Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam cho biết cây đậu bắp còn gọi là bụp bắp hay mướp tây. Tên khoa học là Abelmoschus esculentus (L.) Moench, thuộc họ bông Malvaceae.
Đậu bắp là loại cây thảo lớn, mọc đứng, cao từ 1,8 đến 2,5 m. Thân dày, khỏe, có lông ở các phần trên. Lá rộng, chia thùy chân vịt, thường gồm 7 thùy có răng không đều và kích thước thay đổi. Cuống lá dài. Cuống hoa ở nách lá, dài từ một đến 3 cm. Lá bắc con từ 8 đến 12 chiếc, hình dải, có lông rậm và sớm rụng. Đài hình sao, có 5 thùy xẻ đến phân nửa. Cánh hoa màu vàng hoặc hơi vàng, có chấm tía ở gốc. Quả nang có góc, dài từ 8 đến 15 cm, nhọn dài ở đầu.
Đây là loài thực vật được trồng để lấy quả chế biến thành món ăn. Đậu bắp ra hoa vào từ tháng 5 đến tháng 9. Ở Việt Nam, loài thực vật này phân bố rộng rãi, nhiều nhất là ở các tỉnh phía Nam.
Phân tích dược lý cho thấy quả đậu bắp giàu pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Quả tươi còn chứa thiamin, riboflavin, axit ascorbic và niacin. Chất nhầy của quả đậu bắp là dạng bột vô định hình với trọng lượng phân tử khoảng 15.000, hàm lượng protein khoảng 9%. Chất này có tác dụng hạ đường huyết, có thể chữa bệnh đái tháo đường. Thí nghiệm ghi nhận cao lỏng thân cây có tác dụng hạ đường huyết trên chuột ở liều ổn định là 30 g cho một kg thể trọng. Khi so sánh với insulin, đậu bắp không gây hạ đột ngột đường huyết như insulin, ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Trong Đông y, thầy thuốc sử dụng toàn cây và quả đậu bắp để làm thuốc. Quả, lá, hạt đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy và lợi tiểu. Quả xanh dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết, tiểu nóng, tiểu khó vì lậu. Chất nhầy của quả và hạt dùng để đắp trị bệnh lậu.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh tiểu đường từ cây đậu bắp như sau:
– 500 g quả đậu bắp tươi hoặc 100 g cây khô thái nhỏ nấu với 2 lít nước sắc còn một lít. Uống trong ngày.
– Dùng 2 quả đậu bắp, cắt bỏ một ít khúc đầu và khúc đuôi rồi cắt đôi theo chiều dọc, ngâm vào một ly nước uống nguội, đậy kín, để qua đêm. Hôm sau trước khi ăn sáng, vớt bỏ 2 quả đậu bắp, uống hết ly nước ngâm. Thời gian điều trị kéo dài 2 tuần lễ.
Hễ ăn bát cháo này, dạ dày sẽ “biết ơn” đến tận cuối đời!
Đông y có nhiều cách chữa bệnh đơn giản, hiệu quả, có thể áp dụng dễ dàng. Món cháo chữa bệnh đau dạ dày này có thể giúp bạn hỗ trợ giảm đau nhanh chóng, an toàn, bổ dưỡng.
Đa số trong chúng ta thường chưa chú trọng chất lượng của bữa ăn sáng. Lại càng ít người ăn một bữa sáng với mục đích “chữa bệnh”.
Một bữa sáng tốt, không phải là cứ ăn thêm nhiều thịt cá, một bát cháo loãng đơn giản lại là một lựa chọn tuyệt vời.
Các chuyên gia Đông y đã nghiên cứu và gợi ý cho chúng ta một bài thuốc chữa bệnh yếu tì vị, gây đau dạ dày, lá lách có thể sớm khắc phục một cách hiệu quả. Công thức và cách làm món cháo này lại hết sức đơn giản.
Cách nấu món cháo khoai gạo lứt chữa bệnh dạ dày
Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, khoai lang (có thể thay thế bằng các loại khoai khác như khoai mỡ, khoai từ, khoai môn…), táo tàu khô 3-5 quả, đường tinh luyện vừa đủ.
Cách làm: Vo gạo sạch, nấu cháo bình thường khoảng 1-2 tiếng cho đến khi gạo chín nhừ. Gọt sạch khoai, thái miếng vừa, rửa táo tàu, cho vào nồi cháo tiếp tục nấu khoảng 15 phút cho khoai chín. Thêm đường đảo đều, đun sôi một lát rồi ăn nóng ấm.
Tác dụng: Các loại khoai, đặc biệt là khoai từ, khoai mỡ rất tốt cho sức khỏe của dạ dày và lá lách, sinh khí ích phổi, bổ thận sinh tinh. Là một món ăn tốt cho đường ruột, ăn đến đâu, biết đến đó.
