Nhúng bông vào rượu đắp lên rốn, mẹo hay mà bạn sẽ ‘tiếc đứt ruột’ vì không biết sớm!

Một cô gái thử dùng biện pháp tự nhiên với rượu, cô nhúng miếng bông vào rượu đắp lên rốn rồi đi ngủ, kết quả sáng hôm sau cả nhà đều mừng rỡ, theo Myfitmagazine.

Ho do cảm lạnh, cảm cúm và đau bụng kinh nguyệt là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nhất là đối với chị em phụ nữ. Thay vì phải uống thuốc kháng sinh hoặc giảm đau, đa số mọi người muốn sử dụng các biện pháp tự nhiên để đảm bảo an toàn hơn.

Theo y học cổ truyền, phương pháp dùng rượu là một trong những bài thuốc hiệu quả nhất của y học gia đình khi nói đến giảm đau, hết ho và giải cảm. Việc ngâm bông vào rượu rồi đắp lên rốn sẽ giúp bạn hồi phục các căn bệnh thông thường, chấm dứt cơn đau và ngủ ngon hơn.

Nếu bạn hoặc gia đình bạn đang mắc phải bệnh cảm cúm, cảm lạnh, ho và khò khè hoặc phụ nữ đến tháng hành kinh, hãy áp dụng phương pháp này để cơn đau trôi qua nhẹ nhàng hơn.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần phải chuẩn bị:

Nguyên liệu:

  • Bông gòn
  • Rượu mạnh hoặc cồn 40 – 50 %
  • Băng keo dán y tế

Thực hiện:

Bông nhúng rượu đặt vào rốn: Mẹo chữa bệnh hay, cực hiệu quả mà chị em không nên bỏ qua

Theo Myfitmagazine, nguyên liệu bạn cần để chữa những bệnh này rất dễ kiếm, luôn có sẵn trong bếp nhà bạn.

Phương thuốc chữa bệnh này sẽ giúp bạn giảm đau và thư giãn toàn bộ cơ thể, cũng có thể sử dụng khi bạn bị cúm, cảm lạnh hay đau nhức cơ bắp. Đây là lựa chọn tốt hơn hẳn so với những liều thuốc kháng sinh thông thường.

Nếu bạn bị đau bụng do đến ngày có kinh nguyệt, sau khi đắp bông nhúng rượu mạnh vào rốn, đừng quên dùng tay day bấm nhẹ nhàng để cơn đau nhanh chóng bị rượu mạnh tác động.

Khi thức dậy vào sáng hôm sau, bạn hãy gỡ bỏ bông gạc ra khỏi rốn. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục hành hạ thì đừng quên trước khi đi ngủ thực hiện lại theo cách trên, đảm bảo chỉ sau vài lần, cơn đau sẽ nhanh chóng bị đánh bay.

Tất cả những điều bạn làm là lấy bông chấm vào rượu mạnh khoảng 50 độ, sau đó đặt bông tẩm đẫm rượu vào trong rốn

Thêm gừng vào rốn sẽ giúp giảm đau nhanh hơn

Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) khẳng định, cách làm trên hoàn toàn có thể giúp chúng ta giảm đau nhanh chóng.

Trong y học cổ truyền, rốn được coi là Thần khuyết. Đây là huyệt vị duy nhất trên cơ thể mà bạn có thể dùng tay để chạm vào và dùng mắt để nhìn thấy được.

Huyệt ở rốn có liên kết với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt, gan cốt của cơ thể.

Bằng cách giữ ấm cho huyệt này, bạn sẽ điều trị được những cơn đau bụng, đau dạ dày cấp tính, tiêu chảy, chữa được cảm lạnh thông thường…

Đặc biệt là giữ ấm bụng dưới giúp dưỡng thận, giữ ấm bụng trên giúp dưỡng ngũ quan.

