Thuộc lòng bí quyết này, quý ông có đi chúc Tết hết cả dòng họ cũng không sợ say xỉn

Với nhiều quý ông, việc uống nhiều rượu trong các cuộc vui rất khó tránh. Đặc biệt là những dịp lễ Tết sắp tới đây. Say xỉn không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn gây tác hại về lâu về dàì. Vây phải làm gì để giải rượu nhanh?

Trước khi uống rượu

Ăn lòng trắng trứng gà:

Lòng trắng giàu loại protein khiến cồn trong rượu bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt lượng cồn hấp thu vào máu. Mặt khác, nó còn giúp tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.

Ăn lòng trắng trứng gà
Ăn lòng trắng trứng gà

Ăn đậu xanh hoặc uống nước vỏ đậu xanh:

Đậu xanh là loại thực phẩm có khả năng phân hủy các loại độc tố rất tốt. Theo Đông y, đậu xanh bồi bổ nguyên khí, làm mát gan, giải được nhiều thứ độc.

Uống chút giấm, nước chanh đường hay ăn các loại quả chua:

Các acid này có thể giúp trung hòa một số alcohol trong rượu.
Các acid này có thể giúp trung hòa một số alcohol trong rượu.

Trong khi uống rượu

Trong mâm rượu, ngoài các món đồ nhắm nên có một số món ăn giúp giải độc chất cồn như: củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, cam quýt, dâu tây, chanh, các món ăn chế biến từ đậu xanh (như nhân bánh chưng)…

Bạn không nên chỉ uống suông mà cần ăn nữa, kèm thêm các món vừa kể.

Sau khi uống rượu

Bạn tự mình phục vụ hoặc nếu quá say thì nhờ người nhà áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

– Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.

– Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100-200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt pha đường uống.

– Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16g, thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống.

– Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

– Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.

– Ăn các sản phẩm chế từ đậu xanh (khoảng 10-30g), hoặc giã 5-10g đậu xanh cả vỏ, pha đường uống.

– Giấm ăn 60g, đường 15g, gừng 3 lát, giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống.

– Chanh tươi một quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng, ăn cả quả càng tốt.

– Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g, có thể sao thơm; mơ chua 2 quả, cho vào khoảng 300ml nước, sắc nhỏ lửa 20 – 30 phút rồi uống, thêm chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.

Các biện pháp trên phần nào có tác dụng giải rượu, làm giảm bớt phần nào tác hại của rượu. Điều quan trọng nhất là bạn cần biết làm chủ bản thân để không uống quá nhiều.

*****
*****

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn 1 lát gừng mỗi ngày trong suốt 1 tháng?

Dưới đây là những điều sẽ xảy ra nếu bạn chăm chỉ dùng gừng mỗi ngày trong suốt 1 tháng liền.

Gừng là loại thực vật thân rễ phát triển dưới lòng đất từ một nhánh nhỏ. Gừng thuộc họ Zingiberaceae chi Zingiber. Người ta cho rằng loại củ này xuất hiện từ khu vực thuộc dãy Himalaya ở Nam Á.

Ngày nay, gừng được trồng ở nhiều nơi vì mục đích thương mại cũng như tác dụng tuyệt vời của nó. Cây gừng cao khoảng 1m, thân nhỏ, lá có màu xanh đậm giống lá các loại cây cỏ hoặc lá cây hoa nhỏ.

Loại thảo dược này có chứa protein, tinh dầu, phốt pho, canxi, magie, mangan, axit folic, vitamin C và B6. Y học Trung Quốc cho rằng gừng có tác dụng tốt hơn khi kết hợp với các loại thảo mộc khác vì gừng có sức mạnh thúc đẩy tác dụng của những thảo mộc kia.

Gừng thơm hơn, mùi thơm mạnh nhưng dễ chịu nhờ có tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên.

Gừng được dùng nhiều trong các món ăn của Châu Á – khu vực được cho rằng gừng và muối là những thành phần quan trọng.

Dưới đây là những điều sẽ xảy ra nếu bạn chăm chỉ dùng gừng mỗi ngày trong suốt 1 tháng liền.

Dùng thử gừng mỗi ngày trong 1 tháng xem có điều gì xảy ra. Ảnh minh họa.
Dùng thử gừng mỗi ngày trong 1 tháng xem có điều gì xảy ra. Ảnh minh họa.

1. Có thể giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và giảm cholesterol

Gừng có ít calo và không chứa cholesterol, nhưng lại là một nguồn chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu phong phú như pyridoxine (vitamin B6) và axit pantothenic (vitamin B5). Đây là những chất quan trọng giúp sức khỏe tốt.

Ngoài ra, gừng còn bao gồm một lượng lớn các khoáng chất như kali, mangan, đồng và magie.

