Bởi em cũng nhìn từ chính vợ chồng em mà ra. Tuy là cả hai cùng đi làm, nhưng công việc của chồng em nặng hơn nhiều, áp lực gánh vác gia đình rồi các mối quan hệ ngoại giao ngoài xã hội cũng rất căng thẳng. Em không muốn khi về đến nhà chồng lại quay cuồng tiếp với đống việc nhà không quen tay làm. Tất nhiên, chồng em không ỷ lại và em cũng không chiều đến mức làm hư chồng. Chúng em vẫn chia sẻ việc nhà nhưng cơ bản vẫn là em đảm đương. Bởi với em, yêu thương và thấu hiểu cho nhau là đủ rồi, việc gì ai làm không quan trọng, quan trọng là có ý thức chia sẻ đỡ đần nhau, không ỷ lại.
Trước giờ em vẫn luôn quan niệm như thế, cho đến khi em đọc được bài nghiên cứu chứng minh “Chồng càng làm nhiều việc nhà, gia đình càng dễ đổ vỡ” thì lại càng khẳng định hơn.
Cụ thể là trong nghiên cứu mới nhất của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), các nhà khoa học tại đây lại chứng minh, phụ nữ chăm lo việc nhà là chính sẽ trân trọng giá trị hôn nhân hơn so với các cặp đôi hiện đại – việc nhà được chia đôi, hoặc đàn ông có thể làm nhiều việc nhà hơn phụ nữ.
Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu tại Na Uy đã theo dõi hành vi, quan điểm về việc nhà, cũng như hình thức chăm sóc con cái của gần 20.000 người đàn ông và phụ nữ tuổi từ 18 – 79. Tham gia vào cuộc nghiên cứu trên, các ứng viên sẽ phải trả lời các câu hỏi về: bình đẳng giới, phân chia việc nhà, phân chia chăm sóc con cái.
Kết quả là 11% phụ nữ làm tất cả, hoặc phần lớn việc nhà. 60% cặp đôi cho thấy phụ nữ cơ bản vẫn làm nhiều việc nhà hơn đàn ông. Và chỉ 25% là có sự phân chia việc nhà ngang bằng – chủ yếu là các cặp đôi trẻ tuổi, hoặc chưa có con cái.
Các mẹ ngẫm mà xem, đàn ông mà làm việc nhà nhiều hơn phụ nữ, có nhiều bất lợi ảnh hưởng tới hạnh phúc lâu dài lắm nhé, ví dụ như:
1. Song phẳng việc nhà, tình cảm, hôn nhân cũng… sòng phẳng
Nếu vợ chồng quá sòng phẳng trong việc phân chia việc nhà, nghĩa là vợ làm việc này thì chồng nhất định phải làm việc kia, vô hình trung sẽ dẫn dẫn đến thói quen sòng phẳng luôn cả chuyện tình cảm. Tức là nếu không hài lòng, hay không vừa ý, họ có thể nghĩ ngay đến chuyện ly hôn mà không do dự, điều này dẫn đến nguy cơ gia đình đổ vỡ lớn hơn.
2. Dễ quyết định ly hôn
Trong những gia đình rõ ràng việc nhà giữa vợ với chồng, thông thường, người vợ sẽ có tư tưởng hiện đại, học vấn tốt, công việc ổn định, do đó họ ít phụ thuộc vào người đàn ông của mình về mặt tài chính. Vì vậy, họ lại càng dễ dàng trong việc đưa ra quyết định ly hôn hơn.
3. Chồng sợ về nhà
Khi bắt chồng làm nhiều việc, vô tình sẽ tạo ra một áp lực mỗi khi chồng nghĩ đến chuyện về nhà. Rất có thể, chồng sẽ bằng mọi cách “nghĩ thêm việc” ở cơ quan để… trốn việc nhà hoặc câu giờ nhiều nhất có thể. Lâu dần, chuyện này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng hôn nhân của hai bạn đấy.
Thay vì sòng phẳng chia sẻ công việc, hãy khéo léo tìm cách để chồng tự nguyện giúp bạn một cách vui vẻ nhất nhé!
Các mẹ thấy thế nào về quan
điểm này ạ? Tất nhiên, các mẹ đừng hiểu lầm hai chuyện “làm ít hơn” và “không làm gì” nhé! Em nghĩ không nên bắt buộc phân chia rõ ràng công việc nhà, tuy nhiên vẫn cần chồng hỗ trợ trên tinh thần tự nguyện, vui vẻ, đấy mới là cách giữ gìn hôn nhân khéo léo phải không ạ?