Trong Đông y, hầu hết các bệnh mãn tính đều xuất phát từ nguyên nhân là do khí lạnh xâm nhập vào cơ thể mà không được bài thải ra bên ngoài.

Từ đó dẫn đến dương khí kém, mất cân bằng ngũ tạng, cơ thể dễ bị mắc các loại bệnh.

Việc sử dụng rượu mạnh đắp vào rốn chính là một cách để giữ ấm rốn nhanh nhất, loại bỏ khí lạnh xâm nhập vào cơ thể – nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức, mệt mỏi thường gặp.

“Rượu mạnh giúp lưu thông khí huyết, làm tăng khí huyết vì có tính nóng, giúp giảm đau, chống viêm.

Ngoài việc sử dụng mỗi rượu mạnh, chúng ta có thể cho thêm gừng tươi giã nát, trộn rượu mạnh, sau đó đắp vào rốn và dùng gạc băng lại sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

Dùng bông tẩm rượu đắp rốn là giải pháp hữu hiệu cho chị em bị đau bụng kinh.

Theo vị lương y này, gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể…

Do đó, khi trộn rượu mạnh đắp rốn sẽ đem lại hiệu quả giảm đau rất nhanh.

Chuyên gia lưu ý, rượu đắp ngoài rốn sẽ không có tác dụng phụ gì trong việc chữa cảm lạnh, giảm đau. Việc làm này giúp giải cảm, lưu thông khí huyết.

Do đó, để phòng tránh những cơn đau, cảm lạnh không mong muốn, đừng bao giờ để rốn hở, bị lạnh khi ngủ để tránh cảm lạnh, tiêu chảy, đau bụng.

Với chị em đang trong kỳ kinh nguyệt, việc bảo vệ, giữ gìn bộ phận này càng quan trọng hơn cả. Không nên mặc đồ hở rốn hoặc đi ngủ với váy áo ngắn khiến rốn bị hở.

Trong giai đoạn này, nếu bị hở rốn, chị em sẽ rất dễ bị cảm lạnh, mạch máu vùng xương chậu bị thu hẹp, kinh nguyệt khó lưu thông, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc “đèn đỏ” không đều.

Chưa hết, mặc hở rốn có thể ảnh hưởng đến vòng eo vì nhận được những kích thích nóng lạnh liên tục, do đó sẽ làm rối loạn chức năng dạ dày và ruột, dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy…

Đây chính là lý do bổ sung cho việc vì sao bạn không nên mặc đồ hở rốn trong những ngày “nhạy cảm” này.

Theo Afamily/TTVN

*****
*****

Không cần nha sỹ, cao răng cứng đầu mấy cũng phải bật ra nhờ tuyệt chiêu này

Bạn có thể tẩy sạch cao răng bằng những nguyên liệu đơn giản, rẻ tiền dưới đây mà không cần phải tốn tiền đi nha sĩ.

Cao răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong khoang miệng. Nhiều người tỏ ra tự ti, mặc cảm khi giao tiếp bởi hàm răng không sáng bóng, thơm tho. Kiểm tra và lấy cao răng định kỳ là biện pháp tối ưu đang được các nha sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm sạch vùng miệng và loại bỏ cao răng bằng những mẹo vặt đơn giản khi ở nhà với các nguyên liệu cực dễ kiếm.

Ảnh minh hoạ

1. Sử dụng muối và chanh

Muối biển được coi là một nguyên liệu chống sâu răng và hạn chế hôi miệng hiệu quả, thì quả chanh lại có tác dụng giúp răng sáng bóng nhờ vào thành phần có chứa axit. Nên khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau sẽ giúp bạn lấy sạch cao răng, mảng bám trả lại cho bạn hàm răng trắng tinh.

Muối và baking soda giúp bảo vệ nứu và lấy sạch cao răng

Cách làm:

Đầu tiên, trộn 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng một chút muối rồi ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút. Sau đó, dùng lưỡi để hỗn hợp chạm hết vào các kẽ răng, rồi súc miệng lại với nước sạch.

