Nữ sinh viên Việt bị bệnh lạ chưa từng ghi nhận trong y văn thế giới, gia đình tuyệt vọng cho đến khi…

Cuộc hành trình chạy chữa cho con gái chưa dừng lại. Gia đình lại đưa cô gái ngược ra Bắc với hy vọng còn nước còn tát. Song, các bác sĩ từ chối vì khi phẫu thuật, phần da của Phụng khó lành vì có thể bị co rút như trước kia, sẽ dễ gây biến chứng bại liệt.

Phụng bị vẹo cột sống từ 85 độ lên 50 độ. Vết sẹo co rút khiến cô gái đau đớn, tưởng chừng phải bỏ học, nhưng đã được nắn chỉnh.

Từ lúc 2 tuổi, Nguyễn Lê Hải Phụng (20 tuổi,Tiền Giang, hiện là sinh viên năm 3 đại học Kinh tế TP.HCM) bị viêm hoại tử, gây sẹo vùng thắt lưng. Sau lần phẫu thuật kéo da ở lưng năm 7 tuổi, sẹo co rút dần, gây ra vẹo cột sống trong quá trình lớn lên. Một năm trở lại đây, biến chứng cột sống khiến cô gái ngồi chỉ được 10 phút thì đau lưng dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập hàng ngày.

Cột sống bị cong vẹo của cô sinh viên được chụp qua X-quang. (Ảnh: Hoài Nhơn)
Cột sống bị cong vẹo của cô sinh viên được chụp qua X-quang. (Ảnh: Hoài Nhơn)

Nhiều lần đưa con gái chạy chữa khắp các nơi, bà Tôn Thị Bạch Lan dường như rơi vào tuyệt vọng. “Tôi đưa con sang Singapore, bác sĩ chẩn đoán con tôi gần như bị gãy hai đốt sống, làm tôi thêm tuyệt vọng. Bác sĩ nói để phẫu thuật gia đình phải bỏ ra chi phí lên đến 100.000 USD khiến chúng tôi đành phải về nước trong tuyệt vọng”, bà Lan nói.

Cuộc hành trình chạy chữa cho con gái chưa dừng lại. Gia đình lại đưa cô gái ngược ra Bắc với hy vọng còn nước còn tát. Song, các bác sĩ từ chối vì khi phẫu thuật, phần da của Phụng khó lành vì có thể bị co rút như trước kia, sẽ dễ gây biến chứng bại liệt.

Trong lúc mệt mỏi, vợ chồng bà Lan tình cờ đọc qua báo chí biết PGS.Võ Văn Thành chuyên gia đầu ngành về cột sống ở nước ta, hiện ông là cố vấn cho đơn vị cột sống BV Trưng Vương (TP.HCM) với hy vọng cứu chữa cho con gái.

PGS Võ Văn Thành cho biết, trường hợp của Phụng chưa được y văn thế giới ghi nhận. Sau khi tiếp nhận từ tháng 2, qua hội chẩn chuẩn bị đánh giá khả năng thành công, bác sĩ Thành đã quyết định mổ sau 4 tháng. Ê-kíp mổ do bác sĩ Thành chỉ đạo bắt đầu từ 9h, kéo dài đến 15h15. Các bác sĩ tiến hành mổ lối trước căn chỉnh làm dẻo cột sống, sau 10 ngày tiếp tục mổ lối sau dùng các ốc chân cung cố định và căn chỉnh cột sống.

Sau phẫu thuật, bệnh nhận được hỗ trợ vật lý trị liệu để sớm trở lại giảng đường. (Ảnh: Hoài Nhơn)
Sau phẫu thuật, bệnh nhận được hỗ trợ vật lý trị liệu để sớm trở lại giảng đường. (Ảnh: Hoài Nhơn)

Hiện bệnh nhân có thể đi đứng trở lại bình thường, vận động nhẹ.

Phó giáo sư Võ Văn Thành chia sẻ tình trạng bình bệnh về cột sống ở nước ta sẽ tăng trong xu thế dân số đang già. Những ca vẹo cột sống hiếm gặp Việt Nam có thể xử lý được khi có máy truyền máu hoàn hồi hỗ trợ, tiết kiệm chi phí cho nhiều bệnh nhân.

Ca mổ của Phụng được bảo hiểm y tế hỗ trợ 104 triệu đồng. Phần chi phí gia đình bỏ ra gần 200 triệu đồng để mua ốc vật tư từ Mỹ phục vụ cho ca mổ. Bác sĩ Thành cho hay nếu ca này bên Mỹ, người nhà bệnh nhân phải trả ít nhất 350.000 USD.

*****
*****

Sán làm tổ trong não gần 10 năm, người đàn ông tưởng mình bị điên

Do sở thích ăn nem chạo, tiết canh, bệnh nhân bị sán làm tổ trong não mà không biết. Gần 10 năm, anh phải điều trị bệnh tâm thần.

Tại khoa Khám và điều trị chuyên ngành (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), ông Hoàng Văn Lai (42 tuổi, quê ở Bắc Giang) là một bệnh nhân mắc sán gần chục năm, thậm chí sán đã đóng thành kén lỗ chỗ trong não. Tuy nhiên, gần đây, bệnh nhân này mới được chẩn đoán bệnh chính xác.

Bệnh nhân Lai chia sẻ nhiều năm về trước hay bị đau đầu, choáng váng, lên cơn co giật. Do những khó chịu kéo dài và ngày càng tăng, ông đi khám bệnh và được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.

“Tôi đã điều trị tại bệnh viện tâm thần một năm, sau đó không đỡ, lại tiếp tục 3 năm, rồi 5 năm, cuối cùng chẳng khỏi. Về làng, ai cũng kỳ thị vì bảo tôi bị tâm thần”, bệnh nhân Lai chia sẻ.

Vừa không khỏi bệnh, vừa phải đối diện với ánh mắt xa lánh của hàng xóm, người đàn ông này thực sự bất lực, chán nản. Một lần tình cờ được một người quen mách vào viện kiểm tra tình trạng giun sán, ông tìm đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Tại đây, kết quả kiếm tra cho thấy bệnh nhân bị sán đóng tổ trong não, không phải mắc bệnh tâm thần.

Ths.BS Nguyễn Huy Thọ. Ảnh: Hà Quyên.
Ths.BS Nguyễn Huy Thọ. Ảnh: Hà Quyên.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thọ (Trưởng khoa Khám và điều trị chuyên ngành) cho biết trường hợp trên không phải là hiếm gặp. Nguyên nhân là người dân chưa ý thức được mức độ nguy hiểm do bệnh ký sinh trùng gây ra và thường bị lãng quên.

“Khi thấy ngứa dưới da, đau đầu thậm chí là co giật, người dân thường nghĩ ngay đến các bệnh da liễu, động kinh thậm chí là ung thư. Chẳng ai nghĩ đó là bệnh do ký sinh trùng gây ra. Chỉ đến khi không điều trị khỏi, họ mới đến với chúng tôi, khi đó đã quá muộn và phải mất rất nhiều thời gian điều trị”, bác sĩ Thọ chia sẻ.

Chuyên gia này cũng khuyến cáo đây là trường hợp điểu hình cho câu nói: “Bệnh từ miệng mà ra”.

Theo vị bác sĩ này, điều khó tiên đoán đối với sán não chính là biểu hiện của bệnh thường thoáng qua hoặc giống triệu chứng của các bệnh lý khác. Đáng lưu ý là các cơ sở y tế lại thường bỏ qua xét nghiệm ký sinh trùng để loại trừ.

Để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống,… Đặc biệt khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật, người dân cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng.

Theo Zing

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.