Nếu chỉ kiếm tiền đủ sống thì bạn đang nghèo, muốn xếp vô người giàu thì nhớ 25 điều sau

Đừng tin rằng giàu là một đặc ân, trời không phải thiên vị cho họ tất cả đâu. Hãy tin rằng giàu là một quyền cơ bản, chúng ta phải cố gắng thì mới giành được quyền lợi ấy.

1. Đừng quá tập trung vào tiết kiệm, hãy tập trung vào thu nhập.Thu nhập thấp chi tiêu thấp thì cũng tiết kiệm được nhưng rất ít, nhưng nếu biết cách thì làm thu nhập cao, chi tiêu thấp có phải là tiết kiệm nhiều hơn không.

Ảnh internet
Ảnh internet

2. Làm việc chăm chỉ tạo ra của cải chỉ là 1, đòn bẩy tạo ra của cải tới 10. Đừng cố gắng làm cho cực khổ để lấy từng đồng tích lũy mà hãy cố gắng làm ít thôi, nhưng dùng số tiền kiếm được để đẻ thêm tiền thì vẫn hay hơn.

3. Đừng tin rằng giàu là một đặc ân, trời không phải thiên vị cho họ tất cả đâu. Hãy tin rằng giàu là một quyền cơ bản, chúng ta phải cố gắng thì mới giành được quyền lợi ấy.

4. Đừng cho rằng tiền là phức tạp mà xa lánh nó rồi bị nó sai khiến. Hãy tin rằng tiền là đơn giản, chúng ta có thể làm chủ nó.

5. Đừng tin rằng người giàu là kẻ lừa đảo, nó sẽ làm bạn trở thành người chỉ biết ganh tị và không phấn đấu. Hãy tin rằng những người giàu có tham vọng, họ biết tham đúng chỗ để kiếm ra nhiều tiền.

6. Đừng tin rằng xây dựng sự giàu có là một nỗ lực đơn độc. Thực tế thì 99% sự giàu có của một người là một nỗ lực của đội nhóm hoặc hợp tác làm ăn.

7. Đừng lo lắng về tiền bạc, lo nhiều chỉ mất thời gian. 1% người trên Thế giới, người mà có những giấc mơ về tiền bạc, họ đang phấn đấu và giàu hơn bạn mỗi ngày. Hiện tại họ đã gấp hàng trăm lần bạn rồi.

8. Đừng tin rằng tiền là tiêu cực, sẽ không thể giúp bạn kiểm soát đồng tiền đâu. Hãy nghĩ nó tích cực và nó sẽ giúp bạn có động lực cầu tiến hơn.

>>> Top 10 địa chỉ đáng tin cậy nhất để mua sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi ở TPHCM

Ảnh internet
Ảnh internet

9. Đừng tin rằng những người giàu có nông cạn. Những người giàu có họ có chiến lược hẳn hoi nên mới giàu đấy.

10. Đừng tin rằng con đường đi đến sự giàu có được trải qua bằng nền giáo dục qua trường lớp và sách vở. 1% người trên Thế giới tin rằng con đường đi đến sự giàu có được trải qua bằng những kiến thức cụ thể và những người đó đều thành công.

11. Hầu như 99% ai cũng tin rằng tiền thu được thông qua lao động, xin đừng. Chỉ cần tin rằng tiền thu được thông qua suy nghĩ, bạn đã có thể giàu bằng 99% số người đó cộng lại.

12. Đừng lo lắng về việc hết tiền, phí thời gian và công sức vô ích thôi. Người thông minh sẽ nghĩ về làm thế nào để kiếm nhiều tiền hơn.

13. Suy nghĩ của người giàu và người nghèo khác biệt ở chỗ người nghèo nghĩ về chi tiêu rồi cố gắng sống cật lực để tiết kiệm 10% thu nhập. Còn người giàu, họ nghĩ về đầu tư và dùng tiền để tạo ra gấp đôi thu nhập rồi mới tiết kiệm.

