6 loại người không nên hợp tác
1. Không hợp tác với người có tham vọng riêng quá lớn, vì họ không nhìn thấy được sự hy sinh của người khác mà chỉ quan tâm đến kết quả và cái được mất của mình.
2. Không hợp tác với người không có tinh thần sứ mệnh, vì họ lấy việc kiếm tiền làm mục đích.
3. Không hợp tác với người không có tình người, vì làm việc cùng họ sẽ không vui vẻ.
4. Không hợp tác với người tiêu cực, vì họ sẽ làm tiêu hao năng lượng tích cực của bạn.
5. Không hợp tác với người không có nguyên tắc sống, vì họ cho rằng kiếm được lợi ích cho mình chính là nguyên tắc sống.
6. Không hợp tác với người không có lòng biết ơn, vì người vong ơn thì chắc chắn sẽ phụ nghĩa.
7 loại người nên không kết giao
1. Người không có hiếu với cha mẹ không nên kết giao.
2. Con người quá khắt khe không nên kết giao: Nói chuyện không khiêm tốn, nói năng tùy tiện không suy nghĩ, không phải quân tử, làm việc không thể thấu hiểu cho người khác. Người này luôn luôn làm tổn thương người khác, đâu thể làm bạn?
3. Người tính toán chi li không thể kết giao.
Người mà chuyện gì cũng tính toán chi li, lúc sống sợ bản thân mình bị thiệt thòi, người luôn giành giật cơ hội, toan tính hẹp hòi, hầu như phải chiếm được lợi ích từ người khác mới cảm thấy vui lòng… đâu thể kết giao được?
4. Người không biết kính trọng người khác thì không nên kết giao.
Tục ngữ nói: Có qua mà không có lại là vô lễ. Chuyện gì cũng phải có qua có lại, bạn kính tôi một thước, tôi kính bạn một trượng. Dù bạn mang ơn nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp người bằng dòng suối to lớn. Người chỉ biết nhận lấy mà không biết cho đi, cũng không nên kết giao.
5. Người giỏi a dua tâng bốc thì không nên kết giao.
Người này luôn luôn chạy theo lợi thế, ham lợi quên nghĩa, ích kỷ chỉ biết đến mình, là nhân vật vô cùng nguy hiểm trong đời người. Tuyệt đối không thể mất cảnh giác với loại người này, bởi kết giao với họ đâu biết là phúc hay họa?
6. Không có nguyên tắc đối với quyền quý thì không thể kết giao.
Làm người phải có tôn nghiêm và nhân cách của chính mình. Quan lớn hay bình dân, đại gia hay người nghèo đều là cơ thể bằng da bằng thịt như nhau. Người này không thể nể sợ khúm núm dưới chân người khác, cũng không được khinh miệt người khác bắt họ phải khom lưng quỳ gối trước mình. Người có khoảng cách quá lớn thì không cần phải kết giao.
7. Người không có lòng thương xót thì không nên kết giao.
Làm bạn với kiểu người không có lòng thương xót hoặc là người có tâm địa độc ác hoặc là người ích kỷ vô cùng khác gì làm bạn với sói, tuyệt đối không nên kết giao.
4 loại người nên kết giao thân thiết
1. Kết giao với một người biết trân trọng bạn, họ sẽ an ủi và giúp đỡ bạn trong lúc bạn khó khăn gục ngã.
2. Kết giao với một người có năng lượng tích cực, họ sẽ ở bên cạnh khích lệ bạn khi tâm trạng bạn tồi tệ nhất.
3. Kết giao với một người dẫn dắt bạn, họ sẽ bằng lòng làm đá lót chân cho bạn, đưa bạn vượt qua vũng lầy và màn sương mê ảo.
4. Kết giao với một người chịu phê bình bạn, luôn luôn nhắc nhở bạn, giám sát bạn để bạn luôn phát hiện ra sự thiếu sót của mình.
Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, hãy cẩn trọng khi chọn bạn. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nhé.
Châu Yến lâm
Nghĩ đơn giản, sống đơn thuần, để có một cuộc đời an tĩnh…
Đôi khi, chúng ta chỉ vì một câu nói của người khác mà dày vò chính mình, làm tổn thương mình, điều đó thật sự không đáng. Dù sao đi chăng nữa, hãy nhớ rằng, trên đời này sẽ không có bất cứ một ai sống thay cho ai được.
