Gai cột sống thực chất là căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thái hóa, bao gồm hẹp đĩa đệm, xơ hóa tấm tận và tạo thành gai xương…
Khi bị gai cột sống, bạn thường phải đối mặt với những cơn đau vùng cổ, thắt lưng hoặc khi người bệnh đứng hoặc đi.
Khi bệnh nặng hơn, bạn có thể bị đau tê ở cổ lan qua 2 tay, đau ở lưng, đau dọc xuống 2 chân. Mức độ đau tăng lên khi người bệnh đi lại hay cử động..
Ở những bệnh nhân bị dây thần kinh chèn ép thì bệnh nhân sẽ thấy đau ở tay, chân, cơ bắp rã rời. Với bệnh nhân có gặp chứng ống tủy thu hẹp thì sẽ có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Uống rượu chanh + vỏ bưởi + ngải cứu
Theo Đông y, quả chanh có vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng sinh tân chỉ khát trừ thấp và an thai, tăng cường hệ miễn dịch, sát khuẩn tốt. Còn vỏ bưởi có vị đắng, cay, tính bình có tác dụng trừ phong, giảm đau, tính không độc,… Ngoài ra, ngải cứu có tác dụng ôn khí huyết, giảm đau nhức và chữa trị xương khớp.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả bưởi lấy vỏ phơi khô. Sau đó, sử dụng chanh đã phơi khô bỏ hạt khoảng 1kg; ngải cứu phơi khô 200 gr. Ngoài ra thêm rượu trắng 2 lít và đường phèn 200 gr
Cho tất cả các nguyên liệu trên đem sao vàng và đổ ra đất cho nguội. Sau đó, cho vào bình rượi ngâm. Mỗi ngày, bệnh nhân bị gai cột sống uống 1 ly nhỏ rượu thuốc này, uống trong một thời gian sẽ giúp khắc phục được tình trạng đau nhức, khó vận động đang mắc phải.
Đắp hạt đu đủ giã nát
Khi ăn những trái đu đủ, bạn đừng bỏ hạt của chúng đi. Bởi vì hạt đu đủ có tác dụng chữa gai cột sống cực dễ dàng và hiệu nghiệm.
Chỉ cần 1 quả đu đủ vừa chín bạn có thể tự bào chế thành bài thuốc chữa gai xương cho mình. Bạn bổ quả đu đủ chín làm đôi lấy hạt, cho vào nồi xát mạnh đến khi bong hết lớp màng bọc ngoài của hạt rồi rửa sạch.
Tiếp theo, bạn giã nát hạt đu đủ đã bỏ màng, bọc lại bằng miếng vải mỏng đặt lên vị trí bị gai trong thời gian khoảng 30 phút. Bạn nên thực hiện kiên trì, liên tục trong 20-30 ngày sẽ cho kết quả rõ rệt.
Uống nước trứng gà và khế chua
Để chữa gai đôi cột sống, bạn có thể dùng khế chua và trứng gà để trị bằng cách đập trứng gà, bỏ đi lòng trắng và giữ lại lòng đỏ, sau đó trộn đều với 1 quả khế chua đã ép lấy nước.
Mỗi ngày bạn uống 1 lần và sử dụng liên tục trong 7 ngày sẽ giúp giảm bớt gai cột sống phát triển.
Minh Anh (tổng hợp)
Ông giáo liệt giường bỗng trị dứt chứng đau cột sống sau 5 ngày nhờ bài thuốc từ cây xương rồng tai thỏ
Thoái hóa cột sống khiến người thầy giáo về hưu này không thể đi lại được. Nhưng chỉ sau 5 ngày chữa trị bằng bài thuốc từ cây xương rồng, ông đã dứt hẳn chứng đau thắt vùng lưng và 10 năm nay bệnh không có dấu hiệu tái phát..
Bài thuốc cực hay từ cây xương rồng tai thỏ.
Ông Nguyễn Văn Trước (thường gọi Hai Trước, 68 tuổi, ngụ phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) khẳng định với nhiều người rằng, dù chưa biết xương rồng có nằm trong danh mục cây thuốc đã được Bộ Y tế công nhận hay chưa, nhưng chính ông là nhân chứng và từng là người áp dụng bài thuốc hay từ loài cây gai góc này.
Từ hiệu quả của nó, ông khẳng định đây là cây xương rồng tai thỏ chữa bệnh thoái hóa cột sống cực hay.
Theo ông Hai Trước, sở dĩ ông mạnh dạn chia sẻ bài thuốc này với nhiều người bởi khi sử dụng để làm thuốc trị bệnh cột sống, cây xương rồng không tiếp xúc trực tiếp với da hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người bệnh, nên loại trừ được khả năng gây độc cho cơ thể.