Ảnh internet
Ảnh internet

14. Nếu bạn đang tập trung vào các hoạt động thú vị quá nhiều thì không bao giờ giàu nổi. Những người giàu, họ sẵn sàng hy sinh những hoạt động giải trí rẻ tiền ở hiện tại để tập trung vào các hoạt động làm tiền rồi sau này hưởng thụ những thứ giải trí cao cấp.

15. Người nghèo là người thấy tiền như một nguồn tài nguyên hữu hạn cho nên họ bảo chỉ kiếm được bấy nhiêu là mừng rồi và không phấn đấu thêm. Chỉ có những người xem tiền như là một nguồn tài nguyên vô hạn, khai thác tới cùng thì mới trở thành người giàu .

16. 99% người trên Thế giới đang kiếm được tiền từ những việc làm họ không muốn làm. Chỉ có 1% trong số đó làm những gì họ yêu thích. Và kết quả 1% ấy luôn giàu hơn 99% người còn lại.

17. Đừng chỉ nhìn toàn bộ những người giàu có ở góc độ họ đã tàn nhẫn. Họ hào phóng thôi, và chúng ta nên học tập.

18. 99% trong số chúng ta có chung một tâm lý xổ số, tức đều có suy nghĩ giàu có hoàn toàn chỉ là vận may. Trong khi đó, 1% còn lại không dựa vào vận may, họ có tâm lý hành động và cuối cùng 1% chiến thắng 99% còn lại.

19. Trước 1 vấn đề kinh tế khó khăn, 99% đang chờ đợi để được cứu thoát khỏi sự tầm thường tài chính. Chỉ có 1% biết không một ai sẽ đến để giải cứu, nên họ cố gắng để đối mặt và chỉ có 1% có thể vượt qua khó khăn về tài chính mà thôi.

20. Đừng tin rằng tiền thay đổi người, người nào nghĩ điều này là người nô lệ của đồng tiền. Chứ người làm chủ đồng tiền, họ luôn tin rằng tiền tiết lộ về con người, tiết lộ về tài năng, trí lực,… của họ.

Ảnh internet
Ảnh internet

21. Nếu sợ tiền ràng buộc mình thì bạn sẽ mãi không giàu được. Hãy coi tiền là sự giải phóng, bạn sẽ quyết tâm giành lấy độc lập cho bản thân thì bạn mới giàu.

22. 99% muốn an toàn với số tiền đang có và họ chỉ đủ ăn đủ mặc. 1% người còn lại chấp nhận các rủi ro và xác suất thành công của 1% lại cao hơn 99% kia.

23. 99% tin rằng bạn phải có tiền để kiếm tiền. Chính suy nghĩ ấy làm bạn kéo dài thời gian, khi nào có nhiều tiền rồi mới đầu tư, kinh doanh và những người này giàu có khi đã già. Tuy nhiên 1% người còn lại tin việc sử dụng tiền của người khác, họ đi vay mượn và làm liền những dự án, kế hoạch thì họ đã giàu trước tuổi 30.

24. Ai cũng thấy tiền như một vũ khí, người thì sợ không dám tới gần, người thì không biết cách xài nên bỏ qua, cuối cùng tiền trở nên khó kiếm. Tuy nhiên, vẫn có số ít người đủ thông minh để xem tiền như một công cụ, họ đã xài công cụ đó thành thục và cuối cùng kiếm tiền dễ dàng hơn rất rất nhiều.

25. 99% mơ có đủ tiền để nghỉ hưu và dù có thực hiện đúng như kế hoạch thì kết quả tốt nhất cũng chỉ là đủ tiền cho họ nghỉ hưu. Còn 1% mơ có đủ tiền để tác động đến thế giới, kết quả của họ có thể tốt đến mức thống trị Thế giới.

Tư tưởng thay đổi thì vận mệnh thay đổi. Chúc các bạn những ai đang cố gắng thay đổi tư duy sẽ giàu có hơn, thành công hơn.