Đừng keo kiệt với bản thân
Nếu bạn lười biếng, hãy tự phạt. Còn nếu bạn chăm chỉ và nỗ lực, công việc của bạn đạt hiệu quả, hãy tự thưởng.
Nguyên tắc này không chỉ giúp bạn trân trọng giá trị lao động của mình, mà còn giúp cân bằng hiệu quả giữa làm việc và hưởng thụ. Bạn biết đấy, một khi cán cân quá lệch, cuộc sống của bạn sẽ đảo lộn trăm bề.
Đừng bon chen, ganh đua với người khác
Người tài giỏi tìm kiếm giá trị ở bản thân, người kém tài lại thường hay tìm kiếm giá trị của mình nơi người khác.
Cho nên, nếu muốn trèo cao và đi đường dài, hãy tự nghiêm khắc với bản thân, hãy nỗ lực để vượt qua chính mình. Còn việc bạn vượt qua người khác chẳng qua là bạn tự ảo tưởng và huyễn hoặc chính mình mà thôi.
Tránh xa tổn thương càng nhiều càng tốt
Tất nhiên trên đường đời bạn đi sẽ gặp không ít những lần vấp ngã. Nhưng điều quan trọng là đừng mắc lại những sai lầm cũ.
Nếu có thể xác định được vùng an toàn, hãy cư trú yên ổn tại nơi đó. Một khi xác định được vùng nguy hiểm và vẫn cố dấn thân vào, thì bạn tự biết mình được gọi là gì rồi đó!
Tin tưởng vào giác quan thứ sáu của bản thân
Có thể là nó không luôn luôn đúng, nhưng chắc chắn rằng nó cũng rất hiếm khi sai. Bởi giác quan thứ sáu sẽ luôn nhắc nhở bạn, cảnh giác bạn, bảo vệ bạn. Nếu có thể, hãy nghe theo tiếng nói vang lên từ trong tiềm thức. Nhớ nhé!
Trân trọng những điều tốt đẹp từ cuộc sống
Dù chỉ là một buổi sáng nắng vàng, dù chỉ là một cơn gió đúng lúc khi trời đang nóng nực, hay chỉ là một ổ bánh mì được đồng nghiệp mua cho… Hãy trân trọng tất cả những điều tốt đẹp mà giản dị quanh cuộc sống của bạn. Chỉ khi bạn thật tâm trân trọng, bạn mới biết được bạn “giàu có” cỡ nào.
Nuôi dưỡng những ước mơ lớn lao
Vì chẳng ai đánh thuế cả. Và khi bạn có cho riêng mình một ước mơ, bạn sẽ nỗ lực cho ước mơ đó. Cho dù sau này có thể bạn không thành công, nhưng điều quan trọng là bạn cũng vượt qua được những giới hạn đã bó hẹp mình. Chỉ cần duy nhất một lý do đó thôi cũng đủ chứng minh rằng việc nuôi dưỡng những ước mơ là rất ổn.
Tìm thấy một nửa còn lại của mình
Điều tưởng không quan trọng mà hóa ra lại quan trọng không tưởng. Đừng chần chừ, đừng nấn ná, đừng sợ hãi, đừng né tránh… Đừng cố chấp bấu víu lấy cô đơn và sống một cuộc đời cô độc. Hãy mở rộng lòng mình, làm quen và tiếp cận những người bạn mới. Vì chẳng ai có thể cứ thế sống một mình giữa thế giới rộng lớn này…
Chăm sóc vẻ đẹp tâm hồn mình
Điều tuyệt vời nhất của sự trưởng thành chính là: biến bạn từ một cậu nhóc, cô nhóc vô tư hồn nhiên trở thành một người đàn ông, một người phụ nữ biết suy nghĩ sâu sắc. Đừng để thời gian trôi qua phí hoài bằng cách biến mình thành một người “nông cạn” và “nhạt nhẽo”.
Tâm hồn của bạn chính là hạt giống được gieo trồng từ sâu bên trong, hãy chú ý đến nó, nuôi dưỡng, chăm bón, tưới tắm, và chờ cho nó trổ bông thành những bông hoa đẹp!
Con người cao ở “nhẫn”, quý ở “thiện” và hơn nhau ở “ngộ”!
Người xưa dạy rằng, làm người hãy tu dưỡng để trở thành người thượng đẳng, đừng để trở thành người hạ đẳng. Vậy để trở thành người có tu dưỡng, chúng ta cần phải làm gì? Hãy cùng xem những lời răn của người xưa dưới đây!
