Vợ chồng gọi mày xưng tao tổn thương hơn cả bị phản bội

Cách xưng hô ảnh hưởng lớn đến tình cảm, hạnh phúc của vợ chồng. Đã có những cặp vợ chồng vì cách xưng hô thô thiển, suồng sã đẩy đến nhiều những mâu thuẫn.

Những lúc bình thường, vợ chồng có thể gọi anh xưng em, “ông xã”, “bà xã”, “cậu”, “tớ”… nhưng những lúc cãi cọ lại xưng “cô – tôi”, “anh – tôi”. Những cách xưng hô này cơ bản là có thể chấp nhận được. Nhưng đôi lúc nóng nảy, vợ chồng gọi nhau là “mày – tao”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có đến 99% người vợ hoặc người chồng cho rằng bản thân cảm thấy bị tổn thương khi bị người bạn đời từng đầu gối tay ấp gọi mình là “mày” xưng “tao”. Nhiều người còn tỏ ra không thể tha thứ cho việc “nhỡ miệng” này của người bạn đời, họ cho rằng một khi đã không còn tôn trọng nhau thì cũng nên chia tay.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nhiều người vẫn ngụy biện rằng vợ chồng quan trọng là ăn ở với nhau thế nào chứ không quan trọng trong cách xưng hô. Ngôn ngữ tuy là cái vỏ, tình cảm mới là cốt lõi nhưng không phải muốn gọi thế nào cũng được.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cách xưng hô là một cách thể hiện tình cảm trong cuộc sống vợ chồng. Nó thể hiện nếp văn hóa, mức độ hòa hợp trong đời sống hôn nhân. Qua cách xưng hô có thể thấy rõ sắc thái, tình cảm vợ chồng như yêu thương, giận dỗi hay xung đột.

Khi xưng hô anh – em sẽ thấy vợ chồng tình cảm hơn rất nhiều. Vợ chồng xưng hô mày tao khi nào thì “được phép”. Theo chuyên gia tâm lý, cho dù ngay cả khi cãi nhau vì bất cứ lý do gì và ai đúng, ai sai thì vợ chồng cũng không nên xưng hô “mày – tao” với nhau.

Cách xưng hô mày tao sẽ khiến cả hai cảm thấy mình bị coi thường, không được tôn trọng, làm cho mâu thuẫn bị đẩy lên cao. Và ngay cả khi hai vợ chồng trấn tĩnh lại có cố gắng thế nào cũng khó xóa mờ sự tổn thương do câu xưng hô kia gây ra.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xưng hô mày – tao mỗi khi cãi nhau sẽ biến thành thói quen, và cứ như vậy sẽ khiến vợ chồng trở nên coi thường nhau thực sự. Thể hiện sự tôn trọng nhau trong cách xưng hô chính là nguyên tắc để tránh xung đột kéo dài.

* Theo GiadinhVietNam

*****
*****

Khi về già mình sẽ không sống chung với bất kỳ đứa nào, chỉ sống với…vợ hay chồng!

Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.

1. Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với… vợ hay chồng. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình.

Còn mình không có tiền mua nhà thì chấp nhận thuê, nếu không đủ tiền thuê mình sẽ nhờ con hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

2. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cái đó không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì nhà nước cho nghỉ là đã nghiên cứu kỹ rồi, thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, làm làm gì, để tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

3. Khi về già, mình sẽ tránh tiếp xúc với truyền thông vì mình biết giá trị của mình ở mức nào. Nếu vì một lý do nào đó mà được phỏng vấn, mình sẽ cố tránh lên lớp, rồi lớn tiếng khẳng định lớp già sẽ làm cái này làm cái nọ, sẽ có ích cho nơi này nơi kia.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Nếu tiền ít thì sẽ ở những chỗ xoàng, tiền nhiều sẽ ở chỗ tươm. tất. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau.

Chúng nó còn phải đi làm nên không muốn làm phiền nhiều. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn.

Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá rồi. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Phải biết tranh thủ thời gian làm những việc mình chưa làm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tóm lại, lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Mong là sẽ được.

* Theo yeugiadinh

*****
*****

5 tư thế ngủ chứng tỏ chồng yêu vợ nhất trên đời, hãy giữ chặt ông chồng này nhé!

