“Đánh bay” mụn lẹo hiệu quả đến bất ngờ – Mẹ nhất định phải lưu lại để dùng khi cần để chữa cho con nhé!

Người lớn mình bị còn khó chịu huống gì tới con.

Bệnh lẹo mắt là bệnh mà bất cứ ai cũng bị ít nhất 1 lần trong đời, đặc biệt trẻ nhỏ là nhóm đối tượng thường mắc bệnh này nhất.
Theo Đông y, lẹo mắt xuất hiện là do phong nhiệt bên ngoài xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ, hoặc do ăn quá nhiều thứ cay nóng khiến hỏa độc uất kết ở tỳ vị cũng là nguyên nhân gây bệnh,… vì thế không khó hiểu vì sao trẻ lại là đối tượng thường xuyên mắc bệnh này nhất.

Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt ở trẻ nhỏ

Lẹo mắt là một trong những loại bệnh viêm nhiễm ở mắt lành tính và nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng cho trẻ, thậm chí gây nhiễm tụ cầu khuẩn ở vùng mắt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc lẹo mắt là khi trẻ có cảm thấy khó chịu mắt, chảy nhiều nước mắt và có thể trẻ bị đau mi mắt, kèm theo sự xuất hiện của khối sưng nề đỏ, bên trong có nhân vàng tương tự mụn nhọt nằm ngay ở chân các lông mi.

Cách gì giúp điều trị lẹo mắt ở trẻ hiệu quả?
Có nhiều cách chữa lẹo mắt như dùng khăn nhúng nước ấm rồi áp lên mi mắt cho trẻ, dùng túi trà ấm đặt lên vị trí mụn lẹo vài phút,… đặc biệt có một cách điều trị lẹo mắt nhanh chóng mà rất nhiều mẹ áp dụng để chữa cho trẻ. Đó là dùng sữa đậu nành để trị lẹo mắt.

Nguyên liệu:

– Sữa đậu nành

– Vừng đen

– Mật ong

Cách làm:

Đầu tiên, mẹ cho sữa đậu nành vào đun sôi, cho thêm 2 thìa canh vừng đen và trộn đều tay để nguyên liệu hòa vào nhau.

Sau đó hòa thêm vào nồi sữa 1 thìa canh mật ong để tạo độ ngọt cho sữa, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Sữa đậu nành + mè đen + mật ong

Với công thức này mẹ nên cho trẻ uống 1 lần vào mỗi buổi sáng sau khi ăn điểm tâm. Chỉ cần thực hiện phương thức này liên tục trong nhiều ngày đến khi trẻ hoàn toàn không còn cảm giác khó chịu ở mắt, và mụn lẹo cũng xẹp hẳn thì ngừng lại.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh lẹo cho trẻ, mẹ nên hạn chế cho con ăn hành, tỏi, ớt, hẹ, không ăn những thức ăn có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủy hải sản để tránh bệnh tình thêm phức tạp.

Cách phòng mụn lẹo cho trẻ, mẹ nên lưu ý:

– Rửa tay thật sạch trước khi nhỏ mắt, vệ sinh mắt cho con.

– Tránh để trẻ dụi mắt quá mạnh, đặc biệt vào những chỗ đau và đang sưng to vì dễ làm mắt bị nhiễm khuẩn nặng hơn.

– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vật dụng, chỗ ở xung quanh trẻ.

– Khi thấy mắt trẻ xuất hiện mụn lẹo, mẹ nên chữa ngay để tránh trường hợp mọc mủ và mắt chảy máu.

*****

Lưu lại ngay bài thuốc quý nổi tiếng khắp thế giới trị tận gốc ung thư dạ dày, hiệu quả lắm nha mọi người!

Chú em ở quê bị ung thư dạ dày, dù bệnh ở giai đoạn đầu nhưng nói thiệt, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, làm lúa nhưng chỉ đủ nhà ăn, nuôi thêm ít gà vịt, trồng thêm ít rau để có cái đổi bữa, đâu có tiền đâu mà lên thành phố chữa bệnh.

Hên sao gần đó có một gia đình có người thân là Việt kiều về nước chơi. Bác Việt kiều này ngày xưa cũng bị ung thư dạ dày nhưng nay đã khỏi nhờ bài thuốc từ lá đu đủ nên khi biết bệnh tình của chú em, người ta chỉ cho. Được biết bài thuốc này đã được lưu truyền khắp nơi trên thế giới do tính công hiệu của nó.

Chú em mừng lắm, tiền đâu mà lên Bệnh viện Ung bướu chữa, bữa đi khám cũng hết bạc triệu rồi. Với lại đã có nhân chứng sống ở đây thì lo gì nữa. Mà ở nhà quanh năm đều trồng mấy gốc đu đủ lấy trái ăn nên không lo sợ thiếu lá. Thế là chú em làm theo hướng dẫn.

Lá đu đủ (lấy ở cây đu đủ đực hay cái đều được) không dùng dao cắt, mà bẻ bằng tay rồi đập dập cuống đu đủ, lá vò nhẹ.