Khi đắc ý, hài lòng đừng quá cuồng vọng, cuồng tất sẽ kiêu, mà kiêu thì tất sẽ bại, là mầm mống dẫn đến thất ý.
Khi thất ý đừng quá bi thương, bởi vì bi thương thì sẽ yếu lòng, yếu lòng tất sẽ suy sụp, một khi không gượng dậy nổi thì chính là không tôn trọng sinh mệnh của mình.
Mọi sự nên tùy duyên, không nên cưỡng cầu, thuận theo tự nhiên, thích ứng với mọi hoàn cảnh, mới có thể khiến tâm tình tốt đẹp.
Mọi việc trong đời, cần xét xem nên làm thì hãy làm, không nên làm thì không nên làm là được rồi.
Đừng quá khắt khe, đòi hỏi ở người khác, những việc bản thân không muốn thì đừng áp đặt lên người khác. Đừng quá khắt khe với bản thân, những việc không muốn cũng đừng áp đặt bản thân, hãy để tự nhiên.
Con người cao ở “nhẫn”. Trong mọi việc đều có thể “nhẫn” thì phẩm chất sẽ tự nhiên cao.
Con người quý ở “thiện”. Trong cuộc đời luôn tích đức, làm việc thiện thì mới là đáng trân quý.
Con người hơn người khác ở chỗ “ngộ”. Một người có thể hiểu thấu nhân sinh thì mới là kiệt xuất, hơn người.
Đời người, “công danh lợi lộc” chỉ như mây khói thoảng qua, có thể tiêu tan bất cứ lúc nào, duy chỉ có “tiếng thơm” là lưu truyền mãi ngàn năm.
Người mà “hạ thấp người khác để nâng mình lên” hay “nâng mình lên nhằm hạ thấp người khác” thì đều chỉ là tiểu nhân, không được người đời tôn trọng.
Người mà khiêm tốn, cung kính, “nâng người hạ mình” mới là điều mà người quân tử hướng tới.
Người đa nghi tất sẽ sinh thị phi. Người nhiều lo lắng thì sẽ sinh phiền não. Người nhiều suy tư, hoài niệm sẽ sinh ra u buồn. Người quá nhiều oán hận sẽ sinh ra căm phẫn, uất ức.
Một khi tâm bình thì khí tất sẽ thuận, tâm loạn thì mọi sự tất sẽ rối.
Tâm thái một người bị mất cân bằng thì mọi sự tất sẽ bị lệch.
Đối với người thiện, người tốt thì phải cung kính, đối với người ác, người xấu thì phải nghiêm khắc. Đối với bạn thì phải độ lượng, đối với người tài thì phải khiêm tốn, đối với người hèn yếu thì phải khoan dung, giúp đỡ.
Một người không khắc chế dục vọng thì sao có thể dưỡng được đức?
Trong cuộc đời, mọi việc phải biết điểm dừng thích hợp, vui không thể vui tột cùng vì “vui quá hóa buồn”, phúc một khi hưởng tận thì sẽ sinh họa.
Vạn vật nhờ nước tẩy rửa mà sạch sẽ, không tẩy tất sẽ ô uế. Vạn vật nhờ ánh mặt trời chiếu rọi mà tươi đẹp, không thì tất sẽ suy yếu. Vạn vật nhờ tĩnh lặng mà thanh sạch, không tĩnh tất sẽ hỗn loạn, không thật.
Vạn vật trong xã hội loài người đều phải ở trong bồi dưỡng, hun đúc mà có phẩm chất tốt đẹp hơn. Con người cũng vậy, sống trên đời phải thời thời khắc khắc, nhắc nhở bản thân tu dưỡng thành người thượng đẳng, cao quý!
Mai Trà biên dịch
Hiếu Đạo
Khi tình yêu ngọt lịm, chúng ta nghĩ chỉ cần người đó trên đời là đủ nhưng khi tình yêu gây cho ta sự khổ đau, ta mới nghĩ đến gia đình, mới trở về nơi bình yên ấy.
*Ta bỏ bữa cơm Mẹ nấu để đi ăn cùng người yêu chỉ vì nghĩ rằng, sẽ còn có rất nhiều bữa cơm Mẹ nấu ở nhà mà không hề nghĩ rằng, mỗi năm Mẹ lại già thêm một tuổi, mắt mờ, chân run đi. Sẽ đến lúc bạn thèm khát được ngồi bên mâm cơm cùng Mẹ cũng chẳng còn nữa.