Cưới nhau lâu rồi có chồng chị nào còn nói câu “anh yêu em” như hồi mới yêu không? Chắc chẳng có chàng nào “lãng mạn bền bỉ” như thế đâu nhỉ. Thực ra, khi đã là vợ chồng thì tình yêu không được thể hiện bằng lời nói, nó sẽ cụ thể hóa bằng những điều đơn giản hàng ngày, đặc biệt là trong lúc đi ngủ. Nếu chị nào thấy chồng thích ngủ trong tư thế này thì đích thị là anh ấy yêu vợ nhất trên đời đấy nhé.

1. Ôm vợ từ phía sau

Trong tư thế này, cả 2 vợ chồng sẽ nằm nghiêng. Vợ áp chặt lưng vào trong lòng của chồng và để khẳng định thêm tình cảm của mình, anh ấy sẽ vòng tay ra phía trước và nhẹ nhàng đặt lên phần eo của vợ.

Tư thế ngủ này cho thấy tình cảm gần gũi, thân mật, hạnh phúc của 2 vợ chồng.
Tư thế ngủ này cho thấy tình cảm gần gũi, thân mật, hạnh phúc của 2 vợ chồng.

Đặc biệt, nó còn cho thấy người chồng này rất có trách nhiệm với gia đình, luôn muốn chăm sóc và bảo vệ vợ con của mình. (Ngược lại, nếu vợ là người ôm chồng thì nó thể hiện là người phụ nữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống hôn nhân, mạnh mẽ cùng chồng vượt qua mọi thử thách của cuộc sống).

2. Tư thế lãng mạn truyền thống

Đây là cách ngủ mà bất kì cặp đôi nào cũng từng làm, nhất là khi còn yêu nhau hoặc mới cưới.

Đó là tư thế người đàn ông nằm ngửa mặt và người vợ nằm tựa đầu vào vai hoặc ngực chàng.
Đó là tư thế người đàn ông nằm ngửa mặt và người vợ nằm tựa đầu vào vai hoặc ngực chàng.

Rất hiếm cặp đôi duy trì được tư thế này sau một thời gian dài kết hôn. Nếu đã có con rồi mà anh ấy vẫn thích vợ gối lên tay hoặc ngực mình thì đó đúng là một người đàn ông lãng mạn với tình cảm dành cho vợ rất sâu sắc. Vị trí này không chỉ thể hiện sự thân mật mà dường như anh ấy còn muốn nâng niu, chăm sóc rất tỉ mỉ cho người bạn đời của mình. Người chồng thế này thường rất chung thủy và không bao giờ bỏ rơi vợ trong mọi hoàn cảnh.

3. Tư thế mặt đối mặt với vợ

Hai vợ chồng nằm quay mặt vào nhau (người cao người thấp), ôm nhau.
Hai vợ chồng nằm quay mặt vào nhau (người cao người thấp), ôm nhau.

Tư thế ngủ này cho thấy tình cảm yêu thương vợ chồng dành cho nhau. Anh chồng hết mực yêu vợ đồng thời cũng luôn khát khao nhận được những sự âu yếm từ phía bạn đời của mình. Người chồng thích ngủ ở tư thế này là người khá mạnh mẽ nhưng cũng rất tôn trọng ý kiến của vợ. 2 bạn có thể hỗ trợ nhau trong cuộc sống về mọi mặt, giúp cho đối phương tiến bộ và đạt thành quả cao hơn.

>>> Top những địa chỉ bán rượu sâm Hàn Quốc uy tín, chất lượng được nhiều người tin dùng nhất hiện nay

4. Không ôm nhưng muốn chạm vào người vợ

Không nhất thiết phải ôm ấp mới chứng tỏ được tình yêu. Người chồng yêu vợ có thể nằm cách xa, thậm chí quay lưng lại nhưng vẫn cố tình để tay (hoặc chân) chạm vào người vợ. Chỉ một hành động nhỏ bé như vậy thôi nhưng cả 2 sẽ cảm nhận được sự ấm áp của tình yêu. Nó còn giống như một sự động viên, chia sẻ tâm tư “không tốn một lời” giúp người vợ giải tỏa được những áp lực trong cuộc sống và tin tưởng ở chồng hơn.

