1. Chạm vào người vợ
Anh ấy có thể không ôm vợ, không nằm sát cạnh nhau nhưng luôn tìm cách chạm vào bạn. Đó là những cử chỉ hết sức tự nhiên xuất phát từ tình cảm sâu sắc trong lòng, ví dụ chỉ đơn giản là một cái ôm eo, vuốt tóc, sờ má, nắm tay vợ….trước khi 2 người chìm vào giấc ngủ cũng nói lên rằng chàng dành rất nhiều tình cảm cho bạn. Đây chắc chắn cũng là người đàn ông thủy chung số 1 thiên hạ vì không một “cám dỗ” có thể làm anh ấy sa ngã.
2. Tạo cho bạn chỗ nằm thoải mái nhất
Bạn có thói quen ngủ chiếm quá nhiều diện tích giường nhưng anh ấy vẫn sẵn lòng chiều chuồng mà không than phiền gì. Anh ấy cũng bật đèn ngủ hay loại nhạc nhẹ theo đúng ý thích của vợ…thì đó thực sự là một người đàn ông tuyệt vời. Người chồng như vậy hiểu được rằng bạn đã có 1 ngày vất vả với công việc, con cái nên muốn vợ được thoải mái nhất khi ngủ theo đúng không gian mà bạn muốn.
3. Là “gối ôm” cho vợ
Đừng tưởng ông chồng nào cũng đồng ý cho vợ “gác chân” lên người nhé! Chẳng ai dễ chịu với cảm giác đó cả nhưng vì tình yêu với vợ thì anh ấy lại hoàn toàn tự nguyện mà không có ý kiến gì.
4. Mát xa cho nàng
Tất cả phụ nữ đều thích cảm giác này. Nó có lẽ cũng là điều tuyệt vời nhất mà người chồng có thể làm cho vợ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Những chàng yêu vợ chắc chắn chẳng bao giờ từ chối, anh ấy còn nôn nóng muốn tạo cảm giác thư thái cho bạn. Đây được cho là một trong những hành động nuông chiều kín đáo bậc nhất của các ông chồng yêu vợ đấy các nàng ạ! Ngược lại, những chàng không yêu vợ chẳng bao giờ quan tâm tới việc này hoặc là chỉ làm nó một cách rất miễn cưỡng mà thôi.
5. Trò chuyện với vợ
Thời điểm sắp đi ngủ là lúc vợ chồng có được giây phút riêng tư ít ỏi sau ngày dài làm việc. Thay vì đặt lưng xuống là nằm ngủ, người chồng yêu vợ luôn muốn được chia sẻ hết những điều anh ấy gặp trong ngày và cũng muốn lắng nghe xem 1 ngày của vợ đã trôi qua như thế nào? Đó chính là những giây phút quý giá giúp vợ chồng vun đắp tình cảm, hiểu nhau, thông cảm với công việc, tâm tư của nhau hơn.
6. Không bao giờ quên đắp chăn cho bạn
Trước khi đi ngủ hoặc nửa đêm tỉnh dạy, anh ấy sẽ luôn xem bạn đã đắp chăn trùm kín chưa. Đôi khi, chàng còn âm thầm chỉnh lại cả gối, tư thế nằm cho vợ vì lo lắng rằng bạn sẽ bị đau người khi thức dậy. Vào những ngày nóng nực, chàng cũng thường xuyên chú ý điều chỉnh lại nhiệt độ điều hòa cho phù hợp để vợ không bị lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
7. Thức dậy giữa đêm bế con
Với những gia đình có trẻ nhỏ, người chồng yêu vợ sẽ không nằm lì trên giường để mặc cho vợ trông con khi bé quấy khóc. Đơn giản, anh ấy hiểu rằng trong ngày bạn đã rất mệt mỏi với nghĩa vụ cao cả này rồi, ban đêm chàng sẽ đỡ đần bạn bằng việc chủ động dỗ dành con nhỏ hoặc ít nhất là thức dậy xem vợ con có cần giúp đỡ gì không.
Ngay cả khi con của bạn đã lớn và ngủ phòng riêng, anh ấy cũng thỉnh thường thức dậy để sang “xem con ngủ thế nào” chứ không phải lúc nào người đó cũng là mẹ! Việc này không chỉ chứng minh tình cảm của bố dành cho con mà còn là vì chồng không muốn vợ phải vất vả, mất giấc ngủ ngon.
Nhìn cách người Do Thái dạy con từ 3 tuổi để hiểu vì sao họ không sinh ra một thế hệ trẻ ‘ăn bám’ bố mẹ
Người Do Thái coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Con chỉ việc học thôi, việc nhà để đấy mẹ làm cho“ là câu nói khá quen thuộc với các bậc phụ huynh Việt Nam. Với bố mẹ Việt, chỉ cần con học giỏi là đủ. Thế nhưng với người Do Thái thì khác, họ coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo phụ huynh Israel, muốn bồi dưỡng kỹ năng sinh tồn độc lập của con, trước hết phải bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhà. Như thế thì dẫu con có đi khắp năm châu bốn bể, phụ huynh cũng không cần lo lắng cho cuộc sống của chúng.
