1. Canh sườn non củ cải trắng
Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và con nít. Theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ.
Có thể nấu củ cải trắng kết hợp với sườn non, vừa ngon vừa bổ!
2. Canh bầu nấu nghêu
Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, trẻ em và những người ốm yếu cần bồi bổ. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường.
Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
3. Canh mướp nấu hẹ
Ăn canh mướp rất bổ nhưng nhiều người còn chưa biết một điều rằng món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, nó kết hợp với lá hẹ (nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm) tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.
4. Canh bí đao nấu gà rắc tiêu caY
Bí đao có tính mát, có thể chữa nhiều bệnh như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, nổi nhọt,… Bí đao đặc biệt rất có công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan… Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no, vị ngọt, tính ấm, giúp bổ trung an thai, liền xương, ngừa tích nước trong người.
Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Thậm chí còn có thể phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi…
5. Canh rau cải cúc nấu lá lách
Mỗi lần mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn. Cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời.
Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì. Nhưng khi kết hợp cải cúc với lá lách có tác dụng chữa ho, bổ phế rất tốt.
6. Canh nấm nấu gừng
Nấm là món dễ nấu và còn giúp nước dùng trở nên rất ngọt. Bạn có thể mua bất cứ loại nấm nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho.
7. Canh rau dền thịt nạc băm
Rau dền có tính hàn, nấu chung với thịt nạc băm trở thành món canh thơm ngọt, dễ ăn. Vì canh mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể hồng hào, khỏe khoắn. Mỗi khi ốm bệnh không cần ăn uống gì cao sang, chỉ cần có tô canh rau dền giản dị là cũng đủ rồi!
Tất cả các món canh trên dù là phụ nữ có bầu, con nít, người già đều ăn vô tư mà không lo sợ tác dụng phụ. Vừa được ăn ngon vừa như uống thuốc bổ, thật quá hữu ích!
Hễ ăn bát cháo này, dạ dày sẽ “biết ơn” đến tận cuối đời!
Đông y có nhiều cách chữa bệnh đơn giản, hiệu quả, có thể áp dụng dễ dàng. Món cháo chữa bệnh đau dạ dày này có thể giúp bạn hỗ trợ giảm đau nhanh chóng, an toàn, bổ dưỡng.
Đa số trong chúng ta thường chưa chú trọng chất lượng của bữa ăn sáng. Lại càng ít người ăn một bữa sáng với mục đích “chữa bệnh”.
Một bữa sáng tốt, không phải là cứ ăn thêm nhiều thịt cá, một bát cháo loãng đơn giản lại là một lựa chọn tuyệt vời.
Các chuyên gia Đông y đã nghiên cứu và gợi ý cho chúng ta một bài thuốc chữa bệnh yếu tì vị, gây đau dạ dày, lá lách có thể sớm khắc phục một cách hiệu quả. Công thức và cách làm món cháo này lại hết sức đơn giản.
Cách nấu món cháo khoai gạo lứt chữa bệnh dạ dày
Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, khoai lang (có thể thay thế bằng các loại khoai khác như khoai mỡ, khoai từ, khoai môn…), táo tàu khô 3-5 quả, đường tinh luyện vừa đủ.
Cách làm: Vo gạo sạch, nấu cháo bình thường khoảng 1-2 tiếng cho đến khi gạo chín nhừ. Gọt sạch khoai, thái miếng vừa, rửa táo tàu, cho vào nồi cháo tiếp tục nấu khoảng 15 phút cho khoai chín. Thêm đường đảo đều, đun sôi một lát rồi ăn nóng ấm.
Tác dụng: Các loại khoai, đặc biệt là khoai từ, khoai mỡ rất tốt cho sức khỏe của dạ dày và lá lách, sinh khí ích phổi, bổ thận sinh tinh. Là một món ăn tốt cho đường ruột, ăn đến đâu, biết đến đó.
Những người có nhu cầu chữa các bệnh về dạ dày, lá lách, người ăn kém, tiêu chảy mãn tính, phổi yếu gây ho, thận hư di tinh, tiết dịch âm đạo, thường xuyên đi tiểu, khát nướcnóng trong người có thể ăn thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.
Món cháo này nên nấu thường xuyên và ăn dài ngày trong các bữa sáng, một thời gian sau sẽ cảm nhận được tác dụng ngăn chặn mồ hôi, lá lách và dạ dày suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, mất máu, tim đập nhanh, khó tiêu, hơi thở yếu…
Người mắc bệnh dạ dày lá lách nên lưu ý
Những món ăn có tính hàn lạnh, Đông y khuyên bạn không nên ăn quá nhiều. Ví dụ như mướp đắng, dưa chuột, bí xanh, cà tím, rau muống, cần tây, rau dền, rau diếp, chuối, lê, dưa hấu, đậu xanh , đậu hũ, yến mạch.
Những món ăn có hương vị đậm đặc, cay nóng như thịt vịt, thịt lợn, sữa, hàu, vừng.
Những thực phẩm khó tiêu, lợi khí như như kiều mạch, táo gai, củ cải, rau mùi…
Nên ăn bát cháo này vào các bữa sáng, ăn nhiều ngày sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.
theo Trí Thức Trẻ