Hai vợ chồng nằm quay mặt vào nhau (người cao người thấp), ôm nhau.
Hai vợ chồng nằm quay mặt vào nhau (người cao người thấp), ôm nhau.

Cách ngủ này sẽ giúp hai vợ chồng có không gian riêng nhưng vẫn coi trọng những cử chỉ gần gũi, quan tâm đến nhau.

5. Tình nguyện để vợ “gác” lên người

Cảm giác bị người khác “gác” lên người mình khi ngủ chẳng dễ chịu chút nào.
Cảm giác bị người khác “gác” lên người mình khi ngủ chẳng dễ chịu chút nào.

Tuy nhiên, người đàn ông yêu vợ luôn tình nguyện gánh trách nhiệm này. Thậm chí, anh ấy có thể chủ động cầm tay, chân vợ đặt lên người mình. Đây là người chồng yêu vợ rất nhiều và luôn muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho cô ấy. Đặc biệt, mẫu đàn ông này còn luôn đặt gia đình lên trên hết, dù họ đi đâu hay làm gì cũng luôn nghĩ về vợ con, nếu việc đó ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình thì họ nhất quyết không làm.

*****
*****

Vợ anh có đẹp bằng em không? Đàn ông đọc xong bài này sẽ phải “cúi đầu” hổ thẹn!

Hai mươi lăm tuổi tôi cưới vợ. Ngày tôi đưa người yêu về ra mắt, mẹ tôi thì thầm bảo: “Con nên suy nghĩ thật kĩ. Mẹ thấy nó liễu yếu đào tơ, con nhà giàu có, sợ lấy con rồi không quen chịu khổ, rồi được ba bảy hai mốt ngày thôi”.

Giàu – nghèo chính là khoảng cách duy nhất làm tôi e ngại. Nhưng cuối cùng chính sự mạnh mẽ và quyết liệt của em tiếp cho tôi động lực để tiến tới. Chúng tôi thành vợ chồng trong sự lo lắng, dèm pha và cả những đố kị.

Không muốn mang tiếng cậy nhờ nhà vợ, tôi bắt đầu mọi thứ bằng hai bàn tay trắng và nghị lực của mình. Vợ tôi vì không muốn chồng mình tự ái cũng từ chối sự trợ giúp của gia đình. Em, từ một tiểu thư quen lụa là nhung gấm sau khi lấy chồng bỗng như lột xác thành một con người khác, giản dị và chịu khó như bao nhiêu cô gái lấy chồng nghèo khổ.

Kinh tế dần ổn định, rồi chúng tôi có con. Cuộc sống dần phất lên như diều gặp gió. Tôi đã trở thành một ông chủ. Ai cũng nói vợ tôi “có mắt nhìn người”, nhưng tôi biết rằng không có vợ tôi tin tưởng, không có vợ tôi đồng tâm, tôi chắc chắn đã không có được một ngày hôm nay rạng rỡ.

…Cho đến ngày tôi gặp nàng. Nàng hai mươi tuổi, đang là sinh viên, rất xinh đẹp, quyến rũ và năng động. Nàng làm thêm cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng. Hôm đó, trong sự kiện ra mắt dòng xe mới, nàng chủ động làm quen với tôi. Tôi mời nàng cùng ăn tối. Nàng không từ chối. Không gì tuyệt vời bằng một kẻ có tiền, người ta nói không sai “có tiền mua tiên cũng được”.

Sau bữa tối ở khách sạn, tôi đặt phòng nghỉ, nàng nhìn tôi e lệ cười không phản đối. Thực ra tôi luôn biết trước phản ứng của đối thủ khi đưa ra quyết định có nên tiến tới hay dừng lại. Những cô gái trẻ và xinh đẹp, họ chỉ muốn thỏa nỗi khát khao hiếu thắng tức thời. Rất ít người có ý muốn tiến xa hơn tới một mối quan hệ lâu dài. Tình một đêm, thực ra cũng có cái gì đó rất hấp dẫn và thú vị. Và đây không phải là lần đầu tiên.

