Chỉ cần ăn 6 loại rau thơm này còn hơn cả trăm bài thuốc, cả năm không tốn 1 đồng đi bệnh viện

Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.

1. Cây rau răm: còn có tên gọi là thuỷ liễu, hương lục… vị cay, tính ấm không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hoá, kém ăn, làm dịu tình dục.

Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

Một số bài thuốc từ cây rau răm:

Trị chứng tiêu hoá kém: Mỗi ngày dùng 15g-20g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch,vắt lấy nước cốt uống.

Trị say nắng: Kết hợp rau răm với sâm bố chính tẩm nước gừng (30g), đinh lăng (16g), mạch môn (1og), đem sao vàng, sắc với 600ml nước cô lại 300ml, uống trong ngày, chia làm 2 lần.

Rau thơm cũng góp phần không nhỏ trong chữa bệnh

2. Cây thì là (thìa là): còn gọi là thời la, đông phong. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ẩm, không độc, điều hoà món ăn, bổ thận, mạnh tì, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là:

Trị chứng đái rắt (đái són): lấy một nắm thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dầy quết với bột trên, ăn.

Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt.

Trị chứng sốt rét: Những người đi rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị chứng này, lấy hạt thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống.

ảnh minh họa

3. Cây rau mùi: còn được gọi là ngò ta, hương tuy… có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi:

Trị chứng kiết lị: một vốc hạt mùi, sao vàng, tán nhỏ. Pha 7-8g mỗi lần với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lị ra máu thì uống với nước đường; lị đàm thì uống với nước gừng, ngày uống hai lần.

Tri chứng loét niêm mạc lưỡi: Kết hợp rau mùi với rau húng chanh ngâm 2 loại trên với nước muối pha loãng rồi nhai kỹ, nuốt lấy nước, nuốt dần dần, rất công hiệu.

4. Mùi tàu : còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu… có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tì vị, kích thích tiêu hoá…

Một số bài thuốc từ cây mùi tàu:

Trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu: rau mùi tàu 50g, kết hợp với gừng tươi, rau thái dài 4cm, gừng đập dập. Cho 2 thứ vào siêu đất, đổ chừng 400ml nước sắc lại còn 200ml chia làm 2 lần uống cách nhau 3 giờ.

Trị chứng sốt nhẹ: Mùi tàu 30g, thịt bò tươi 50g, vài lát gừng tươi. Tất cả thái nhỏ, nấu chín với 600ml nước. ăn nóng, khi ăn thêm ít tiêu bột, rồi đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

5. Húng chanh: Còn gọi là cây rau tần, vị chua the, thơm hăng, tính ấm vào phế có công dụng giải cảm, tiêm đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi…

Một số bài thuốc từ cây húng chanh:

Chữa hen suyễn: Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng ăn thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản.

Chữa ho cho trẻ: húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng mà lại đỡ ho.

Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Lá húng chanh rửa sach, thái nhỏ hoặc nhai kỹ cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.

6. Cây tía tô: còn gọi là tử tô, xích tô, bạch tô. Toàn bộ cây tía tô có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá tía tô vị cay, tính ấm, làm ra mồ hôi, tiêu đờm. Quả tía tô có tác dụng khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Hạt tía tô chữa táo bón, mộng tinh…

Một số bài thuốc từ cây tía tô:

Trị chứng cảm cúm không ra mồ hôi, ho nặng: Nấu cháo gạo rồi thái chỉ 10g lá tía tô cho vào cháo, ăn nóng, đắp chăn kín cho ra mồ hôi, bệnh sẽ khỏi. Hoặc dùng 15-20g lá tía tô tươi, giã nát, đun sôi với nước, uống.

Chữa trúng độc do ăn hải sản: Nếu ăn hải sản bị dị ứng, mẩn đỏ người thì dùng một nắm lá tía tô giã hay xay lấy nước uống, bã xát vào chỗ mẩn ngứa.

Hoặc có thể kết hợp với sinh khương (8g), gừng tươi (8g), cam thảo (4g) đun với 600ml, cô lại còn 200ml, uống lúc nóng, chia 3lần/ ngày.

Chữa táo bón: Khoảng 15g hạt tía tô,15g hạt hẹ giã nhỏ, trộn với nhau chế thêm 200ml nước, lọc lấy nước cốt, nấu cháo ăn rất tốt, đặc biệt là trị chứng táo bón lâu ngày ở người già và người cơ thể bị suy yếu.

Theo Soha

*****

Những đối tượng tuyệt đối không ăn nem chua càng ăn “ra nghĩa địa” càng nhanh

Có những lý do khiến một số người dù yêu thích nem chua đến mấy cũng nên tránh ăn, để đảm bảo sức khỏe của mình.

Nem chua được làm từ thịt lợn, lợi dụng men của một số lá cây và thính gạo để ủ chín, cho hương vị chua ngon rất gợi sự thèm ăn. Để làm nem chua, người ta chọn loại thịt lợn tốt, giã nhuyễn, cho gia vị như thính gạo, muối, hạt tiêu, đường… trộn với bì lợn thái chỉ.

Sau đó, đem gói bằng lá một số cây như lá ổi, lá sung, lá đinh lăng… tùy theo địa phương, bên ngoài bọc thêm một lớp lá chuối dày, để khoảng 3 – 5 ngày là nem chua ăn được.