*Ta cau có với người Cha tay chân lắm lem bùn đất, ăn mặt xuề xoà, ta xấu hổ với điều đó trước mặt người chúng ta để ý. Vậy mà quên mất rằng,“bộ cánh” đẹp đẽ, sạch sẽ và phẳng phiu mà mình đang mặt trên người là do bàn tay chai sần, lấm lem ấy mang về.
*Ta mãi mê giữa thành phố đông người, hạnh phúc với tình yêu của mình, ta nghĩ chỉ cần thế là đủ. Ta coi việc về quê, về thăm nhà như là trách nhiệm mỗi dịp lễ nghỉ lễ, rồi lại tay xách nách mang với hàng đống thứ Mẹ lo để phơi phới lên đường. Có khi, ta trốn tránh việc về nhà để có thể ở bên người yêu, cùng nhau đi chơi đây đó.
*Ta từng nghĩ có thể chết đi, không thiết sống nếu thiếu đi người đó. Và thực tế có rất nhiều người đã tìm đến cái chết hoặc vào vòng lao lý chỉ vì một người ta xem là người yêu đó. Nhưng ta có nghĩ rằng sinh mạng, sự nuôi dưỡng, nâng niu để ta trưởng thành là những giọt nước mắt, mồ hôi mặn mòi của Cha Mẹ ?
Khi tình yêu ngọt lịm, chúng ta nghĩ chỉ cần người đó trên đời là đủ nhưng khi tình yêu gây cho ta sự khổ đau, ta mới nghĩ đến gia đình, mới trở về nơi bình yên ấy.
Có những người vì mãi mê đuổi theo những vật chất tầm thường, những tình cảm thoáng qua mà tưởng là tất cả, để rồi bỏ quên chữ Hiếu dành cho Mẹ Cha.
Tình yêu có nhiều lựa chọn, nhưng Mẹ Cha thì chỉ có một.
Tình yêu có thể khiến chúng ta rơi lệ, còn Mẹ Cha là nơi lau nước mắt cho chúng ta sau mỗi cuộc tình vấp ngã.
Hãy quan tâm đến Mẹ Cha nhiều hơn, hãy yêu thương họ hơn bất cứ ai trong cuộc đời. Hãy vui vẻ nấu cho Cha Mẹ một bữa ăn cũng như niềm hạnh phúc mà bạn nấu cho người yêu của mình. Hãy dành một món quà tặng Mẹ Cha chẳng vì dịp gì cả, bạn sẽ thấy mắt họ cười, không phải vì giá trị vật chất, mà họ rưng rưng vì thấy đứa con họ đã trưởng thành, biết quan tâm. Hãy dành thời gian cha Cha Mẹ nhiều hơn, bởi bạn biết đấy, Mẹ Cha rồi sẽ già nua, mắt sẽ mờ, tai sẽ lảng, chân sẽ rung.
Rồi sẽ có lúc bạn sẽ thèm được họ vuốt má, vuốt tóc.
Rồi sẽ có lúc bạn sẽ thèm được họ ôm lúc bạn khóc để an ủi và vỗ về.
Rồi sẽ có lúc bạn thèm ngồi bên mâm cơm có Mẹ, có Cha.
Rồi sẽ có lúc bạn ước mong, chỉ cần nhìn thấy họ là đủ…
…
Ngày nay, nhu cầu tìm một loại túi đựng phù hợp và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và môi trường cũng ngày càng tăng lên. Trong đó, việc lựa chọn được công ty in túi giấy kraft giá rẻ để đựng thực phẩm được các nhà kinh doanh ưu tiên lựa chọn.
Cha Mẹ sẽ vui khi bạn tìm thấy tình yêu đích thực của cuộc đời mình, sẽ hạnh phúc khi thấy bạn hạnh phúc.
Tình yêu luôn cần với mỗi chúng ta, nhưng tôi mong rằng, bạn hãy san sẽ tình yêu dành cho người ấy và tình yêu dành cho Cha Mẹ một cách công bằng.
Đừng vì tình yêu mà bỏ quên chữ Hiếu, bạn nhé
Càng giàu có chúng ta càng mất đi những điều này
Năm tháng luân chuyển, nháy mắt một cái đã vài chục năm trôi qua. Trong khoảng thời gian này chúng ta đạt được rất nhiều, nhưng cũng mất đi rất nhiều. Vậy, chúng ta đã mất những gì?
