10 món ăn nguy hiểm nhất thế giới, có đến hơn 7 món có ở Việt Nam

Những món ăn này rất phổ biến nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ gây nguy hiểm tính mạng cho người ăn phải nó.

Sò huyết

Ảnh minh họa

Sò huyết là một loại sò rất được ưa chuộng và phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên đây là loại sò sống trong bùn nên có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và khá cao. Máu của sò huyết chứa nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh nguy hiểm như thương hàn, viêm gan A, E… số lượng thống kê số lượng người ăn sò huyết và bị nhiễm bệnh khá cao.

Hạt điều

Ảnh minh họa

Hạt điều được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm nhưng loại hạt điều này đã được qua chế biến nên không còn chất độc. Hạt điều chứa độc tố là hạt điều “thô” (chưa qua chế biến). Trong hạt điều “thô”, có chứa Urushiol, một loại hóa chất độc hại chosức khỏecon người. Nếu như nồng độ Urushiol trong cơ thể cao có thể gâytử vong.

Sắn

Ảnh minh họa

Sắn (còn gọi là củ đậu) được rất nhiều người ưa chuộng và ăn sống, nhất là trong mùa nóng oi bức này. Tuy nhiên trong sắn có chứa chất Linamarin và sẽ chuyển hóa thành xyanua, một hợpchất rất độcđối với cơ thể.

Cá nóc

Ảnh minh họa

Đối với nhiều người cho rằng, cá nóc là một loại cá có thịt rất ngon. Ở một số nước như Trung Quốc, nhật bản, Hàn Quốc, người ta thường chế biến cá nóc để làm nhiều món khác nhau. Nhưng ai cũng biết rằng, trong gan và nội tạng của cá nóc có chứachất cực độcgây chết người đó là chất tetrodotoxin. Các đầu bếp muốn chế biến thịt cá nóc phải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt trong nhiều năm, sau đó mới có được chứng chỉ hành nghề.

Sứa biển

Ảnh minh họa

Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.

Một số người thường dùng sứa để chế biến thức ăn, nhưng tuyệt đối không được dùng sứa biển tươi (chưa qua chế biến) để làm gỏi ăn sống và đặc biệt không được dùng sứa kể cả sứa đã qua chế biến để làm thức ăn cho trẻ em.

Khế

Ảnh minh họa

Trong khế có chứa chất độc gây ảnh hưởng tới não và hệ thần kinh. Đối với những người có thận không tốt, chỉ 100ml nước khế có thể gây trúng độc.

Óc khỉ

Ảnh minh họa

Óc khỉ được làm món ăn khá phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Một số người cho rằng ăn óc khỉ có thể chữa được bách bệnh và nếu ăn óc khỉ sống thì càng tốt. Nhưng đây là một điều vô cùng nguy hiểm cho tính mạng người ăn phải vì óc khỉ chứa tác nhân gây ra bệnh Jakob biến thể, căn bệnh khiến não nhũn ra và chết.

Cây cơm cháy

Ảnh minh họa

Cây cơm cháy rất được nhiều người biết đến vì đây được xem như một loại cây thuốc quý, mọc hoang dại ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta. Cây cơm cháy có thể dùng được nếu chế biến đúng cách bởi vì cành và hạt của cây cơm cháy chứachất độcxyanua, có thể gây nguy hiểm cho người.

Bạch tuộc sống Sannakji

Ảnh minh họa

Đây được coi là món ăn khoái khẩu của Hàn Quốc vì cách ăn món này rất “lạ đời”, đó là ăn khi các ống hút của xúc tu vẫn còn. Thực khách phải nhai rồi nuốt chúng ngay trước khi các ống hút của xúc tu dính vào vòm miệng và cổ họng có thể khiến thực khách ngạt thở đến chết.

Hạt Pangium Edule

Hạt Panguim Edule hay còn gọi là hạt buồn nôn, được trồng nhiều ở vùng đầm lầy ngập mặn Đông Nam Á, có chứađộc tốHydrogen Cyanide. Độc tố trong loại hạt này rất khó loại bỏ. Chỉ có thể loại bỏ bằng cách ngâm nước, bóc vỏ, luộc kỹ hoặc ủ trong lá chuối và tro khoảng một tháng rồi mới có thể sử dụng.

*****

Phạm phải 6 điều “đại kỵ” này khi ngủ, bạn sẽ mất ít nhất 15 năm tuổi thọ

Không thể nghi ngờ rằng cơ chế ngủ tự nhiên của con người là hoàn chỉnh nhất, hệ thống nhất và hiệu quả nhất. Ngoài ra, giấc ngủ cũng là nội dung trọng yếu nhất trong khoa học dưỡng sinh.

Tuy nhiên nhiều người trong chúng ta đã bỏ qua một số việc nhỏ có hại cho sức khỏe, thậm chí nó còn khiến người giảm tuổi thọ.