Theo hướng dẫn của ông Trước, bài thuốc mà ông từng áp dụng vô cùng đơn giản: chỉ dùng 1 nhánh (1 tai) xương rồng tai thỏ (có nơi gọi là xương rồng bàn tay) cho 1 lần chườm nóng. Trước đó, dùng vật nhọn châm đều lên 2 mặt nhánh xương rồng cho ra mủ như xăm làm mứt Tết.
Sau khi châm, ngâm ngập cả nhánh xương rồng này vào trong giấm ăn nguyên chất khoảng 30 phút, vớt ra để ráo và đưa lên vỉ nướng. Thời gian nướng và nhiệt lượng vừa đủ cho màu xanh diệp lục trên nhánh xương rồng hơi ngả sang màu vàng. Kiểm tra bề mặt nhánh xương rồng vừa mềm là được.
Cây xương rồng bà có gai có nơi còn gọi là xương rồng tai thỏ, xương rồng bàn tay
Dùng lá chuối hột hoặc lá cây nhàu quấn quanh miếng xương rồng vừa nướng khi đang còn nóng. Thao tác này cần nhanh tay để hạn chế sự mất nhiệt. Những nơi khó kiếm lá nhàu, lá chuối hột, thì có thể thay bằng giấy báo hoặc khăn dày để tránh bỏng da bệnh nhân khi tiếp xúc.
Để bệnh nhân trong tư thế nằm ngửa, đặt miếng xương rồng đã quấn kỹ phía dưới lưng – ngay vị trí đau, để yên khoảng 15 phút hoặc khi đã hết hơi ấm thì lấy ra. Ông Trước lưu ý, nên quấn cẩn thận để tránh dịch nóng từ miếng xương rồng nướng khi bị ép dưới lưng chảy ra dễ gây bỏng da.
Tuy nhiên, cũng không nên quấn quá dày, miếng xương rồng sẽ khó truyền nhiệt đến vị trí đau, hoặc mất nhiệt nhiều do tổn thất truyền dẫn.Tỉ mỉ như một thầy thuốc, ông Hai Trước còn căn dặn kỹ lưỡng, nếu ở nơi dễ kiếm xương rồng thì 1 tai có thể xài 1 lần rồi bỏ. Nơi khó kiếm thì có thể tái sử dụng lần thứ 2, thao tác cũng lặp lại như lần đầu. Với cách làm như trên, nếu bệnh nhân đau mức độ nhẹ mỗi ngày chỉ cần làm 2 lần sáng – chiều là đủ, đau nhiều có thể chườm 3 lần trong ngày.
Ông Hai Trước cho rằng, chỉ cần chườm thuốc như đã hướng dẫn trong vòng 1 tuần lễ, tất cả các trường hợp áp dụng bài thuốc này đều đã hết đau. Cũng theo ông Trước, nếu đã thực hiện đúng như vậy mà bệnh nhân vẫn còn đau thì đó là còn do chứng bệnh gì khác chứ không thuộc cột sống.
Xương rồng tai thỏ ngâm giấm, nướng lên rồi chườm vùng thắt lưng 1 tuần lễ là khỏi
Cây xương rồng tai thỏ chữa bệnh đau cột sống tức thì
Ông Trước cho biết, chính bà Trần Thị Dưỡng (vợ ông) là người đã cảm nhận được công hiệu tuyệt vời của bài thuốc đơn giản này.
Ông kể: Hơn 10 năm trước, bà Dưỡng có triệu chứng đau âm ỉ ở vùng lưng. Chưa kịp đi khám bệnh thì người cha của bà đột ngột qua đời. Cố nén cơn đau trong suốt 3 ngày lo liệu tang ma, bước sang ngày thứ 4, bà Dưỡng bị những trận đau ở cột sống “quật ngã”, không thể trì hoãn, bà được người ta đưa tới viện khám chữa.
Qua chẩn đoán, bác sĩ cho biết bà Dưỡng bị thoái hóa cột sống. Liệu pháp được chọn là điều trị theo Y học Cổ truyền. Ông Trước còn nhớ rất rõ, 29 ngày điều trị ở bệnh viện bà Dưỡng được cho uống thuốc Nam, châm cứu theo phương pháp thủy châm, kết hợp với một số bài vật lý trị liệu. Xuất viện về nhà vừa uống thuốc, vừa tập theo bài bác sĩ hướng dẫn nhưng đã nhiều ngày sau đó bệnh vẫn không có chuyển biến tốt.
Bà Dưỡng và gia đình đã tính tới trường hợp bà phải nằm một chỗ và mất dần khả năng vận động thì một người bạn của ông Trước đã bày cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng.
Ông Trước nhớ lại: “Vợ tui chườm nóng bằng cây xương rồng chỉ trong vòng 5 ngày là hết đau, vận động bình thường trở lại và dứt đau cho tới bây giờ, tính ra đã hơn 10 năm!”.
Trước đó có ông Út Đặng (khi đó là Trưởng Công an huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) cũng bị đau cột sống, mặc dù chữa trị 2 tháng tại Quân y viện 121 (Quân khu 9) nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Nhưng, khi áp dụng bài thuốc chườm nóng bằng cây xương rồng, chứng đau lưng đã khỏi hoàn toàn.
