Những dấu hiệu giúp tự nhận biết sớm ung thư đại tràng: Đừng lờ đi dù chỉ là 1 dấu hiệu

Nếu đang gặp phải bất kì triệu chứng nào được đề cập dưới đây, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ ngay để phòng ngừa ung thư đại tràng.

Hầu như chúng ta đều từng trải qua những triệu chứng như tiêu chảy, táo bón hay mệt mỏi. Tuy nhiên, tình trạng này trở nên đáng lo ngại khi kéo dài hoặc đi kèm với các dấu hiệu cụ thể hoặc đi ngoài ra máu hay chảy máu hậu môn.

Đó là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư đại tràng. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay nếu có những triệu chứng dưới đây vì phát hiện sớm là chìa khóa giúp bạn chiến thắng căn bệnh ung thư một cách ngoạn mục.

1. Máu xuất hiện trong phân

Nếu thấy máu trong phân, bạn nên cẩn thận với bệnh ung thư đại tràng. Máu có thể màu đậm, hoặc màu đỏ tươi hay lẫn với chất nhầy. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra máu ẩn trong phân để biết chính xác bạn có bị bệnh hay không.

2. Chảy máu trực tràng

Theo một bài báo được đăng vào tháng 6 năm 2009 của “BMC Medicine”, chảy máu từ hậu môn xảy ra ở hơn một nửa những người bị ung thư trực tràng.

Máu thường có màu đỏ tươi và bạn có thể nhận ra nó trong nước ở toilet hay giấy vệ sinh. Bạn sẽ gặp thêm triệu chứng đau mỗi lần “đi nặng”.

Triệu chứng này cũng xảy ra với những người bị bệnh trĩ nên đi khám bác sĩ sẽ cho kết quả đúng nhất.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Bệnh thiếu máu

Máu bị mất khi đi ngoài có thể gây ra bệnh thiếu máu, đó là sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu trong máu. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư đại tràng còn gặp cảm giác rất mệt mỏi, ốm yếu và hơi thở ngắn. Làn da cũng sẽ trở nên nhợt nhạt.

4. Đau bụng

Bụng khó chịu, đầy hơi, co thắt và đầy bụng là những dấu hiệu thường thấy ở những người được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn cuối.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

5. Giảm cân

Bệnh ung thư đại tràng có thể gây ra việc giảm cân mặc dù bạn ăn uống bình thường. Ngoài ra, bạn có thể bị cảm giác ăn không ngon miệng.

Theo bài báo “BMC Medicine” phát hành tháng 6 năm 2009, hơn 1/3 những người bị ung thư đại trực tràng bị giảm cân không rõ nguyên nhân.

6. Táo bón

Tình trạng táo bón kéo dài hơn vài ngày có thể xảy ra với những bệnh nhân ung thư đại tràng. Vì thế, chứng táo bón mãn tính, liên tục có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư này.

7. Cảm giác buồn nôn và nôn mửa

Nếu có cảm giác buồn nôn và nôn mửa liên tục mà không rõ nguyên nhân, bạn hãy đề phòng đó là một triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng. Có thể có hoặc không các triệu chứng về bụng đi kèm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

8. Phân có sự thay đổi

Nếu thấy phân có màu tối, hoặc thậm chí nâu sẫm, có khi là đen và dính, bạn đừng chủ quan với ung thư đại tràng vì dấu hiệu đó là do máu gây nên. Có thể bạn vẫn đi ngoài bình thường. Có thể bạn còn thấy phân trở nên nhỏ hơn hoặc giống như dải ruy băng hoặc bút chì.

9. Tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy kéo dài là một triệu chứng của bệnh ung thư ruột. Theo một bài báo của “BMC Medicine”, cứ 5 người bị ung thư ruột thì hơn 1 người bị tiêu chảy.

Theo Livestrong

*****
*****

Hướng dẫn cách chế biến rau cải trời chữa dứt điểm bệnh bướu cổ, kể cả bướu độc

Rau cải trời là loại rau hoang dại mọc khắp nơi ở Việt Nam, đặc biệt nhiều ở vùng Nam Bộ. Những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở miệt vườn Nam bộ chắc hẳn sẽ không quên được cây cải trời. Đó là loài rau hoang dại mọc ở mé muơng, bờ ruộng hoặc trong liếp vườn, những nơi thường xuyên có ánh nắng. Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt là lúc những cây cải trời bắt đầu đâm chồi cho những lá tươi non xanh mượt.

Cải trời thường được người dân dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc nấu canh. Cải trời non ăn với mắm sống, mắm kho hoặc luộc chấm với nước cá kho, thịt kho là món ngon dân dã mà tạo hóa ban tặng cho người dân miệt vườn.

Cải trời nấu canh với cá trê, cá lóc, đặc biệt là nấu với con tép bạc – những con tép còn búng “lóc chóc” trên sàn ghe đáy dưới sông, là món canh mà khi đã ăn rồi sẽ thấm sâu vào nỗi nhớ của những ai vốn nặng lòng với quê hương, xứ sở.

Cải trời thường được người dân dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc nấu canh (Ảnh internet)
Cải trời thường được người dân dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc nấu canh (Ảnh internet)

Cải trời vốn họ cúc, thân hơi cứng, lá sờ vào hơi nhám, có lông tơ mịn, nhìn xa trông giống như một loại cỏ mọc trong đám cỏ. Nếu để lâu không hái, cải sẽ già mọc vượt lên cao, lá nhỏ dần và bắt đầu trổ bông vàng rực theo gió phát tán khắp nơi.

Theo Đông y, cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải độc tiêu viêm, cầm máu, sát trùng. Người dân Ấn Độ dùng cây cải trời để làm thuốc hạ sốt, trừ giun, hạ nhiệt, lợi tiểu, trị nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam..

Ngoài ra, rau cải trời còn có tác dụng trị bướu cổ, thậm chí cả bướu độc rất hiệu nghiệm. Cách làm rất đơn giản: Chỉ cần dùng 1 nắm rau cải trời nấu nước uống thay nước lọc hoặc nấu canh ăn cả cái.

Kiên trì uống nước rau cải trời hoặc nấu canh ăn, bướu cổ sẽ tiêu hết
Kiên trì uống nước rau cải trời hoặc nấu canh ăn, bướu cổ sẽ tiêu hết

Ăn liên tục như vậy trong vòng 1 tuần, sau 1 tuần sẽ thấy có dấu hiệu tốt, chỗ bướu cổ xẹp nhanh chóng. Kiên trì dùng trong 1 tháng thì bướu cổ sẽ lặn hoàn toàn, không dấu vết.

Lưu ý: Nên chọn rau cải trời mọc hoang, không nên sử dụng rau trồng. Rau mọc hoang thường mềm hơn, lá màu xanh đậm, còn loại được bón phân có lá rất cứng, màu xanh nhạt, cọng lá to.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.