Tôi vừa dập tắt điếu thuốc thì cô nàng bé bỏng từ phòng tắm bước ra. Trên người nàng, chiếc khăn quấn hững hờ trễ nải. Tôi nhổm người dậy định kéo nàng ngồi xuống, bất ngờ nàng lùi lại rồi xoay người rồi nũng nịu hỏi: “Anh nói đi, vợ anh có đẹp bằng em không?”. Bao nhiêu hừng hực như lửa trong lòng tôi bỗng như bị một cơn gió ùa qua thổi tắt lịm.

Tôi ngắm nhìn nàng: Gương mặt điểm trang tỉ mỉ rất sắc nét, dáng người đầy đặn nhưng thon thả với những đường cong gợi cảm, bầu ngực săn chắc hững hờ trong tấm khăn mỏng như mời gọi. Những ngón tay dài và thon mềm đang đưa đưa vuốt những lọn tóc chưa kịp khô.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tôi bảo: “Vợ anh, cô ấy tất nhiên không đẹp bằng em, nhưng…”. Tôi chưa dứt câu, nàng đã sà xuống. Tôi tránh nụ hôn của nàng rồi bật dậy cáo lỗi có việc cần phải đi. Nàng nhìn tôi, ánh nhìn đầy tức giận và trách móc.

Đường phố đã lên đèn. Trên đường, lẫn trong dòng người qua lại vẫn không thể che lấp những đôi trai gái chở nhau trên đường, tay cầm lấy tay đầy yêu thương tình tứ. Và biết đâu đấy, trong những cặp đôi ấy có những người vợ người chồng không chung thủy giống như tôi.

Tôi nhận ra lâu rồi tôi không ăn tối ở nhà, với đủ những lí do. Vợ tôi dường như đã quen với điều đó đến mức không còn hỏi nữa. Ngày yêu và mới cưới nhau, tôi thường nói với em rằng “khi nào anh thành đạt, anh kiếm được nhiều tiền, chắc chắn anh sẽ làm cho em trở thành một bà hoàng khiến mọi người phải ghen tỵ”. Lúc đó vợ tôi nói: “Em không cần trở thành một bà hoàng, em chỉ cần chúng mình thương nhau”. Và giờ khi tôi trở nên giàu có, tôi đã biến vợ tôi thành một người phụ nữ cô đơn.

Khi cô gái trẻ hỏi tôi “vợ anh có đẹp bằng em không?”, bất giác trái tim tôi nhói lên như bị ai lấy kim chọc vào. Cô gái trẻ ấy có tư cách gì mà dám so sánh với vợ tôi. Vợ tôi rõ ràng không còn đẹp. Sau hai lần sinh nở, mái tóc đã thưa hơn, bầu ngực đã chảy xệ, bụng chằng chịt những vết rạn trắng mờ. Bàn tay của em cũng không còn mềm mại mượt mà, dáng hình cũng không còn thon gọn. Đã có lần vợ hỏi tôi “em có nên đi thẩm mĩ không?”. Tôi dứt khoát trả lời “ Anh yêu em vì những gì em có. Đừng làm đau bản thân mình, ai rồi chẳng phải già đi”.

Vợ đã cùng tôi đi qua những tháng năm khốn khó không một lời chê trách than phiền, vì tôi mà tập lăn lộn mưu sinh, vì tôi mà cam tâm chịu khổ. Em yêu tôi bằng một niềm tin bất diệt rằng rồi có ngày gia đình sẽ thấy rằng em lựa chọn đúng. Nhưng giờ, sau bao nhiêu năm chung sống, khi giai đoạn khó khăn đã qua, cuối cùng em đã chọn đúng hay sai? Tôi đã mua cho em một ngôi nhà to rộng nhưng lại không cùng nhen lửa ấm. Tôi đem đến cho em cuộc sống đủ đầy nhưng lại lấy đi của em nụ cười. Lâu rồi em đã không còn cười nhiều. Em thường nhìn tôi, nói một cách ý nhị rằng: “Em có thể chịu khổ được nhưng bọn trẻ nó còn nhỏ quá. Anh có thể vì chúng không?”. “Anh không vì em, vì con thì vì ai”, tôi đã từng nói câu nói đó mà không hề ngượng ngùng, vậy mà giờ nghĩ lại thấy vô cùng hổ thẹn.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Hai đứa con thấy bố về sớm vô cùng ngạc nhiên chạy ào ra hỏi “hôm nay bố không phải tiếp khách ạ?”. Rồi đứa kéo tay, đứa ôm cổ kéo vào nhà. Vợ tôi từ trong bếp đi ra, nói nhỏ: “Ba mẹ con chuẩn bị ăn cơm. Em tưởng hôm nay anh cũng không ăn cơm nhà nên làm bữa khá đơn giản. Anh muốn ăn món gì để em làm thêm”. Tôi bảo vợ tôi “từ nay đứng cắt suất bữa tối của anh nữa nhé”. Vợ tôi cười. Thực ra thì khi cười, vợ tôi vẫn rất đẹp, dù hai đuôi mắt đã bắt đầu hằn lên những vết chân chim.