ST

*****
*****

Nhìn cách người Do Thái dạy con từ 3 tuổi để hiểu vì sao họ không sinh ra một thế hệ trẻ ‘ăn bám’ bố mẹ

Người Do Thái coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Con chỉ việc học thôi, việc nhà để đấy mẹ làm cho là câu nói khá quen thuộc với các bậc phụ huynh Việt Nam. Với bố mẹ Việt, chỉ cần con học giỏi là đủ. Thế nhưng với người Do Thái thì khác, họ coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo phụ huynh Israel, muốn bồi dưỡng kỹ năng sinh tồn độc lập của con, trước hết phải bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhà. Như thế thì dẫu con có đi khắp năm châu bốn bể, phụ huynh cũng không cần lo lắng cho cuộc sống của chúng.

2 bé trai Israel mặc áo khoác quân nhân ném một quả lựu đạn giả trong buổi trưng bày vũ khí quân sự truyền thống đánh dấu kỷ niệm lần thứ 66 ngày độc lập của Israel vào năm 2014. Ảnh: Gali Tibbongali/AFP
2 bé trai Israel mặc áo khoác quân nhân ném một quả lựu đạn giả trong buổi trưng bày vũ khí quân sự truyền thống đánh dấu kỷ niệm lần thứ 66 ngày độc lập của Israel vào năm 2014. Ảnh: Gali Tibbongali/AFP

Vì yêu con phụ huynh Việt Nam không nỡ để bàn tay nhỏ xinh của chúng dính bẩn, không nỡ chiếm dụng thời gian học tập quý báu của chúng vì sợ làm ảnh hưởng tới thành tích thi cử. Thật tình chúng ta không biết rằng, dạy con làm việc nhà chính là bước đầu dạy kỹ năng sinh tồn cho con. Nền giáo dục Do Thái tổng kết: Đứa trẻ không được cha mẹ dạy làm việc nhà, lớn lên sẽ có một số biểu hiện không tốt như sau:

  • Năng lực làm việc kém, “nói như rồng leo, làm như mèo mửa’’.
  • Tính ỷ lại cao, thiếu tự chủ.
  • Không hiểu được thành quả lao động không dễ gì đạt được, không hiểu được sự vất vả của cha mẹ.
  • Không có lòng cảm thông.

Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, nhà bếp là “khu vực cấm” đối với trẻ em. “Đừng vào đây, nguy hiểm lắm.” “Trong này chỉ toàn mùi dầu mỡ, con mau ra ngoài đi.” Khi trẻ tò mò muốn vào bếp xem xét, thường bị cha mẹ ngăn ở ngoài. So sánh các bà mẹ Việt kéo con ra khỏi bếp với các bà mẹ Do Thái khuyến khích con vào bếp, họ cho rằng: Con người muốn sinh tồn, bắt buộc phải có cơ sở vật chất, mà ăn uống chính là nền tảng của cơ sở đó.

Trong trường hợp đảm bảo an toàn, chúng ta có thể bảo con nhặt rau, rửa rau, như thế cũng sẽ khiến chúng cảm thấy mình được người lớn tin tưởng hơn. Điều đó giúp con trẻ vun đắp cảm giác an toàn, lòng tự tin và tính độc lập. Không riêng gì các bà mẹ Do Thái, tại Nhật Bản, người ta còn mở nhiều lớp “cha mẹ dạy dỗ con trẻ.” Mỗi lớp học có khoảng sáu gia đình tham gia. Lũ trẻ sẽ học cách nấu nướng dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của phụ huynh. Ví dụ, cha mẹ dạy con đập trứng gà như thế nào thì vỏ trứng sẽ không rơi vào bát, hay không được dùng xà phòng rửa vỏ sò… Đối với việc vo gạo, rửa rau, thái rau… con sẽ mặc tạp dề, đeo găng tay, phụ huynh cầm tay hướng dẫn con thái cà rốt thành từng sợi nhỏ.

