Bắp cải là loại rau chứa rất nhiều vitamin quý giá có tác dụng chữa nhiều bệnh như tim mạch, suy nhược thần kinh, chống viêm và giảm đau, phòng tiểu đường và béo phì, thậm chí là ung thư.
Song song với những lợi ích kể trên thì việc ăn quá nhiều bắp cải cũng không hề tốt cho sức khỏe của chúng ta, nhất là vào mùa Đông. Vì nếu ăn nhiều bắp cải có thể gây đầy hơi, khó chịu nên bạn chỉ cần ăn khoảng 100g bắp cải cho mỗi lần sử dụng. Một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần. Đặc biệt với những người mắc bệnh dưới đây tuyệt đối tránh xa loại rau này vì nếu cố tình ăn bệnh càng ngày sẽ nặng thêm.
Nếu bị bệnh dạ dày ăn bắp cải sẽ gây sình bụng
Bắp cải ngoài nấu chín còn được nhiều người dùng làm gỏi sống hay ăn sống, tuy nhiên nó lại là điều gây hại đối với những người mắc bệnh về dạ dày, gây sình bụng, khó chịu cho dạ dày. Vì vậy, những người này nên nấu chín bắp cải trước khi ăn, không nên ăn sống hay muối xổi.
Bệnh bướu cổ ăn bắp cải sẽ càng phù to, gây rối loạn tuyến giáp
Việc ăn bắp cải sẽ khiến bướu cổ trầm trọng thêm bởi có chứa chất goitrin. Dù chỉ một hàm lượng nhỏ nhưng nếu nạp vào cơ thể, chất này sẽ khiến bướu cổ phù to ra hay gây rối loạn tuyến giáp.
Vì vậy, nếu người bị bệnh bướu cổ muốn ăn bắp cải cần phải loại bỏ chất nguy hiểm này bằng cách ngâm rửa bắp cải kỹ lưỡng khoảng 10-15 phút. Hơn nữa, họ cũng nên hạn chế ăn bắp cải để tránh chất goitrin này đi vào cơ thể.
Bệnh sỏi thận
Bắp cải chứa nhiều axit oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi thận nếu ăn quá nhiều. Nếu người bị sỏi thận ăn bắp cải thì càng làm cho bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, khi bị sỏi thận, bạn nên nhớ tuyệt đối tránh xa bắp cải.
Người thuộc tạng hàn ăn bắp cải vào mùa Đông sẽ dễ gây lạnh bụng
Bắp cải có tính mát, là thực phẩm thích hợp vào mùa Hè hơn là mùa Đông. Nếu người có thể tạng hàn ăn bắp cải rất dễ bị lạnh bụng. Vì vậy, khi chế biến, những người này nên ăn kèm theo một chút gừng tươi để cân bằng hai thái cực nóng – lạnh cho cơ thể.
Bất ngờ bị rắn cắn đừng vội hoảng loạn, hãy làm theo cách này sẽ cứu bạn thoát khỏi TỬ THẦN trong vòng 1 phút theo cách này
Hằng ngày chúng ta đang vứt đi loại hạt có tác dụng chữa các loại nộc độc của rắn đấy nhé. Cùng chúng tôi tham khảo bài thuốc vàng này nhé!
Tính đặc thù của khí hậu nước ta là ở vùng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, rết sinh sôi, phát triển nhiều. Rắn có nhiều loại, có loại rắn độc nhưng có loài không có nọc độc.
Tuy nhiên, khi bị rắn cắn, bạn nên bình tĩnh, rửa thật sạch vết thương bằng nước muối 9%. Không nên nặn, bóp quá nhiều làm nọc độc vận chuyển nhanh về tim gây nguy hiểm cho người bị rắn cắn.
Theo lương y Cù Văn Huynh thì hạt chanh có tác dụng rất tốt trong việc cứu người bị rắn cắn.
Cách dùng đơn giản như sau:
– Ngay khi bị rắn cắn: Dùng hạt chanh tươi hoặc hạt chanh đã phơi khô, số lượng 20g cho người bị rắn cắn nhai trong miệng cho nát. Nuốt phần nước của hạt chanh, sau đó dùng phần bã đắp vào vết bị rắn cắn để cấp cứu giải độc. – Dùng kết hợp với các vị khác: 15g hạt chanh tươi, 10g mướp đắng tươi, 20g của gấu tươi, 12g rễ tạch xương bồ tươi, vài hạt muối ăn. Giã nát những nguyên liệu trên rồi ngâm vào trong nước sôi 10 phút. Chắt lấy nước. Chia nước này làm 2 phần, đối với người lớn uống 2 lần cách nhau 20 phút. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi uống liều bằng 1/3 người lớn.
Ngoài ra, khi ăn chanh hãy giữ lại phần hạt sau đó đem phơi khô, sao giòn, tán nhuyễn thành bột cho vào lọ để dành phòng khi cần đến.
Khi bị rắn cắn, nếu nạn nhân còn nuốt được, cho nuốt hạt chanh bao nhiêu cũng được;
Trường hợp nạn nhân bị hôn mê thì lấy bột hạt chanh quậy tan với nước đổ vào miệng nạn nhân. Khi hạt chanh vào ruột bệnh nhân sẽ tỉnh.
Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.
Bà nội đưa chai hóa chất tẩy rửa móng tay cho cháu…uống
Khi vừa uống chai nước bà nội lấy từ trên bàn, bé gái 3 tuổi ho sặc sụa, nôn ói. Lúc này người bà mới biết đưa nhầm hóa chất tẩy rửa móng tay.
Bà Đỗ Thị Tốt – bà nội của bé cho hay, trong lúc trông cháu ở nhà, thấy bé gái khát, xin nước uống, bà lấy vội chai nước ngọt trên bàn đưa cho cháu.
Khi vừa uống, bé gái ho sặc sụa, nôn ói. Ngửi chai nước thì bà Tốt tá hỏa phát hiện đó là chai đựng hóa chất tẩy rửa móng tay.
“Chai nước đó để lẫn với các chai nước lọc, nên tôi đã lấy đưa cho cháu mà chủ quan không kiểm tra kỹ” – bà Tốt nhớ lại.
Bé gái ngay sau đó được đưa tới bệnh viện nhi đồng thành phố thăm khám. Theo bác sĩ, may mắn bé gái không gặp phải tổn thương quá nặng. Hiện đang được điều trị nội khoa và theo dõi sát các diễn tiến sức khỏe.
Trung bình 1 tháng bệnh viện nhi đồng TP tiếp nhận hơn 20 ca uống nhầm hoá chất, xăng dầu và các chất độc hại khác.
BS Nguyễn Minh Tiến – Phó GĐ bệnh viện nhi đồng TP cho hay, uống nhầm xăng, dầu, hóa chất đựng trong chai nước giải khát là tai nạn đặc biệt nguy hiểm.
Hóa chất sẽ gây ngộ độc, bỏng thực quản, khí quản, gây suy đa tạng có thể cướp đi sinh mạng của cả trẻ em lẫn người lớn.
Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất….
Khi con bị ngộ độc do nuốt nhầm dầu hỏa, cha mẹ không được gây nôn hay cho trẻ ăn uống bất kỳ thứ gì, vì nếu cha mẹ gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản.
“Mọi gia đình tuyệt đối không sử dụng chai nước giải khát để đựng những dung dịch xăng, dầu, chất tẩy rửa hoặc hóa chất nói chung. Những chai lọ chuyên dụng cho việc chứa các loại chất trên cũng phải để xa tầm tay của con trẻ” – BS Tiến khuyến cáo.