Điều mất thứ nhất: Yên lòng
Ngày xưa ta sống trong gian nhà cũ, xung quanh là vườn cỏ xanh rì. Sáng nghe “Ò… o…” gà gáy sớm, đêm nghe ộp oạp tiếng ếch kêu, ngẩng đầu nhìn trăng qua song cửa, cúi đầu thấy nệm cỏ thơm lừng. Tuy không có điều hòa, nhưng mát mẻ yên tĩnh, không khí cũng trong lành, đêm ngủ không cần đóng cửa, cũng chẳng phải lo lắng sẽ mất đi thứ gì.
Giờ đây, ta sống trong tòa nhà cao tầng, ở đô thị hoa lệ, vật chất tiện nghi cũng chẳng thiếu thứ gì. Nhưng cửa trên cửa dưới đều phải đóng thật chặt, ngồi trong nhà vẫn thấp thỏm không yên. Nào là cửa chống trộm, nào là camera, nào là lưới bảo vệ vây kín khắp tòa nhà, có những lúc ngay cả bản thân ta cũng không vào được…
Điều mất thứ hai: Nhiệt tình
Ngày xưa, hàng xóm như anh em, láng giềng như bằng hữu, người không thân thích vẫn thường hay qua lại với nhau. Có gì ngon cùng nhau tận hưởng, có gì ngọt cùng nhau sẻ chia, nhà ai có việc, thì mọi người đều chung tay giúp đỡ nhiệt tình.
Giờ đây, chúng ta cùng sống chung một tầng lầu chung cư, thậm chí hai nhà sát vách, cửa ngõ đối diện, mỗi ngày đều chạm mặt, nhưng trước sau lại không biết “nhà ấy” tên họ là gì.
Điều mất thứ ba: Sức khỏe
Ngày xưa, lũ trẻ nhà quê rồng rắn ra bờ sông mò cua bắt cá, chiều chiều lại chạy ra đồng “mót” mấy củ khoai lang. Giữa trưa nắng gắt, tiện tay hái mấy quả thèn đen bên bụi cây, ăn xong đứa nào đứa nấy miệng đen xì… Mà cũng kỳ lạ, trẻ con nhà quê toàn ăn quả dại, vậy mà cả đời chẳng biết đến đau bụng là gì.
Giờ đây, thịt cá trong siêu thị đầy ắp, hoa quả chín đỏ mọng mỡ màng, khắp các gian hàng đều tưng bừng quảng cáo rau củ sạch – Vậy mà ai cũng nơm nớp sợ ăn phải chất kích thích vào người!? Rau củ đóng gói rất đẹp mắt, nhãn hiệu cũng chẳng kém cạnh gì, nhưng ai dám chắc đồ ăn này có đảm bảo hay không?
Điều mất thứ tư: An toàn
Ngày xưa, lũ trẻ con nô đùa chạy nhảy ngoài đường sá. Thỉnh thoảng gặp chiếc xe thồ đi ngang qua, tất cả lại rượt đuổi theo phía sau, thật là náo nhiệt!
Giờ đây, đường phố ngày càng rộng rãi, đèn xanh đèn đỏ nhấp nháy cả đêm ngày, nhưng đi đường hễ không chú ý là nguy hiểm đến tính mạng, chứ đừng nói đến chạy nhảy nô đùa ở ngoài đường như xưa.
Điều mất thứ năm: Náo nhiệt
Ngày xưa, cả làng chỉ có duy nhất một chiếc ti vi, buổi tối mọi người đều kéo đến xem nhờ, nô nức đông vui như trẩy hội. Tuy chỉ là ti vi đen trắng, hình ảnh đôi khi không rõ nét, nhưng cả làng đều rôm rả vây quanh. Người thì ngồi, kẻ thì đứng, trẻ nhỏ thì ngồi trong lòng mẹ, trẻ lớn thì kiễng chân ngó qua khe, đứng chật khắp gian nhà, nhưng không thấy chật chội, không khí thật náo nhiệt tưng bừng.
Bây giờ, ti vi tinh thể lỏng trở thành cổ lỗ sĩ, ti vi màn hình rộng cũng chẳng hấp dẫn ai. Thứ duy nhất khiến mọi người không thể rời mắt chính là chiếc điện thoại, mỗi người một chiếc, đều là thứ tân tiến mới trình làng. Tuy mọi người tụ họp với nhau, nhưng ai nấy chỉ dán mắt vào điện thoại, dẫu có ngẩng đầu lên cũng chẳng muốn nói với nhau đôi lời.
