Những cách pha nước chấm ‘ngon thần sầu’ mà chị em nào cũng nên biết

Tuy chỉ đóng vai trò phụ, tuy nhiên, nếu như pha sai cách thì sẽ mất đi hương vị đặc trưng riêng của món ăn. Để có một bữa ăn ngon miệng, hợp khẩu vị, thì các chị em nội trợ hãy hách pha nước chấm “ngon thần sầu” dưới đây.

1. Nước chấm ốc

Ảnh internet
Ảnh internet

+ 2 muỗng canh nước mắm ngon

+ 1 muỗng canh nước sôi để nguội

+ 1 muỗng cà phê nước cốt chanh

+ 2 muỗng canh đường

+ 1/2 chén gừng giã nhuyễn

+ ớt băm, tỏi băm

Hòa tan đường với nước trước khi cho nước mắm vào. Trộn đều dung dịch này trước khi cho thêm gừng, ớt và tỏi băm vào. Sau cùng, cho nước cốt chanh vào và hòa thật đều các gia vị.

2. Muối ớt xanh

Ảnh internet
Ảnh internet

+ Đường cát trắng: 7g. Chanh: 1 quả. Ớt xiêm xanh: 2g. Muối: 1g. Lá chanh

Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Ớt xiêm rửa sạch, bỏ hạt và để ráo nước. Tiếp theo, cho ớt xiêm, muối và đường vào máy xay sinh tố, cứ xay được khoảng 10 giây thì dừng lại và lại xay tiếp cho đến khi cả 3 nguyên liệu này hòa quyện vào nhau. Cuối cùng, đổ nước cốt chanh đã lọc ở trên. Nhấn nút xay cho đều và đổ ra.

3. Nước chấm cho món bún thịt nướng

Ảnh internet
Ảnh internet

+ Dùng giấm, cho thêm mắm và nước đun sôi để nguội. Sau khi nêm nếm vừa ăn cho thêm tỏi băm, ớt băm và ít tiêu xay.

+ Bạn pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.

Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm.

4. Mắm nêm

Ảnh internet
Ảnh internet

Nguyên liệu:

+ 3 muỗng canh dứa băm nhỏ, 1 muỗng canh nước, 3 muỗng canh mắm nêm, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tỏi ớt băm, 1 muỗng canh hành phi

Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng, thì cho nước mắm nêm + nước + đường vào nấu sôi là tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra chén dứa băm nhỏ. Sau đó cho ớt, tỏi băm và hành phi vào trộn đều.

5. Nước mắm gừng chấm thịt vịt

Ảnh internet
Ảnh internet

Nguyên liệu:

+ 2 tép tỏi, 1/2 trái chanh, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 5 trái ớt. 1 miếng gừng

Cho Ớt + tỏi + gừng cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó cho nước mắm + đường + nước cốt chanh vào khuấy đều, nêm lại cho vừa ăn là được.

6. Nước giấm đường cho các món chua ngọt

Ảnh internet
Ảnh internet

+ Đường trắng: 2g, Giấm: nửa lít
Cho đường vào giấm và đun nhỏ lửa hỗn hợp này khoảng 15 phút. Khi giấm nguội, cho vào chai thủy tinh và dùng dần cho các món chua ngọt trong bữa ăn hằng ngày như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt,…

7. Nước mắm chua ngọt

Ảnh internet
Ảnh internet

+ 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường. 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh ớt xanh đỏ thái khoanh, 2 tép tỏi băm sơ, 1 lá chanh thái chỉ

Nước chanh và đường cho vào chén hòa tan trước, sau đó cho ớt và tỏi vào trộn chung. Cuối cùng cho nước mắm và lá chanh vào khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng là hoàn thành.

8. Nước mắm dưa leo đậu phộng

Ảnh internet
Ảnh internet

+ 2 muỗng canh nước mắm, 1,5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh giấm, 1 củ hành khô thái lát mỏng, 1-2 trái ớt thái khoanh mỏng, 1/4 quả dưa leo thái lát không quá dày,2 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ

Giấm + đường hòa tan trong 1 cái chén, tiếp theo cho nước mắm vào hòa chung. Sau đó mới cho dưa leo + ớt + hành vào trộn đều. Cuối cùng cho đậu phộng rang vào hòa chung, nếm có vị chua ngọt là được.

9. Nước chấm bột lọc

Ảnh internet
Ảnh internet

Giã nát ớt và cho nước mắm vào cùng ít nước chanh. Nếu bạn không muốn nước chấm quá gắt vị nước mắm, bạn có thể thêm nước hoặc đường tùy ý.

10. Cách pha nước chấm bò bía

Ảnh internet
Ảnh internet

+ 1 chén tương đen Hoisin. 1/2 chén tương ớt, 1 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ. Trộn tương ớt và tương đen lại cho đều. Khi ăn rắc đậu phộng lên trên cùng.

