6 món nếu ăn vào: 1 là nhập viện cấp cứu, 2 là đoàn tụ với ông bà

Những món ăn này được xem là khoái khẩu của nhiều người, thế nhưng lại tiềm ẩn nguy hiểm khi có thể mang chất độc gây chết người.

Cá trắm

Thịt cá trắm rất ngon và bổ dưỡng, luôn là loài cá được nhiều bà nội trợ chọn mua chế biến cho bữa ăn gia đình. Thế nhưng, mật cá trắm rất độc bởi có chứa alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, đặc biệt là ống thận. Cá có trọng lượng càng lớn, chất độc càng cao.

Ảnh minh họa

Không chỉ cá trắm, các loại cá khác như cá chép, trôi, anh vũ đều có thể gây suy thận cấp, nhưng nặng nhất vẫn là mật cá trắm.Người uống phải mật cá trắm thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, phản ứng chậm, mắt vàng, tiểu ít.Vì vậy khi chế biến loại cá này, bạn cần cẩn trọng loại sạch hết mật để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.

Sứa biển

Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Các món gỏi hoặc nấu ăn bún từ sứa đều rất ngon. Tuy nhiên, ăn sứa vào mùa chúng sinh sản sẽ rất nguy hiểm bởi chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Ảnh minh họa

Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, vô tình chạm phải sẽ gây dị ứng, rát, bỏng. Theo các chuyên gia y tế, độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu chảy kéo dài, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp… Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sữa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc… rồi mới sử dụng.

Thịt cóc

Thịt cóc rất tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương. Tuy nhiên, gan và buồng trứng lại có thể gây ngộ độc do chứa bufotoxine, chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn.Những người bị ngộ độc gan và trứng cóc có thể có các biểu hiện như bị chướng bụng, đau bụng trên rốn, nôn mửa, tiêu chảy, hồi hộp, tim đập nhanh.Nếu không được chữa trị kịp thời, nạn nhân có thể rơi vào tình trạng truỵ tim mạch, rối loạn cảm giác, chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, khó thở, ngừng thở, ngừng tim…Do đó, chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không ăn gan và trứng cóc. Ngoài ra, trong quá trình làm thịt, nếu để những bộ phận này vướng vào thịt cóc cũng rất nguy hiểm.

Sò huyết

Ảnh minh họa

Sò huyết là món hải sản siêu bổ dưỡng và có hương vị tuyệt hảo, thế nhưng trong sò huyết lại chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn.

Cá nóc

Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật rất chú trọng đến việc hướng dẫn người dân cách chế biến loại cá này. Ngay khi đánh bắt, người sử dụng phải lột nội tạng của cá nóc ngay lập tức, khi ăn cũng tránh loại đã chết, ươn.

Ảnh minh họa

Sở dĩ trứng cá nóc rất độc là bởi trong đó có chứa tetrodotoxin (C11H17O8N3), chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao. Đặc biệt, tetrodotoxin tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại.

Cá bống vân mây

Ở nước ta, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố Tetrodotoxin, tương tự như độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với Xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố Tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc.

Ảnh minh họa

Cần phân biệt giữa cá bống vân hoa và loài cá bống mà chúng ta vẫn thường ăn để không bị ngộ độc.

*****

8 loại thực phẩm giúp mẹ đẻ không đau, con chui ra…trong chớp mắt

Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp mẹ chuyển dạ nhanh chóng, các mẹ bầu sắp sinh nhớ bổ sung vào cuối thai kỳ nhé!

Ảnh minh họa

Ăn dứa giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn

Ảnh minh họa

Nếu như trong suốt thai kì, mẹ bầu phải kiêng ăn dứa vì loại quả này chứa nhiều bromelain – 1 loại enzyme gây co thắt và làm mềm cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thai – thì vào những ngày sắp “vỡ chum”, mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép dứa để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý rửa sạch và gọt bỏ vỏ, loại bỏ hết mắt dứa trước khi ăn/ép nước uống để tránh ngộ độc, cũng không ăn nhiều quá vì có thể gây tiêu chảy. Đặc biệt, với những mẹ bầu mắc bệnh dạ dày thì không nên dùng cách này vì có thể khiến cơn đau “trỗi dậy”.