Theo ông Út Đặng kể, bài thuốc độc đáo này do một vị cán bộ hưu trí ở Cà Mau cùng nằm chữa bệnh với ông ở bệnh viện 121 chỉ dẫn. Ông đã thử áp dụng và mang lại kết quả hết sức hiệu nghiệm. Thấy bài thuốc quá hay, ông Út Đặng tiếp tục chia sẻ với nhiều người và lần này là ông Trước.Theo kinh nghiệm nhiều năm sử dụng thuốc Nam trong điều trị bệnh, thầy thuốc Trần Văn Tuôi, Phòng Thuốc từ thiện xã Đông Bình (TX. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) cho rằng, dùng xương rồng để chữa đau cột sống là bài thuốc hay, dễ làm.
Bài thuốc này đã giúp nhiều người thoái hóa cột sống hết đau nhức, lành bệnh… Cũng có không ít trường hợp gai, vôi ở đốt sống được chữa khỏi nhờ cây xương rồng. Ngoài cách làm như ông Trước hướng dẫn ở trên, một số thầy thuốc còn dùng xương rồng tươi giã nát, xào với giấm chua và chườm lên chỗ đau cho người bệnh.
Bài thuốc chữa đau lưng, cứng xương sống bằng cây xương rồng này đã được cập nhật và giới thiệu trong tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do Viện dược liệu (Bộ Y tế) biên soạn.
Trong đó, Y học cổ truyền sử dụng cành xương rồng bà có gai (tên khoa học Opuntia Monacantha Salm. Dyck, thuộc họ xương rồng – Cactaceae) nướng lên rồi giã đắp chữa mụn nhọt, sưng vú, viêm tuyến mang tai, sai khớp, rắn cắn… Có nơi còn giã cành xương rồng loại này đắp chân bị hà ăn, lở đuôi ở đại gia súc…
Bên cạnh đó, xương rồng ông (Euphorbiaantiquorum L.) có nơi còn gọi xương rồng 3 cạnh, bá vương tiên, hỏa ương lặc (thuộc họ thầu dầu – Euphorbiaceae) cũng là một vị thuốc quí. Các phân tích cho thấy, xương rồng có chứa các a xít hữu cơ như: Citric, Tartric và Formalic, rễ có Takakerol (nhựa có 4 – 6,5% cao su).
Với những thành phần như vậy, xương rồng ông có vị đắng, tính hàn, có độc. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc, hành ứ; nhựa tả hạ, trục thủy, chống ngứa; nhị hoa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng.
Theo tài liệu này, thân và cành xương rồng dùng trong chữa đòn ngã, sưng đau, mụn nhọt, viêm mủ da, đau răng, đau lưng, thống phong. Nhựa cây dùng để tẩy, chữa xơ gan, cổ trướng; ngứa, nấm ngoài da, mụn cóc trên da, thấp khớp, đau răng. Lá chữa bí đại, tiểu tiện do ứ tích gây ra, đinh sang, nhọt độc.
Tuy nhiên có lưu ý là nhựa xương rồng có độc nên trong quá trình bào chế, sử dụng tuyệt đối tránh để bắn vào mắt. Song, an toàn nhất vẫn là không nên dùng thuốc có xương rồng nếu không hoặc có ít kinh nghiệm.
Từ kinh nghiệm sử dụng, các nhà nghiên cứu cây dược liệu cho rằng, đã có 1 số chất tìm thấy trong thân cây xương rồng được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ tổn thương não, bại liệt và các chấn thương khác liên quan tới não; các chất có thể hỗ trợ việc kiểm soát hiệu quả hàm lượng đường trong máu.
Các ghi nhận khác còn cho thấy dược chất từ cây xương rồng còn có khả năng cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột giúp cơ thể thải độc thuận lợi hơn. Ngoài ra, một vài nghiên cứu khác cũng đi đến khẳng định xương rồng có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể.
Một số bài thuốc có xương rồng ông được Viện Dược liệu giới thiệu:
1. Đau răng, sâu răng: Cành xương rồng 50g cạo bỏ gai, nướng chín vàng hoặc vùi tro nóng trong 1 – 2 giờ, giã nát với ít muối, ép lấy nước, ngậm. khoảng 10 phút không được nuốt (dễ tiêu chảy), súc miệng sạch sau khi ngậm. ngày 3 – 4 lần.
2. Mụn nhọt, viêm da mủ: Thân xương rồng (cạo bỏ gai), nướng trên lửa cho chín vàng, đập giập, đắp lên chỗ sưng đau. Có thể dùng cành bổ đôi theo chiều dọc, hơ nóng, đắp.
3. Đau lưng, cứng xương sống: Cành xương rồng non bỏ gai, giã nát, chưng nóng, chườm hoặc đắp vào chỗ đau rồi nằm ngửa để thuốc ngấm.