*****
*****

Về nơi cả trăm đàn ông cho vợ bỏ đi nước ngoài để… lấy đô la

Để có cuộc sống sung túc, nhiều ông chồng ở xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chấp nhận kí đơn ly hôn cho vợ kết hôn với người nước ngoài, xuất khẩu lao động. Nhiều năm họ sống cảnh “gà trống nuôi con” và hạnh phúc không còn trọn vẹn.

“Kí đơn ly hôn để lấy đô la”

Ngôi nhà ông Đinh Văn C. (SN 1974, thôn Bắc Sơn) gạch men ốp láng bóng. Trong nhà khá đầy đủ tiện nghi, tuy trên những bức ảnh treo trên tường không có bức nào có mặt người mẹ, người vợ của gia đình.

Vì cuộc sống, anh Ch. chấp nhận kí đơn li hôn cho vợ kết hôn giả đi nước ngoài
Vì cuộc sống, anh Ch. chấp nhận kí đơn li hôn cho vợ kết hôn giả đi nước ngoài

15 năm nay, anh C. và 3 con trai sống với nhau khi vợ anh là chị S. (SN 1976) xuất khẩu lao động tại Đài Loan.

Cười ngậm ngùi anh kể, năm 2002 gia đình rất khó khăn, đứa con út mới 1 tuổi, anh phải kí đơn ly hôn để vợ kết hôn với người nước ngoài, sang Đài Loan lao động.

“Thời đó ở xã có phong trào đi xuất khẩu lao động theo hình thức kết hôn giả với người ngoài để rút ngắn thời gian, tránh nhiều thủ tục rờm rà, tiết kiệm chi phí và quan trọng là được họ bảo lãnh làm việc”, anh C. giải thích.

Có tiền vợ gửi từ nước ngoài về, cuộc sống của 4 cha con đỡ hơn, cuối năm 2014 anh xây được ngôi nhà 3 tầng. Nhưng rồi cuộc sống thiếu bàn tay người mẹ, một mình anh phải làm thay bổn phận người phụ nữ, vất vả chăm con.

Anh kể, các con biết bố mẹ đã kí đơn ly hôn, nhiều lần nói mẹ về quê để sinh sống nhưng mẹ chưa về nên các con rất giận. Đứa con đầu giận đến mức không còn nghe điện thoại của mẹ.

Cùng chung tình cảnh, anh Nguyễn Văn H. (SN1979), trú thôn Song Hồng cũng “giả” kí đơn ly hôn để cho vợ đi xuất khẩu lao động. Không ngờ, có ngày vợ chồng anh tan vỡ thật.

“Con dâu mới sinh cháu thứ hai được 4 tháng tuổi đã nhất quyết đòi sang Hàn Quốc làm việc. Hai đứa nó giả bỏ nhau để con dâu dễ đi xuất khẩu lao động. Sau 1 năm thì vợ gọi điện cho chồng bảo không về quê nữa”, bà K., mẹ anh H. nói.

Bà Kh. nói thêm, 8 năm sống cảnh “gà trống nuôi con”, nhưng con trai bà chưa đi bước nữa vì còn mặc cảm chuyện bị vợ bỏ.

Bà Th. vừa làm bà vừa làm mẹ, khi 2 cô con dâu đi nước ngoài không về
Bà Th. vừa làm bà vừa làm mẹ, khi 2 cô con dâu đi nước ngoài không về

Khi ly hôn, cháu Bông còn nhỏ chưa kịp khai sinh, pháp luật phân chia cho mẹ nó nuôi dưỡng cháu nên mới có tình cảnh, dù bố nuôi con nhưng cháu phải mang họ mẹ.