Uống nước rau húng quế

Ảnh minh họa

Theo kinh nghiệm dân gian, để việc sinh thường dễ dàng hơn thì vào thai kỳ cuối, mỗi tháng mẹ bầu nên uống 1 – 2 cốc nước ép rau húng quế. Cách làm như sau: Dùng 1 nắm ngọn húng quế tươi, ngâm rửa thật sạch (nếu nhà trồng được là tốt nhất), sau đó để ráo nước rồi đem xay/giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm nước đun sôi để nguội cùng chút đường phèn vào cho dễ uống.

Nước lá tía tô – bắt đầu uống khi có dấu hiệu chuyển dạ

Ảnh minh họa

Khác với những loại thực phẩm giúp chuyển dạ nhanh ở trên, để giúp cuộc sinh diễn ra nhanh gọn, ít đau đớn, các mẹ chỉ nên uống lá tía tô khi nhận thấy cơn chuyển dạ bắt đầu. Nước lá tía tô có công dụng làm mềm cổ tử cung từ đó giúp cổ tử cung nhanh mở hơn giúp mẹ tránh được cuộc chuyển dạ kéo dài, mất sức, mệt mỏi.

Cách uống: Lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi, chế nước đun thật sôi để nguội và uống khi cơn chuyển dạ bắt đầu. Lưu ý nước lá tía tô càng đặc sẽ càng phát huy hiệu quả.

Rau lang luộc – ăn nhiều vào 2 tuần cuối của thai kỳ

Ảnh minh họa

Trước nay, rau lang được nhiều người biết đến là thực phẩm chống táo bón hiệu quả, lợi sữa cho các mẹ sau sinh. Thực chất, rau lang còn là thực phẩm giúp chuyển dạ nhanh, sinh nở dễ dàng. Khi bước vào tuần cuối thai kỳ, mẹ nên tăng cường ăn mỗi ngày một đĩa rau lang sẽ giúp cổ tử cung mềm, sinh con dễ dàng.

Ngoài những thức ăn thức uống trên, một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng thành công nữa là kích thích nhũ hoa tạo ra những cơn co thắt mạnh giúp các mẹ sinh nhanh, bớt đau đớn khi cuộc chuyển dạbắt đầu. Bởi việc kích thích nhũ hoa sẽ giải phóng ra oxytocin giúp tử cung mở nhanh.

Cách làm như sau: khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, mẹ hãy mát – xa chuyển động quanh bầu ngực trước, sau đó vê đầu núm vú sẽ khiến các cơn chuyển dạ dồn dập kích thích sinh nhanh hơn.

Chè mè đen – bắt đầu ăn từ tuần 35 của thai kỳ

Ảnh minh họa

Nhiều mẹ đã sinh con chia sẻ kinh nghiệm ăn chè mè đen (có thể nấu riêng hoặc kết hợp nấu với sắn dây) những tháng cuối thai kỳ đã giúp họ sinh con rất nhanh, ít đau đớn. Mè đen rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nên mẹ có thể ăn tuần 3 lần, bắt đầu từ tuần 35 của thai kỳ, mỗi lần ăn một chén là tốt nhất.

Ngoài giúp sinh nở dễ dàng, mè đen còn tốt cho hệ tiêu hóa, bổ máu, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể với thành phần chứa nhiều vitamin E, axit folic, chất béo…

Cam thảo

Ảnh minh họa

Cam thảo cũng không được khuyên dùng khi mang thai, nhưng vào những ngày cuối thai kì, uống trà cam thảo hoặc nước cam thảo sắc có thể hỗ trợ rất tốt quá trình chuyển dạ sinh con.

Cà tím

Ảnh minh họa

Đây cũng là bài thuốc hỗ trợ sinh sản theo kinh nghiệm dân gian. Theo đó, mẹ bầu thường xuyên ăn cà tím vào tháng cuối của thai kì sẽ giúp cổ tử cung co giãn tốt hơn, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.

Hoa hướng dương

Nếu mẹ quyết định sinh thường nhưng vẫn cảm thấy… sợ đau, sợ khó sinh thì có thể sử dụng hoa hướng dương như một mẹo giúp chuyển dạ dễ dàng hơn. Cách này khá đơn giản: Chỉ cần dùng khoảng 2 lạng hoa khô (có thể tự chuẩn bị trước bằng cách mua hoa tươi rồi phơi khô hoặc mua tại các tiệm thuốc bắc). Đem rửa hoa thật sạch, cho vào nồi/ấm sắc với khoảng 2 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp, đợi nguội bớt thì cho vào bình, uống lúc còn ấm và khi các cơn co thắt chuyển dạ xuất hiện.

Comments (0)
Add Comment