Nước chấm ngon sẽ kích thích các giác quan như vị giác, khứu giác, … góp phần không nhỏ trong thành công của bữa ăn. Vì vậy, đừng quên lưu lại những bí kíp pha nước chấm ngon mê ly trên đây nhé, đảm bảo sẽ được chồng khen ngợi, mẹ chồng gật gù đấy

*****
*****

Tỏi + nước cam chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân hết thâm bầm, tê cứng

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, khó trị như: loét chân, tắc mạch, viêm mạch,…

Em sinh con được gần 2 năm thì bị phù nhẹ chân. Sau đó vài hôm, chân bắt đầu phù nhiều hơn nhưng không đau nhức. Em khá lo lắng nên đã đi khám, siêu âm xét nghiệm máu các thứ thì bác sỹ kết luận em bị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới. Bác cũng cho thuốc về uống, rồi tập luyện theo lời chỉ dẫn rồi mà cũng không thấy đỡ hơn tẹo nào. Đợt vừa rồi, em được người quen mách cho cách này làm thử, em cũng không mong đợi gì lắm nhưng cũng chăm chỉ làm theo. Sau 1 tháng chân em hết tê nhức mà mạch gân nổi cũng đang lặn dần đi. Thở phào nhẹ nhõm các chị ạ, chứ lên mạng xem thấy mọi người còn bị lở loét, nứt da mà hãi quá, cứ nghĩ chẳng bao giờ chữa khỏi được. Các chị có người nhà hay bạn bè mà bị bệnh suy giãn tĩnh mạch thử ngay cách này xem nhé, đơn giản lắm ạ.

NGUYÊN LIỆU:

– 3 quả cam

– 5 múi tỏi

– 2 thìa cafe dầu ô liu

– 1 bình thủy tinh.

Cách chữa suy giãn tĩnh mạch chân (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch chân (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

CÁCH LÀM:

– Bước 1: Mọi người ép cam lấy nước, rồi đổ vào bình thủy tinh.

– Bước 2: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi nghiền nhỏ.

– Bước 3: Đổ toàn bộ tỏi đã nghiền vào bình nước cam.

– Bước 4: Đậy nắp lại và để bình ở nơi thoáng mát, ngâm trong khoảng 10 đến 12 giờ.

CÁCH SỬ DỤNG:

– Rửa sạch chân bằng nước ấm.

– Sau đó dùng nước ngâm từ cam và tỏi mát xa chân từ 5 đến 8 phút để nước ngấm sâu vào chân, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.

– Tiếp theo, bọc chân bằng màng bọc thực phẩm, tránh siết chặt và để yên trong 40 phút cho tới khi chân khô rồi rửa lại bằng nước sạch

– Thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc dùng ít nhất 3 lần mỗi tuần.

– Lưu ý: Không để chân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi thực hiện cách này vì nó có thể khiến vùng da ở chân bị biến đổi màu do tác dụng của axit.

CÔNG DỤNG:

– Tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, làm giãn mạch, giúp loại bỏ các động mạch trong trường hợp tích tụ chất béo. Ngoải ra, nó còn kích hoạt lưu thông máu, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, tĩnh mạch giãn và các chứng viêm khác và làm dịu cảm giác ngứa ran.

– Nước cam kết hợp với tỏi làm giảm sự giãn nở tính mạch và tái lập lưu thông máu. Giúp giảm đau, tê buốt và làm giảm sự lưu giữ nước ở chân. Nó giống như một chất bổ cho da, cải thiện tính đàn hồi.

Ngoài ra, người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên kết hợp một số phương pháp sau để nhanh chóng khỏi bệnh:

– Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày giúp tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể đổi khẩu vị bằng nước trái cây, trà, nước chanh…

– Bổ sung tỏi làm gia vị cho các món ăn hằng ngày để tăng cường việc điều trị, thấy kết quả nhanh chóng hơn.

– Đi giày dép thoải mái: Đi giày, dép cao gót gây suy yếu các van điều chỉnh sự lưu thông máu qua tĩnh mạch, từ đó khiến suy giãn và viêm nặng hơn.

– Tránh mặc quần bó sát: Những chiếc quần này gây cản trở sự lưu thông máu khiến máu dồn ứ và khiến bệnh nặng hơn.

– Luôn nâng cao chân: Khi bạn nằm hoặc ngồi thì nên dùng vật gì đó kê chân cho cao hơn một chút. Bạn cũng nên giơ thẳng chân lên cao vài phút trước khi ngủ để cải thiện sự lưu thông máu, máu chảy về tim tốt hơn, giúp điều trị bệnh khỏi sớm hơn.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.