Lưu ý, chỉ nên thực hiện cách lấy cao răng bằng muối và chanh từ 1 đến 2 lần một tuần, vì trong thành phần của chanh có chứa axit, rất dễ gây bào mòn men răng và gây nên cảm giác ê buốt, vì vậy bạn không nên lạm dụng nhiều.

2. Làm sạch cao răng bằng dầu dừa hoặc dầu oliu

Dùng dầu oliu hoặc dầu dừa chà lên răng mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và tăng độ trắng sáng cho răng

Dầu dừa hay dầu oliu cũng là cách loại bỏ cao răng rất đơn giản và hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng các loại dầu này chà lên toàn bộ răng trong vài phút, cách này sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám, cao răng và các vấn đề về răng miệng, giúp răng bạn ngày càng trở nên trắng sáng hơn.

3. Loại bỏ cao răng bằng dấm

Trong dấm có tính axit nhẹ có tác dụng loại bỏ các mảng bám cứng đầu. bạn hãy dùng dung dịch dấm, nước và muối để ngậm từ 1 – 3 phút sau đó đánh răng. Cách này không chỉ giúp bạn loại bỏ cao răng mà còn mang đến hơi thở thơm mát.

4. Muối

Nguyên liệu: Muối tinh.

Cách làm: Pha loãng muối với nước tinh khiết, dùng súc miệng hằng ngày. Nước muối sẽ là sát thủ của mọi loại vi khuẩn trong khoang miệng. Muối mặn còn giúp giảm đau răng, sâu răng và ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của cao răng.

5. Lạc sống
Nguyên liệu: Một vài hạt lạc sống.

Cách làm: Nhai vụn một vài hạt lạc sống trong miệng, không cần nuốt, sau đó dùng các mảnh vụn làm kem đánh răng đặc biệt. Phương pháp này cũng giúp răng trắng bóng tự nhiên với nụ cười không tỳ vết.

6. Muối và baking soda

Chuẩn bị:

  • 1/2 thìa cà phê muối.
  • 1 thìa canh baking soda.
  • 1 chút oxy già.
  • 1 ly nước ấm.

Cách làm:

  • Cho muối và baking soda vào một chén nhỏ và trộn đều lên thành hỗn hợp.
  • Sau đó dùng bàn chải lấy hỗn hợp trên rồi chải răng, chải khoảng 3 đến 5 phút rồi súc miệng sạch với nước ấm.
  • Hòa oxy già vào ly nước ấm, khuấy đều hỗn hợp này rồi dùng để súc miệng trong khoảng 1 phút.
  • Cuối cùng, lấy bàn chải sạch chà nhẹ vào phần cao răng và súc miệng lại với nước ấm.

Nên thực hiện cách này 1 đến 2 lần một tuần, các mảng bám sẽ bị đánh bay nhanh chóng. Lưu ý, khi dùng bàn chải chà lên răng, không nên chà mạnh tay vì làm như vậy có thể gây kích ứng nướu, hại men răng.

*****
*****

Tía tô và bài thuốc “cứu người khỏi tử thần” mà ai cũng nên biết

Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc “trứ danh” trong Đông y được thần y Hoa Đà phát hiện.

1. Mô tả:

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, còn có tên gọi khác là tử tô, tử tô ngạnh… là một trong số 8 loài cây tía tô thuộc họ hoa môi, giống như húng.

Tía tô là loại cây thảo, cao 0.5 – 1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi 2 mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.

Hoa tía tô nhỏ mọc thành chuỗi dài ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa.

Quả tía tô là dạng quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn.

Tía tô

2. Dược tính:

Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm.

Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho, bí mồ hôi, giúp tiêu hóa. Lá non được sử dụng làm gia vị, thái sợi nhỏ cho vào cháo nấu với thịt nạc băm nhỏ làm thuốc giải cảm, bí mồ hôi.