Một số nghiên cứu từ Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy chỉ 2g gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Gừng giúp giảm LDL (cholesterol xấu) và cải thiện HDL (cholesterol tốt). Hơn nữa, gừng có thể cải thiện việc sản xuất cholesterol ở gan và tăng sự bài tiết của các bề mặt.

2. Cải thiện chức năng não bộ

Từ một nghiên cứu với 60 phụ nữ trung niên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gừng có các hợp chất hoạt tính sinh học và các tính chất chống viêm và có thể đánh bại bệnh Alzheimer. Nó cũng cho thấy khả năng cải thiện trí nhớ và các vấn đề thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Dùng thử gừng mỗi ngày trong 1 tháng xem có điều gì xảy ra. Ảnh minh họa.
Dùng thử gừng mỗi ngày trong 1 tháng xem có điều gì xảy ra. Ảnh minh họa.

3. Làm dịu các vấn đề liên quan đến tiêu hóa

Zingeron là thành phần tạo hương vị mạnh mẽ cho gừng và có tác dụng chống lại bệnh tiêu chảy do khuẩn E.coli, đặc biệt là ở trẻ em.

Từ thời trung cổ, gừng đã được coi như một dược phẩm hữu ích của y học để trị các bệnh về tiêu hóa.

Gừng có thể làm giảm co thắt vùng bụng nhanh chóng và làm cho thức ăn từ dạ dày đến ruột tiêu hóa nhanh hơn.

Gừng còn chứa một số enzyme có thể trợ giúp hệ thống tiêu hóa tiêu thụ protein. Chỉ cần 1,2g bột gừng trước bữa ăn có thể quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn.

4. Hết buồn nôn

Gừng có thể giúp giảm buồn nôn trong thời gian hóa trị, đi tàu xe, mang thai và phẫu thuật. Cơ chế hoạt động của gừng là ức chế các cơ quan nhận cảm serotonin và lan rộng tác dụng đến não bộ cũng như các cơ quan nội tạng.

Gừng cũng có thể làm giảm sự bài tiết của vasopresin, ngăn buồn nôn khi đi tàu xe. Chỉ cần 1,5g gừng đã đủ tác dụng hết buồn nôn.

5. Giảm đau và giảm viêm

Gừng có thể được sử dụng để giảm nhiều loại đau, giảm đau cơ đến 25%. Thậm chí gừng còn có thể giúp làm giảm cơn đau trong suốt chu kỳ “đèn đỏ” của chị em.

Lần tới, nếu bị căng cơ hay không thể nằm thoải mái do đau cơ, hãy cho dầu gừng vào bồn tắm.

Bạn cũng có thể dùng bột gừng đắp thẳng vào vùng cơ bị đau.

Thậm chí bạn có thể ăn 1 thìa bột gừng vào thời điểm bắt đầu kinh nguyệt để giảm đau bụng kinh.

Ngoài ra gừng còn nhiều công dụng khác:

Làm dịu vùng da kích ứng
Làm dịu vùng da kích ứng

Gừng là một trong những hợp chất kháng viêm thiên nhiên, giúp làm dịu làn da sưng rát, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Người đang có bệnh eczema chú ý: thêm 1 vài giọt tinh dầu gừng vào chất dẫn (như dầu ôliu) để làm dịu vùng da bị chàm.

Trị gàu

Hãy quên các dầu gội từ chất tổng hợp bởi tính sát trùng trong gừng sẽ giúp “đánh bật” nấm gây ra gàu.

Thực hiện: Trộn một ít gừng với nước rồi xịt lên da dầu để trị gàu.

Tẩy da chết

Gừng là dụng cụ tẩy da chết rất hiệu quả.

Hãy trộn gừng giã nát với mật ong rồi chà xát hỗn hợp này khắp cơ thể để cảm nhận hiệu quả nó mang lại.

Giúp tóc dày hơn

Gừng thường là thành phần chính của các sản phẩm chăm sóc tóc do chứa các chất dầu và chất chống ôxy hóa.

Áp dụng như cách trị gàu ở trên sẽ giúp tăng lưu lượng máu tới các nang lông, kích thích tóc mọc khỏe đẹp.

Lựa chọn và lưu trữ gừng

Bạn có thể trồng gừng trong vườn nhà hoặc trong một cái chậu hoa để luôn có củ gừng tươi để dùng khi cần.

Nếu đi mua ngoài hàng, bạn nên chọn gừng tươi, không nên chọn gừng sấy khô nên đảm bảo chất lượng và hương vị gừng được tốt nhất.

Gừng tươi có thể được lưu trữ trong tủ lạnh được đến 1 tháng. Cả gừng tươi và bột gừng đều nên để trong hộp kín trước khi được cất vào tủ lạnh.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.