1. Không tháo “đồng hồ” khi ngủ

Một số người có thói quen đeo đồng hồ khi ngủ, việc này không chỉ làm giảm tuổi thọ của đồng hồ mà còn làm hại đến sức khỏe người đeo nó. Bởi vì ở đồng hồ, nhất là đồng hồ dạ quang có phát ra bức xạ radium, mặc dù lượng bức xạ không nhiều, nhưng chuyên gia tin rằng thời gian dài chịu nhận bức xạ, sức khỏe của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2. Nếu bạn đeo răng giả, hãy tháo ra khi ngủ

ảnh minh họa

Một số người vì những lý do khác nhau mà phải đeo răng giả. Tuy nhiên khi ngủ họ thường quên không tháo chúng ra, đây là một thói quen xấu. Bởi vì khi ngủ, người này rất dễ trong vô thức mà nuốn mất hàm răng và gây nguy hại đến tính mạng. Vậy nên người đeo răng giả nên tháo ra và rửa sạch trước khi đi ngủ, vừa sạch khoang miệng lại có giấc ngủ an toàn.

3. Không nên mặc áo nịt ngực khi ngủ

ảnh minh họa

Bệnh viện Hawaii có làm một cuộc khảo sát đối với 5.000 phụ nữ, kết quả cho thấy, những phụ nữ mặc áo nịt ngực lâu hơn 12 giờ có khả năng mắc bệnh ung thư vú cao hơn 20 lần so với những người có thời gian mặc ngắn hơn. Phụ nữ mặc áo nịt ngực để cho thân hình gọn gàng và bảo vệ núm vú, tuy nhiên vào ban đêm thì hãy tháo áo ra để bảo vệ sức khỏe.

4. Tránh ngủ gần những thiết bị chạy bằng điện

ảnh minh họa

Chuyên gia của Mỹ là James Cook có lưu ý rằng, một loạt các thiết bị điện tử như Tivi màu, tủ lạnh, điện thoại di động, trong quá trình sử dụng đều có phát ra các loại bước sóng. Chúng tạo thành mạng lưới sóng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm rối loạn chức năng sinh lý. Mặc dù lượng sóng phát ra từ những thiết bị này không nhiều nhưng cũng cần phải đề phòng.

Rất nhiều người có thói quen chơi điện thoại trước khi ngủ, đến lúc buồn ngủ thì liền đặt điện thoại bên cạnh mình. Một lượng lớn bức xạ phát ra từ điện thoại làm ảnh hưởng không tốt đến sưc khỏe con người.

5. Quên không tẩy trang trước khi ngủ

ảnh minh họa

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều chị em đều thích trang điểm, tuy nhiên một số người, nhất là phụ nữ trẻ, họ thường không tẩy trang trước khi đi ngủ. Nên biết rằng mang theo lớp trang điểm khi ngủ sẽ khiến cho các lỗ chân lông bị bít kín lại, gây trở ngại cho việc thoát mồ hôi và sự hô hấp của da. Nếu việc này diễn ra trong thời gian dài, nó còn gây mụn và làm ảnh hưởng đến dung nhan.

Vì vậy, các bạn nữ cần tẩy trang trước khi ngủ. Loại bỏ nguy cơ do các loại kem phấn trang điểm gây kích ứng da, và giúp cho da được hô hấp đầy đủ. Làm vậy không chỉ giữ cho làn da sáng bóng mà còn giúp cho giấc ngủ đến sớm hơn.

6. Vừa gội đẫu đã vội đi ngủ với mái tóc ướt

Tây y cho rằng, đi ngủ khi mái tóc còn ướt rất dễ gây nên hiện tượng chóng mặt buồn nôn.

Rất nhiều người có thói quen gội đầu trước khi đi ngủ nhưng không làm khô tóc. Điều này khiến cho một lượng lớn nước còn đọng lại trên da đầu. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, đi ngủ với mái tóc ướt rất dễ sinh ra bệnh tật. Nửa đêm thức dậy người này có thể thấy da đầu tê bì, kèm theo đau đầu khi thời tiết thay đổi.

Sáng hôm sau ngủ dậy, người này còn xuất hiện hiện tượng đau đầu hay chóng mặt, thậm chí còn bị buồn nôn. Nếu hiện tượng này kéo dài, nó còn khiến thần kinh tĩnh mạch da đầu bị viêm nhiễm.

Trung y cho rằng, đi ngủ khi tóc còn ướt rất dễ gây cảm mạo.

Trong ngày, thời điểm lúc nửa đêm là dương khí yếu nhất, thêm nữa lúc này cũng là thời điểm mà chúng ta cảm thấy mệt mỏi nhất sau một ngày làm việc căng thẳng, khí bảo vệ cơ thể hạ thấp nên khả năng chống phong hàn giảm.

Vì vậy, nếu dùng nước nóng gội đầu sẽ khiến các mao mạch được kích thích giãn nở, khi gặp khí lạnh sẽ theo phản xạ tự nhiên mà co rút lại, lượng máu giảm nhanh chóng, khiến cho sức đề kháng của hệ hô hấp giảm xuống.

Những virut còn tồn tại từ trước có khả năng sinh sôi và phát triển, tạo nên bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Vì thế rất dễ dẫn đến người này mắc phải bệnh cảm mạo, chảy nước mắt, nghẹt mũi, đau đầu thậm chí là phát sốt. Nếu đầu tóc còn ướt đã leo lên giường đi ngủ thì lại càng dễ bị cảm hơn.

Hãy bỏ túi ngay 6 lưu ý quan trọng trước khi ngủ! Nếu không, những thói quen này có thể khiến con người giảm 1/3 tuổi thọ mà không hay biết. Muốn trường thọ dưỡng sinh là tốt nhất và người đó không nên có thói quen mà quy tắc dưỡng sinh cấm kỵ.

Comments (0)
Add Comment