Những người có nhu cầu chữa các bệnh về dạ dày, lá lách, người ăn kém, tiêu chảy mãn tính, phổi yếu gây ho, thận hư di tinh, tiết dịch âm đạo, thường xuyên đi tiểu, khát nướcnóng trong người có thể ăn thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.
Món cháo này nên nấu thường xuyên và ăn dài ngày trong các bữa sáng, một thời gian sau sẽ cảm nhận được tác dụng ngăn chặn mồ hôi, lá lách và dạ dày suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, mất máu, tim đập nhanh, khó tiêu, hơi thở yếu…
Người mắc bệnh dạ dày lá lách nên lưu ý
Những món ăn có tính hàn lạnh, Đông y khuyên bạn không nên ăn quá nhiều. Ví dụ như mướp đắng, dưa chuột, bí xanh, cà tím, rau muống, cần tây, rau dền, rau diếp, chuối, lê, dưa hấu, đậu xanh , đậu hũ, yến mạch.
Những món ăn có hương vị đậm đặc, cay nóng như thịt vịt, thịt lợn, sữa, hàu, vừng.
Những thực phẩm khó tiêu, lợi khí như như kiều mạch, táo gai, củ cải, rau mùi…
Nên ăn bát cháo này vào các bữa sáng, ăn nhiều ngày sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Cứ 2 ngày ăn loại hạt này 1 lần, cơ thể không còn chất độc
Nhắc tới các loại đậu tốt cho sức khỏe, người ta thường nhớ đến đậu xanh với công dụng mát gan, giải độc nhưng ít ai ngờ rằng, đậu đỏ mới thực sự là “vua giải độc” trong các loại đậu….
Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, dưỡng huyết, tiêu ứ, thanh hỏa độc…
Đậu đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng quý. Cứ 100g đậu đỏ khô thì chứa 60,9g đường, 4,8g chất xơ, 20,9g protid, 3,3g tro.
Ngoài ra, đậu đỏ còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, axit nicotinic, vitamin nhóm B… Đối với cơ thể, đậu đỏ có nhiều công dụng cực tốt mà bạn cần chú ý.
1. Tác dụng giải độc vượt trội
Đậu đỏ rất giàu vitamin nhóm B và mang tính chất kiềm thạch có tác dụng nhuận tràng, thông ruột, giải độc cho ruột và gan hiệu quả.
Ngoài ra, lớp vỏ ngoài màng đậu đỏ cũng chứa nhiều chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột rất tốt, nhờ đó giúp loại bỏ được các chất cặn bã bám ở thành ruột, làm sạch ruột.
Người bình thường chỉ cần uống nước và ăn đậu đỏ ninh nhừ cách ngày 1 lần sẽ giúp giải độc cơ thể cực tốt.
Người bị ngộ độc nhẹ cần uống ngay 1 cốc nước đậu đỏ đun với 1 ít muối, độc tố sẽ được đẩy ra hết ra ngoài qua đường tiểu.
2. Trị bệnh với những bài thuốc từ đậu đỏ
Những căn bệnh do cơ thể nhiễm độc như phù thận, thận yếu, khó tiểu tiện, sỏi đường tiết niệu hay nổi mụn cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc từ đậu đỏ.
Dưới đây là các bài thuốc dân gian có sử dụng đậu đỏ, trong đó loại thực phẩm này thể hiện vai trò giải độc rất rõ:
Bệnh viêm tiểu cầu thận:
Dùng 90g đậu đỏ, 60g râu ngô, 20 trái táo đỏ, 30g đường đỏ hoặc đường vàng nấu nước uống trong ngày cho đến khi hết bệnh, kéo dài khoảng từ 1-3 tháng.
Bệnh viêm thận cấp tính:
Dùng 50g đậu đỏ, 1 con cá chép, 1kg bí đao, chút hành hoa; nấu canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái lúc còn nóng, sau đó đắp chăn cho vã mồ hôi. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.
Bệnh phù thũng, tiểu tiện không thông:
Dùng 20g đậu đỏ, 30g hạt bo bo, 30g gạo, chút đường. Đậu đỏ ngâm mềm rồi luộc hoặc hấp cho chín mềm, cho nguyên liệu còn lại vào nấu nhừ, cho đường vào cho dễ ăn. Ngày ăn 2 lần, ăn nhiều ngày đến khi hết bệnh.
Bệnh sỏi tiết niệu:
Dùng 50g đậu đỏ, 50g hạt gạo tẻ, 20g kê nội kim (màng trong mề gà phơi khô, tán bột), chút đường. Đậu đỏ và gạo nấu thành cháo, trộn kê nội kim và đường vào, ngày ăn 2 lần, ăn trong 30 ngày.
Theo tạp chí Sống khỏe