Cành tía tô có tác dụng an thai.

Quả tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Trường hợp không có sẵn các bộ phận thì có thể dùng thay thế cho nhau cũng được.

3. Từ vị thuốc giải độc do Hoa Đà phát hiện

Có lẽ, cũng không ít người biết về câu chuyện truyền thuyết “Hoa Đà và con rái cá”. Dựa vào câu chuyện này, có thể coi Hoa Đà là người đầu tiên phát hiện ra công dụng kỳ diệu của loại cây này.

Tương truyền trong một lần đi lấy thuốc và ngồi nghỉ bên bờ sông tại một địa phương ở Giang Nam, Hoa Đà nhìn thấy 1 con rái cá đang ăn ngấu nghiến 1 con cua. Lát sau, con rái cá đó ngã xuống, quằn quại đau đớn trên mặt đất.

Tận mắt nhìn thấy con rái cá bị trúng độc, Hoa Đà theo dõi để xem nó có tìm được cách gì để tự giải cứu hay không? Một lát sau, ông thấy con rái cá bò lê đến 1 bụi cây màu tím và ăn lá của cây này, sau đó nó nằm nghỉ 1 lát rồi đứng dậy đi, khỏe mạnh như thường.

Cây tía tô

Thấy vậy, Hoa Đà bèo hái một bó cành lá cây đó đem về tìm hiểu. Ông mày mò nghiên cứu và thấy rằng lá có vị cay, tính ôn do giải được chất độc của cua là thứ sống ở dưới nước, dòng máu lạnh, tính hàn.

Từ đó về sau, Hoa Đà thường dùng lá cây này để giải độc cho những bệnh nhân bị trúng độc, đau bụng do ăn cua bằng cách lấy nước sắc cho bệnh nhân uống. Kết quả nhận được đều rất linh nghiệm. Ông đặt cho cây tên là Tử thư, dần dần tên chuyển thành Tử tô.

Sau này, người ta vẫn dùng tía tô để giải độc cua cá và chữa chứng dị ứng do ăn hải sản. Cách chữa như sau:

Giải độc do ăn cua cá: Giã nát tía tô vắt lấy nước uống hoặc sắc 10g lá kho lấy nước uống lúc nóng.

Hoặc dùng bài thuốc tử tô giải độc thang gồm: Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.

Thường khi ăn ốc, cua hoặc gỏi cá, người ta thường ăn kèm rau sống có lá tía tô để phòng tránh ngộ độc.

Chữa dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh: Lấy 1 nắm lá tía tô giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp hoặc chà xát lên nơi bị dị ứng. Lưu ý cần tránh gió và không được dầm nước.

Lá tía tô

4. Đến vị thuốc cấp cứu người cảm mạo “thần diệu” của dân gian

Cảm mạo (cảm hàn) là chứng bệnh có thể gặp bất kỳ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể mắc và mắc vào bất kỳ thời điểm này không thể biết trước mà phòng tránh.

Người bị chứng cảm hàn thường ngất lịm, miệng và tay chân cứng lại, toàn thân lạnh ngắt. Nếu không được sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay thì người bệnh rất dễ tử vong hoặc để lại những biến chứng lâu dài.

Nhân dân ta có một bài thuốc rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, có tác dụng trị triệt để chứng cảm này. Trong bài thuốc này có lấy tía tô làm chủ vị.

Bài thuốc như sau:

  • Tía tô
  • Cúc tần
  • Lá bưởi,
  • Lá tre gai
  • Cây sả
  • Kinh giới
  • Ngải cứu mỗi thứ một nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để xông.

Nếu bệnh nhân quá nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.

PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.

Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.

Cháo hành – tía tô cũng là món ăn – vị thuốc dân gian dùng để giải cảm cho những người bị cảm nhẹ.

Theo Trí Thức Trẻ

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.