũng là cách mà ông tự thải độc an toàn.
TS Chân chia sẻ, ông chưa thấy tài liệu nào nói về việc lạm dụng nấm linh chi uống hàng ngày là không tốt.
Theo sách Thần Nông Bản Thảo Kinh, linh chi là loại thượng dược – nghĩa là loại dược thảo tốt nhất, có thể dùng nhiều trong thời gian dài. Bản chất nấm linh chi là loại thảo dược từ thiên nhiên nên được hấp thu vào cơ thể bằng đường uống, dùng lâu dài sẽ có kết quả rõ rệt.
Theo sách Đông y, người dùng linh chi thường xuyên sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, thể trạng tốt hơn đáng kể chỉ sau 2 tháng.
Với vị tam thất, TS Chân cho biết tam thất không nóng như người ta vẫn nghĩ. Trong tam thất cũng chứa các hợp chất giống như nhân sâm. Các bộ phận của cây như rễ con, lá, hoa tam thất đều chứa các hợp chất saponosid nhóm dammaran. Ngoài ra còn phải kể đến các thành phần có giá trị khác như các acid amin, các chất polyacetylen và panaxytriol…
Trong Đông y, tam thất được xếp vào loại đầu vị của nhóm chỉ huyết (cầm máu) và bổ máu, cải thiện tình hình sức khoẻ. Nếu không có củ tam thất thì có thể sử dụng hoa tam thất hàng ngày cũng rất tốt cho sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.
Đây là hai vị thuốc chính TS Chân sử dụng hàng ngày, ngoài ra ông còn sử dụng thêm xạ đen nhưng ít hơn hai vị chính kia. TS Chân cho biết, bệnh tật vốn phát tác khi cơ thể không khoẻ mạnh, stress và bảo vệ sức khoẻ nhất là phòng ung thư cũng chính là cách làm cơ thể khoẻ mạnh, tế bào lành tính khoẻ mạnh thì bệnh tật ít ghé thăm hơn.
* Theo Trí Thức Trẻ/soha
“Thần dược” trời ban nghìn năm tuổi cho người nghèo, chữa được rất nhiều bệnh tật, không dùng thì rất phí
Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.
Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi .
Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi . Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược…
Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 – 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) – chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.
Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng… đặc biệt là selen.
Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm…
Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”.
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao.
Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.
Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh
Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp…).
Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…).
Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng).
Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi và uống
Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ.
Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời.
Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ.
Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh.
Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo…
Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó.
Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh – nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng.
Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến.
Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.
Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng.
Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp…
Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh.
Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.