Những người mắc một số bệnh dưới đây cần tuyệt đối không ăn nem chua vì sẽ khiến tình trạng bệnh của họ trầm trọng hơn.

Những người bị sán lá gan tuyệt đối không ăn nem chua

ảnh minh họa

Bệnh sán lá gan chủ yếu lây lan qua đường ăn uống, vì vậy chế độ ăn uống phải được quan tâm cao. Với đặc thù là thịt sống và chín sinh học chứ không phải chín bằng nhiệt, nên sự tiêu diệt các vi sinh vật ở nem chua rất khó khăn, dễ nhiễm sán lợn.

Khi sán lá gan đang phát triển trong cơ thể mà chúng ta ăn tiếp thì tăng nguy cơ lấy nhiễm sán lá gan lại càng cao.

Vì vậy để đảm bảo cho cơ thể không mắc hay điều trị sán lá gan thì cần ăn chín uống sôi, tránh ăn các loại thực phẩm có lợi cho sán lây lan vào cơ thể.

Những người bị bệnh gút tuyệt đối không nên ăn nem chua

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể urat (urat natri) hoặc tinh thể axit uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi trên 40. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mãn tính.

Bệnh gút là hậu quả của tăng axit uric máu, một sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của các nhân purin (adenine và guanine) thành phần axit nhân tế bào (acxit nucleic). Nguời bị bệnh gút ngoài thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, cần hạn chế các thức ăn có nhiều Purin có thể gây tăng axit uric, đặc biệt trong các đợt bệnh cấp tính.

Cần tránh ăn nem chua vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính.

Những người bị viêm đại tràng co thắt tuyệt đối không nên ăn nem chua

Viêm đại tràng co thắt là bệnh rất phổ biến, triệu chứng điển hình của bệnh là có thể bị đau ngay sau ăn, hoặc khi ăn no. Đặc biệt, người bệnh thường cảm thấy đau khi ăn một số thức ăn lạ, đồ chua, cay, lạnh…

Người bị viêm đại tràng co thắt thường đau ở vị trí vùng bụng dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Khi bị viêm đại tràng, trong chế độ ăn uống nên chú trọng đến yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…).

Chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết thông tin này nhé!

*****

Người Việt ăn quá mặn: 1 gói mỳ tôm thừa muối cả ngày

Người Việt đang ăn mặn gấp đôi khuyến cáo, trong đó có mỳ tôm chứa siêu nhiều muối.

Tại hội thảo truyền thông vận động giảm muối sáng nay ở Hà Nội, TS Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện WHO tại VN cho biết, người Việt đang sử dụng gần gấp đôi lượng muối khuyến cáo. Hiện 1 người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi khuyến cáo của WHO là dưới 5g/ngày.

Những năm qua, 19 quốc gia đã giảm muối trong ít nhất 1 sản phẩm, chủ yếu là bánh mì. 11 quốc gia báo cáo giảm muối trong thịt chế biến, bơ, các loại ngũ cốc ăn sáng, nước sốt và các bữa ăn làm sẵn.

Ảnh: internet

Những nước châu Á nổi tiếng ăn mặn trong 1 thập kỷ qua cũng đã nỗ lực giảm muối, đơn cử như Trung Quốc, giảm được gần 30% lượng muối tiêu thụ, Nhật Bản giảm 23%, Hàn Quốc giảm 14%.

Ông Nakagawa cho rằng Việt Nam nên xây dựng các khuyến nghị về lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm phổ biến như mỳ ăn liền, xúc xích…

PGS.TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dù ăn nhiều muối song khi được hỏi, chỉ có 16% người dân thừa nhận bản thân ăn mặn, trong khi thực tế hơn 90% người dân ăn quá 5g muối/ngày, 20% thường xuyên ăn các món có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, pho mát, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả…).

BS Trần Quốc Bảo, Cục Y tế Dự phòng cung cấp thêm, nghiên cứu tại TP.HCM cũng cho thấy, 73% gia đình dùng mì ăn liền, 37% sử dụng thức ăn đóng hộp, 31% có ăn xúc xích…

Ảnh:internet

Trong khi đó, một gói mì ăn liền trung bình chứa 4,2g muối, tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm. Trong 100g xúc xích cũng có 1,5-2,3g muối. Do đó, nếu mỗi ngày chỉ ăn 1 gói mỳ tôm cộng thêm ăn các thực phẩm khác thì sẽ vượt quá lượng muối khuyến cáo.

Theo BS Bảo, ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Huyết áp lý tưởng là 100/60 mmHg, trong khi hầu hết người Việt đều trên 110/70 mmHg.

Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Bằng chứng, tỉ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam liên tục tăng trong vài thập kỷ qua, từ mức 1% năm 1960 lên 11,2% năm 1992 và năm 2015, tỉ lệ này là 18,9% dân số, tương đương 12 triệu người.

Hiện tại cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc cao huyết áp và cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do tim mạch. Năm 2011, cả nước cũng ghi nhận hơn 112.000 ca tử vong do tai biến mạch máu não, chiếm gần 22% tổng số ca tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo, để giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe, người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành sẽ giảm xuống còn dưới 7g/ngày.

Comments (0)
Add Comment