Chúng ta có thói quen là khi tỉnh dậy vào sáng sớm, thì đánh răng, rửa mặt chính là việc làm cần thiết đầu tiên.
Mọi người cho rằng, cần làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không còn mùi hôi khó chịu cũng như tiêu diệt hết các vi khuẩn sinh sôi trong suốt quá trình ngủ là việc cần thiết nhất để khởi đầu một ngày mới.
Và hầu hết mọi người tỏ ra kinh ngạc nếu ai cố tình đi ngược lại quá trình, tức là uống nước, ăn sáng rồi mới chà răng.
Vì họ cho rằng như thế chẳng khác nào nuốt hết vi khuẩn dơ trong khoang miệng vào dạ dày. Nhưng đây mới thực sự là cách làm đúng, không tin ư, hãy xem lí giải sau nhé.
Vừa ngủ dậy và súc sạch miệng ngay chẳng khác nào bạn vừa tự mình đổ đi một lượng enzim tốt. Có rất nhiều lợi khuẩn có ích được sản sinh ra trong khoang miệng trong khoảng thời gian ngủ ban đêm. Và lợi khuẩn này có khả năng đánh bại hại khuẩn.
Còn nếu bạn đánh răng ngay sau khi ngủ dậy để thỏa mãn cảm giác sạch miệng, ăn uống ngon hơn thì hãy coi chừng.
Vì việc đó vô hình chung sẽ làm thành phần bảo vệ trong kem đánh răng không lưu lại trên răng mà sẽ vào bao tử ta theo đường thức ăn, lâu ngày dẫn đến các bệnh đường ruột.
Đó là chưa nói đến việc, đánh răng rồi mới ăn sáng sẽ chẳng lợi gì, khi những mẫu vụn của buổi sáng lại tiếp tục bám vào răng, là nguyên nhân gây sâu răng.
Vậy như thế nào là tốt nhất?
Theo các khuyến cáo từ nha sĩ, trình tự tốt nhất mỗi sáng ngủ dậy là bạn hãy uống một cốc nước ấm, sau đó hãy tiến hành vệ sinh răng miệng bằng cách súc nước muối. Uống nước ấm sẽ giúp đẩy các lợi khuẩn tốt vào dạ dày đi kèm với những lợi ích sau:
– Giúp kích thích ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, ngăn ngừa táo bón.
– Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất có lợi cho dạ dày.
– Giúp cấp nước nhanh cho cơ thể, tái tạo tế bào máu, cơ bắp chắc khỏe hơn.
Và hãy ăn sáng sau đó 30 phút khi cơ thể đã được khởi động hoàn toàn, sau đó hãy đánh răng sạch lại cùng kem chuyên dụng, lúc này thì các mảng bám từ bữa sáng sẽ không lưu lại trên răng gây sâu và hơi thở của bạn cũng sẽ thơm hơn, tự tin hơn khởi đầu một ngày mới.
Theo tri thức trẻ
Bạn đắp chăn cả đêm vẫn bị lạnh? Chuyên gia dạy bạn cách đắp ‘bánh mì kẹp’, đảm bảo ấm áp đến tận sáng hôm sau
Những ngày đông lạnh giá luôn khiến chúng ta chỉ muốn được cuộn mình trong chiếc chăn bông ấm áp từ chập tối. Có khi 1 chiếc chăn bông thôi chưa đủ, chúng ta còn cần thêm một chiếc chăn lông mỏng để giúp sức trong việc giữ ấm.
Nhưng trước khi cuộn tròn trong chăn, bạn có bao giờ nghĩ: Việc đắp chăn thật ra cũng có một cách làm tiêu chuẩn mà chúng ta hay gọi là SOP? Nếu bạn làm chính xác, có thể tăng nhiệt độ lên 2~3 độ, sẽ khiến bạn không nỡ ra khỏi cái ổ ấm áp đó nửa bước!
Nếu bạn có cả chăn lông vũ (hoặc chăn bông) và chăn lông mỏng thì khi đi ngủ, bạn sẽ đắp cái nào trước? Chúng tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ và phát hiện cách đắp chăn của mọi người rất đa dạng, không có một tiêu chuẩn nào cả.
Cách đắp chính xác có tên “bánh mì kẹp”, nghĩa là chúng ta sẽ đắp chăn lông vũ lên trước, sau đó lại phủ thêm chăn lông mỏng lên trên. Tốt nhất bạn không nên làm ngược lại thứ tự này bởi nó sẽ giống như khi làm bánh mì kẹp, bạn không thể phết nhân thịt lên lớp ngoài miếng bánh mì.
▼ Tại sao lại để chăn lông ở lớp ngoài cùng? Bởi tác dụng của chăn lông chính là “khóa trụ nhiệt năng”. Nếu bạn đắp chăn lông trước rồi mới đắp chăn lông vũ, thì sẽ làm mất đi chức năng vốn có của chăn lông!
▼ Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm để chứng minh: 2 cách đắp chăn khác nhau sẽ khiến nhiệt độ chênh lệch khoảng 2~3 độ. Kết luận lại, đắp chăn lông vũ (hoặc chăn bông) trước rồi mới đắp chăn lông mỏng lên mới là phương pháp giữ ấm tốt nhất.
Các chuyên gia cũng kiến nghị, phương pháp “đắp chăn bánh mì kẹp” hoàn chỉnh nhất chính là lớp dưới cùng có thêm một chiếc đệm giữ nhiệt hoặc thảm lót để đảm bảo chúng ta không bị thoát nhiệt lượng ở phần lưng. Như vậy chúng ta sẽ có giấc ngủ sâu hơn, an tâm hơn!