Theo ông Hoàng Văn Tiến, Phó chủ tịch xã Cương Gián, vấn nạn chồng kí đơn ly hôn để cho vợ được đi xuất khẩu lao động xảy ra nhiều từ 9-10 về trước.

Sở dĩ có vấn nạn đó là khi phụ nữ kết hôn với người nước ngoài sang bên đó họ được nhập quốc tịch để được bảo lãnh mọi quyền lợi và kéo dài thời gian lao động.

Tuy nhiên có nhiều hệ lụy, cá biệt có nhiều người vợ kết hôn được với người nước ngoài đã cắt đứt liên lạc với chồng con quê. Thống kê chưa hết đã có khoảng 100 đôi bỏ nhau.

Nhiều chuyện bi hài

15 năm làm chi hội phụ nữ thôn, bà Dương Thị Hường (trú tại thôn Đại Đồng) nhiều lần chứng kiến những câu chuyện bi hài xung quanh những cặp đôi vợ đi lao động ở nước ngoài, chồng ở nhà nuôi con.

Bà Hường cho hay, thôn Đại Đồng có 20 cặp vợ chồng bỏ nhau để đi nước ngoài làm ăn
Bà Hường cho hay, thôn Đại Đồng có 20 cặp vợ chồng bỏ nhau để đi nước ngoài làm ăn

Bà kể, nhiều lần bà phải đến tận nhà để hòa giải cho những cặp đôi xa nhau mấy năm ròng nhưng khi vợ chồng đoàn tụ lại không ngủ chung giường.

“Qua tìm hiểu, lý do không thể ngờ là vợ nhiều năm đi xuất khẩu lao động ở các nước nên đã quen sạch sẽ khi về quê thầy chồng quê mùa, hôi hám nên không cho nằm chung giường”, bà Hường nói.

Rồi đến chuyện, khi cuộc sống còn khốn khó thì vợ chồng yêu thương nhau. Khi kinh tế dư giả, cảnh vợ chồng xa nhau khiến cho họ không còn chung thủy, xảy ra ghen tuông rồi bỏ nhau.

Theo bà Hường, ở thôn Đại Đồng, nhiều cô vợ sẵn sàng bỏ chồng bỏ con để được đi xuất khẩu lao động. Có đến 20 cặp vợ ly hôn chồng, bỏ lại con cái do người chồng chăm sóc.

Cám cảnh nhất trường hợp ông Lê Văn K. (SN 1956), vợ mất sớm, mình ông nuôi đang cháu nhỏ.

Con trai và con dâu ông từng làm việc ở Đài Loan, khi hết hạn hợp đồng về kết hôn, sinh con. Tuy nhiên, cháu nội mới được 1 tháng thì con dâu bỏ con lại cho chồng sang Đài Loan tiếp tục lao động.

Người con trai chán nản đi vào Sài Gòn làm việc, để cháu cho ông chăm.

Vợ bỏ đi xuất khẩu lao động, anh T. chịu cảnh gà trống nuôi con
Vợ bỏ đi xuất khẩu lao động, anh T. chịu cảnh gà trống nuôi con

Còn anh Nguyễn Văn T. (SN 1992) cay đắng vì cảnh cưới vợ chưa được lâu, mới có con với nhau được 3 tháng song vợ anh đã bỏ chồng con sang Đài Loan.

Ngoài việc chăm con mình, anh T. cùng mẹ đang chăm cháu cho anh trai vì chị dâu đã đâm đơn ly hôn để sang Hàn Quốc làm việc. Hạnh phúc tan vỡ, hàng xóm đàm tiếu, anh trai anh T. gửi con để ra Bắc Ninh làm công nhân.

“Đi xuất khẩu lao động đổi đời cho biết bao gia đình. Tuy nhiên, như gia đình chúng tôi có hai cô con dâu coi trọng tiền hơn chồng con thì bất hạnh. Các cháu còn nhỏ phải xa mẹ, hai đứa con trai đang trẻ nhưng đã qua một đời vợ”, bà Th., mẹ anh T. ngậm ngùi.

Theo Đậu Tình (VietNamNet)

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.