Vì yêu con phụ huynh Việt Nam không nỡ để bàn tay nhỏ xinh của chúng dính bẩn, không nỡ chiếm dụng thời gian học tập quý báu của chúng vì sợ làm ảnh hưởng tới thành tích thi cử. Thật tình chúng ta không biết rằng, dạy con làm việc nhà chính là bước đầu dạy kỹ năng sinh tồn cho con. Nền giáo dục Do Thái tổng kết: Đứa trẻ không được cha mẹ dạy làm việc nhà, lớn lên sẽ có một số biểu hiện không tốt như sau:
- Năng lực làm việc kém, “nói như rồng leo, làm như mèo mửa’’.
- Tính ỷ lại cao, thiếu tự chủ.
- Không hiểu được thành quả lao động không dễ gì đạt được, không hiểu được sự vất vả của cha mẹ.
- Không có lòng cảm thông.
Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, nhà bếp là “khu vực cấm” đối với trẻ em. “Đừng vào đây, nguy hiểm lắm.” “Trong này chỉ toàn mùi dầu mỡ, con mau ra ngoài đi.” Khi trẻ tò mò muốn vào bếp xem xét, thường bị cha mẹ ngăn ở ngoài. So sánh các bà mẹ Việt kéo con ra khỏi bếp với các bà mẹ Do Thái khuyến khích con vào bếp, họ cho rằng: Con người muốn sinh tồn, bắt buộc phải có cơ sở vật chất, mà ăn uống chính là nền tảng của cơ sở đó.
Trong trường hợp đảm bảo an toàn, chúng ta có thể bảo con nhặt rau, rửa rau, như thế cũng sẽ khiến chúng cảm thấy mình được người lớn tin tưởng hơn. Điều đó giúp con trẻ vun đắp cảm giác an toàn, lòng tự tin và tính độc lập. Không riêng gì các bà mẹ Do Thái, tại Nhật Bản, người ta còn mở nhiều lớp “cha mẹ dạy dỗ con trẻ.” Mỗi lớp học có khoảng sáu gia đình tham gia. Lũ trẻ sẽ học cách nấu nướng dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của phụ huynh. Ví dụ, cha mẹ dạy con đập trứng gà như thế nào thì vỏ trứng sẽ không rơi vào bát, hay không được dùng xà phòng rửa vỏ sò… Đối với việc vo gạo, rửa rau, thái rau… con sẽ mặc tạp dề, đeo găng tay, phụ huynh cầm tay hướng dẫn con thái cà rốt thành từng sợi nhỏ.
Làm việc nhà là rèn luyện kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất. Phụ huynh Do Thái khuyến khích con em mình tích cực tham gia làm việc nhà như: Thu dọn giường, đổ rác trong thùng, quét dọn vệ sinh trong phòng giặt quần áo, nhổ cỏ ngoài sân. Họ cho rằng, đứa trẻ có kỹ năng làm những việc này thì cũng có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nhà cửa. Đồng thời họ cũng cho rằng, để trẻ gánh vác một phần việc nhà là giúp bồi dưỡng quan niệm gia đình và tinh thần trách nhiệm của chúng đối với gia đình, tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên.
Dưới đây là những công việc trẻ có thể làm được theo cấp độ tăng dần tương ứng với từng độ tuổi của trẻ, qua đó dạy trẻ chịu trách nhiệm với hành động của bản thân.
1. Trẻ từ ba đến bốn tuổi:
- Đánh răng.
- Giúp cha mẹ cất quần áo và đồ dùng gọn gàng.
- Dọn dẹp phòng ở và thu xếp đồ chơi.
- Bỏ quần áo bẩn vào máy giặt.
2. Trẻ từ bốn đến năm tuổi:
- Tưới nước cho cây trong nhà.
- Giúp cha mẹ lau bàn.
- Giúp người lớn lấy một vài tờ báo.
3. Trẻ từ sáu đến tám tuổi:
- Biết làm hầu hết các công việc vệ sinh cá nhân.
- Quét dọn, lau sàn nhà trong phòng của mình.
- Mang rác xuống thùng rác dưới nhà.
- Biết dọn bàn ăn.
- Bỏ đồ linh tinh vào nơi thích hợp.
- Sắp xếp giường chiếu của mình.
4. Trẻ từ chín đến mười hai tuổi:
- Tự làm tất cả các công việc vệ sinh cá nhân.
- Lau chùi đồ dùng trong nhà.
- Giặt một số quần áo.
- Lau sàn nhà phòng khách.
- Giúp mẹ nhặt rau, rửa rau trong phòng bếp.
5. Trẻ từ mười ba đến mười lăm tuổi:
- Chuẩn bị bữa cơm cho các thành viên trong gia đình.
- Giặt giũ toàn bộ quần áo của mình.
- Giúp cha mẹ hoàn thành một vài việc khá rắc rối.
- Dự toán tiền cho mình.
- Lựa chọn mua sắm quần áo.
- Làm một số công việc ở khu vực lân cận.
- Là quần áo.
6. Trẻ từ mười sáu tuổi trở lên:
- Làm thuê kiếm tiền ở bên ngoài.
- Đi du lịch dưới sự quản giáo của người lớn.
- Lập kế hoạch đạt trình độ học vấn cao.
- Tự lo liệu chuyện ăn mặc của cá nhân.
- Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà.
Theo Trí Thức Trẻ