Khi ngoại tình phụ nữ là vì cái ôm, còn đàn ông đều vì… cái giường!
Không thể phủ nhận một sự thật rằng, trong “chuyện với đàn bà”, đàn ông chỉ muốn thêm mà không bao giờ muốn bớt. Họ không bao giờ muốn bỏ vợ nhưng vẫn rất muốn có được các cô nhân tình. Mà bi kịch là chị em phụ nữ, đặc biệt là các cô gái chưa chồng lại xem cái “muốn” đó của đàn ông là tình yêu.
Các bà vợ vẫn luôn cho rằng, đàn ông tìm đến bồ nhí không có lý do gì khác ngoài vấn đề tình dục. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Thực tế đàn ông đến với bồ nhí là vì tình dục nhưng trước đó họ cũng đã từng đến với vợ của họ cũng bằng con đường này.
Thực tế trai gái đến với nhau là từ sự hấp dẫn giới tính, hay nói một cách hoa văn là do “cảm nắng” nhau. Vì biết “cảm nắng” là nhất thời nên loài người đã chế định ra khế ước hôn nhân để ràng buộc trai gái với nhau, để làm ổn định cộng đồng, ổn định xã hội.
Nói về cái “tình” ngoài luồng của đàn ông, các chuyên gia tâm lý cho rằng, đàn ông chọn ngoại tình như một phương pháp làm mới cuộc đời. Khi bắt đầu mối quan hệ “ngoài luồng” với người tình mới, họ sẽ có những “huyễn tưởng” trong tâm trí họ về người mới.
Phụ nữ khi ngoại tình muốn cống hiến tất cả tình yêu, sự quan tâm và muốn được chăm sóc cho người tình của mình. Đàn ông ngoại tình chỉ là cách để giải tỏa tâm lý, họ thường chỉ “đầu tư” một ít tình cảm dành cho tình nhân chứ không bao giờ bỏ bê gia đình.
Phụ nữ đã có gia đình khi ngoại tình thường tìm đối tượng chững chạc và đứng đắn “hơn” chồng của họ. Mục đích của họ chính là lấy tiền của người tình để thỏa mãn nhu cầu mua sắm cũng như nhu cầu bù đắp tình cảm của bản thân. Còn với đàn ông, khi ngoại tình, họ thường để ý những cô gái trẻ đẹp hơn so với vợ mình. Họ coi việc bỏ tiền ra chu cấp cho tình nhân là niềm vui.
Mục tiêu của phụ nữ khi ngoại tình đôi khi không phải xuất phát từ tình dục. Họ thường thiên về cảm xúc, tình cảm hơn là những ham muốn xác thịt. Vì vậy, phụ nữ đã ngoại tình cũng có nghĩa họ không còn thuộc về gia đình nữa.
Trong khi đó, mục tiêu hướng tới của đàn ông khi ngoại tình chỉ là vấn đề tình dục. Khi người phụ nữ chịu “lên giường” với họ một vài lần, họ có thể “từ bỏ” mà không hề tiếc nuối gì. Khi đã “thỏa mãn” xác thịt, thì người phụ nữ thứ kia không còn nhiều ý nghĩa với chàng nữa.
Phụ nữ ngoại tình thường chủ động ly hôn, còn đàn ông ngoại tình thường ít khi chủ động ly hôn, trừ khi bị vợ phát hiện và nhất mực đòi ly hôn.
Phụ nữ thường đầu tư tình cảm sau đó mới tới thân xác, còn đàn ông thường đi từ thân xác sau đó mới tới tình cảm.
Tóm lại, khi ngoại tình, phụ nữ luôn là người hứng chịu những thiệt thòi và đau khổ. Bởi khi ngoại tình, đôi khi phụ nữ dâng cả trái tim của mình cho người đàn ông không phải chồng mình. Thường thì việc “dâng hiến” đó luôn là một sai lầm. Ngược lại, đàn ông sẽ tìm được cho mình những dư vị ngọt ngào xen lẫn đắng cay từ những mối quan hệ ngoài luồng vụng trộm và tội lỗi ấy. Bởi điều họ hướng tới người phụ nữ đó không bao giờ là một tình cảm chân thành.