Ảnh minh họa

Sau đó bỏ tất cả vào nồi thủy tinh hoặc nồi inox (mỗi lần làm bao nhiêu lá cũng được, miễn lượng nước phải xâm xấp mặt lá). Đun từ từ đến khi sôi, để sôi 10 phút, sau đó tắt lửa, đậy vung để nguội dần. Sau 2 giờ đun, rót nước ra uống.

Cách uống như sau: Mỗi ngày uống 600ml chia 3 lần, mỗi lần 200ml, khi uống kèm theo 2 thìa cà phê mật mía, uống vào lúc no.

Bác Việt kiều dặn rất kỹ: Phải uống cùng với mật mía. Nước lá đu đủ còn dư phải cất vào tủ lạnh dùng dần vì để ngoài dễ bị thiu và lên men.

Ảnh minh họa

À, về chế độ ăn uống thì bác ấy tư vấn rất kỹ, ăn các thức ăn được nấu mềm nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất; cần tránh ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, các loại quả chua (chanh, cam bưởi chua…), các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, dưa cà muối, hành…), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…), các loại thức ăn tăng tiết acid (các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…).

Chú em kiên trì ăn theo chế độ trên và uống nước lá đu đủ như chỉ dẫn, thấy cơn đau cứ giảm dần mỗi ngày. 3 tháng chú đi tái khám thì thấy khối u dạ dày chẳng những không tăng sinh mà còn teo nhỏ. Bác sĩ rất ngạc nhiên. Về nhà chú đều đặn uống thêm 3 tháng nữa, đi khám và làm xét nghiệm, bác sĩ bắt tay chúc mừng, bảo là kỳ tích. Giọt nước mắt lăn xuống gò má nhăn nheo của chú, người vừa từ cõi chết trở về (chú vẫn gọi mình như vậy).

Ảnh minh họa

Từ ngày khỏi bệnh, chú rất quý sức khỏe, nghe bác sĩ tư vấn những nguyên nhân gây ung thư dạ dày, chú bắt đầu tập thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Chú cai thuốc, cai rượu, không uống trà đặc nóng, không ăn cay hay các loại dưa muối, đồ hộp, nước ngọt có ga, ăn đồ luộc hấp nhiều hơn ăn đồ chiên xào, bỏ luôn thói quen ăn cơm nguội.

Em nói thêm một chút cái vụ ăn cơm nguội, độc hại dữ lắm nha mọi người. Đã vậy, đây lại là thói quen của hầu hết dân mình, một phần cũng vì tiếc và sợ mang tội nên không dám bỏ đi. Nói đâu xa, mẹ em cũng vậy. Cứ hâm đi hâm lại cơm nguội ăn. Có bữa em lén đổ cơm nguội vô túi ni-lông rồi đem cho chó nhà hàng xóm ăn thì bà chửi em xối xả, bảo phí của, coi chừng mai mốt xuống Diêm Vương phải ăn dòi (bà hay bảo bỏ 1 hạt cơm là mai mốt chết đi phải ăn một con dòi). Em thì nghĩ bệnh tật từ miệng mà ra, biết hại thì phải tránh chứ lúc nằm xuống, sống không sống, chết không chết, đau đớn từ ngày này sang ngày khác, không chỉ bản thân mình đau mà con cháu cũng khổ không kém.

Cơm nguội có thành phần chủ yếu là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dễ biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa”, gây ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài có thể gây ung thư dạ dày.

Còn đây là những dấu hiệu của căn bệnh ung thư dạ dày, nếu chị em hay người nhà thấy mình có những biểu hiện này thì phải đi khám ngay nè!

Đi ngoài, nôn ra máu

Triệu chứng đi ngoài, nôn ra máu cũng xuất hiện ở một số bệnh khác như viêm đại tràng chẳng hạn, nhưng nếu liên quan đến ung thư dạ dày, phân sẽ có màu nâu sẫm hoặc đen. Máu khi nôn ra có màu đỏ sáng, kết cấu như bã cà phê.

Không thèm ăn kể cả khi đói

Bệnh nhân rất đói nhưng chỉ cần ăn vài miếng đã cảm thấy ngán hay bị chứng chán ăn, no sớm, nếu đi kèm với một vài triệu chứng được liệt kê ở đây thì hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của khối u dạ dày.

Đau bụng

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày là cơn đau ở khoảng giữa bụng. Bệnh nhân có thể thấy đau bụng dai dẳng, âm ỉ hoặc chỉ đau nhẹ. Cơn đau không chỉ kéo dài một ngày mà nó đau rồi đột nhiên biến mất một cách kỳ lạ, sau khoảng 2-3 tuần lại đau trở lại.

Giảm cân không lý do

Giảm cân là triệu chứng nhiều căn bệnh. Nếu bị giảm cân quá nhanh, quá nhiều mà không có lý do cụ thể, hãy nên đi khám.

Ợ chua liên tục

Ợ chua, khó tiêu xuất hiện cùng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày.

Để đảm bảo an toàn cho việc điều trị, khi dùng bài thuốc trị ung thư dạ dày từ lá đu đủ, mọi người nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

Comments (0)
Add Comment