Điều mất thứ sáu: Hoài niệm
Ngày xưa, tiệm chụp ảnh không nhiều, cơ hội được chụp một tấm ảnh cũng không nhiều. Ảnh chụp sau khi rửa rồi lại còn phải ép nhựa cẩn thận, cho vào tập album để lưu tâm giữ gìn. Mỗi lần mở album ra xem, bao nhiêu hồi ức lại ùa về, tinh khôi như ngày còn thơ bé!
Giờ đây, không chụp ảnh cho giấy chứng nhận, không chụp ảnh áo cưới, thì sẽ không đến tiệm chụp ảnh. Điện thoại, ipad, máy ảnh kỹ thuật số, đi đến đâu là chụp ảnh đến đó, món ăn ngon, phong cảnh đẹp đều tận sức mà chụp. Một ngày chụp cả ngàn tấm ảnh, nhưng hầu hết đều sẽ bị lãng quên trong một góc tâm hồn, còn những gì đáng trở thành kỷ niệm lại chẳng được bấy nhiêu.
Điều mất thứ bảy: Thỏa mãn
Ngày xưa, trẻ con chờ cả năm đến dịp Tết mới được mua áo mới. Quần áo thật giản đơn, màu sắc cũng khiêm nhường, nhưng mỗi bộ đều nâng niu đáng quý, hễ mặc vào là thích thú, tự hào.
Giờ đây, quần áo đủ mọi sắc màu, đủ mọi kiểu dáng, mốt mới treo đầy tủ, nhưng vẫn luôn thấy áo quần không đẹp, vẫn luôn thấy mình lỗi mốt, lỗi thời.
Điều mất thứ tám: Giản dị
Ngày xưa, đồ chơi của trẻ con không nhiều, chỉ có vài viên bi, trái banh da, sợi dây thun, cái lon hộp, bộ xếp hình. Những lúc thiếu thốn còn hái lá mít làm nghé ọ, ngắt thân cây lúa làm mũi tên, trẩy trái bưởi xanh làm bóng đá… Đồ chơi ít ỏi, nhưng mỗi lần xôm tụ bạn bè đều có thể chơi suốt cả ngày, thật là hân hoan vui thích!
Giờ đây, trong điện thoại lúc nào cũng có bạn online, trong nhà ai cũng có đồ chơi đắt tiền. Những thứ hiện đại này mang đến niềm vui nhất thời, nhưng lại khiến con trẻ chẳng còn khăng khít thân tình như xưa.
Ngày xưa, rạp chiếu phim không nhiều. Trong làng mỗi khi chiếu phim ngoài trời, trẻ nhỏ lại rủ theo mấy đứa bạn, hoặc là trèo cây vịn cành, hoặc là ngồi trên mái ngói, hoặc là leo lên cột điện. Mọi người ăn hạt dưa, hoa quả mang từ nhà đến, thật vui vẻ vô cùng!
Giờ đây, rạp chiếu phim rất nhiều, nào là phim hiệu ứng 3D, nào là phim Hàn, nào là phim bom tấn… mặc cho bạn thỏa sức lựa chọn. Mua vé phải xếp hàng, chỗ ngồi phải đặt trước, xem phim không được mang rượu bia, ngồi trong phòng chiếu không được nói ồn ào, người ngồi bên cạnh đều là người xa lạ, ai xem mặc ai, sau khi chiếu xong thì lại về nhà nấy!
Điều mất thứ mười: Chân tình
Ngày xưa, ông nội cưới bà nội, chỉ mất một đấu gạo; Bố cưới mẹ, chỉ mất một con bò. Thời đó cưới xin, chỉ cần mang theo một bản chứng nhận kết hôn, mở mấy bàn tiệc rượu, đồ ăn chẳng có nhiều, cũng không cần của hồi môn, nhưng hôn lễ lại ngập tràn vui vẻ. Vợ chồng đến với nhau chỉ qua mai mối, nhưng vẫn sống những ngày tháng hạnh phúc an vui, chung thủy bên nhau đến trọn đời.
Giờ đây, không xinh thì không lấy, không tiền thì không yêu, không có nhà cửa, xe hơi, quyền lợi, thì kết hôn không hạnh phúc. Mà có đầy đủ những thứ này rồi, kết hôn lại càng không hạnh phúc!
Tư vị của đời người, cần phải chờ đợi đến một tuổi tác nào đó mới có thể cảm nhận được sâu sắc. Tuy nhiên, khi chúng ta bắt đầu hiểu ra rồi, thì cũng là lúc mọi thứ đều trở nên quá xa vời…
Thiện Sinh