Làm việc nhà là rèn luyện kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất. Phụ huynh Do Thái khuyến khích con em mình tích cực tham gia làm việc nhà như: Thu dọn giường, đổ rác trong thùng, quét dọn vệ sinh trong phòng giặt quần áo, nhổ cỏ ngoài sân. Họ cho rằng, đứa trẻ có kỹ năng làm những việc này thì cũng có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nhà cửa. Đồng thời họ cũng cho rằng, để trẻ gánh vác một phần việc nhà là giúp bồi dưỡng quan niệm gia đình và tinh thần trách nhiệm của chúng đối với gia đình, tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên.

Dưới đây là những công việc trẻ có thể làm được theo cấp độ tăng dần tương ứng với từng độ tuổi của trẻ, qua đó dạy trẻ chịu trách nhiệm với hành động của bản thân.

1. Trẻ từ ba đến bốn tuổi:

  • Đánh răng.
  • Giúp cha mẹ cất quần áo và đồ dùng gọn gàng.
  • Dọn dẹp phòng ở và thu xếp đồ chơi.
  • Bỏ quần áo bẩn vào máy giặt.

2. Trẻ từ bốn đến năm tuổi:

  • Tưới nước cho cây trong nhà.
  • Giúp cha mẹ lau bàn.
  • Giúp người lớn lấy một vài tờ báo.

3. Trẻ từ sáu đến tám tuổi:

  • Biết làm hầu hết các công việc vệ sinh cá nhân.
  • Quét dọn, lau sàn nhà trong phòng của mình.
  • Mang rác xuống thùng rác dưới nhà.
  • Biết dọn bàn ăn.
  • Bỏ đồ linh tinh vào nơi thích hợp.
  • Sắp xếp giường chiếu của mình.

4. Trẻ từ chín đến mười hai tuổi:

  • Tự làm tất cả các công việc vệ sinh cá nhân.
  • Lau chùi đồ dùng trong nhà.
  • Giặt một số quần áo.
  • Lau sàn nhà phòng khách.
  • Giúp mẹ nhặt rau, rửa rau trong phòng bếp.

5. Trẻ từ mười ba đến mười lăm tuổi:

  • Chuẩn bị bữa cơm cho các thành viên trong gia đình.
  • Giặt giũ toàn bộ quần áo của mình.
  • Giúp cha mẹ hoàn thành một vài việc khá rắc rối.
  • Dự toán tiền cho mình.
  • Lựa chọn mua sắm quần áo.
  • Làm một số công việc ở khu vực lân cận.
  • Là quần áo.

6. Trẻ từ mười sáu tuổi trở lên:

  • Làm thuê kiếm tiền ở bên ngoài.
  • Đi du lịch dưới sự quản giáo của người lớn.
  • Lập kế hoạch đạt trình độ học vấn cao.
  • Tự lo liệu chuyện ăn mặc của cá nhân.
  • Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà.

Theo Trí Thức Trẻ

*****
*****

“Sinh con trai hãy đem cho, con gái để lại nuôi!”: Bài học tuyệt vời về chữ “nghĩa”

“Tôi chỉ muốn con gái, sinh con trai thì đừng báo cho tôi biết!”. Thoạt nghe thật khó hiểu, người ta sinh con trai thì đặc biệt vui mừng, tại sao người cha này lại kỳ lạ đến vậy?

Tại sao người cha này lại chỉ muốn có con gái? (Tranh minh họa: Sưu tầm từ Internet)
Tại sao người cha này lại chỉ muốn có con gái? (Tranh minh họa: Sưu tầm từ Internet)

Có một người họ Lý, vì gia cảnh nghèo khó nên đến tuổi 35 mới lấy được vợ là một phụ nữ góa chồng cùng làng; về sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sinh. Sinh học hành rất thông minh, dù mới chỉ tốt nghiệp trung học đã vượt xa những thanh niên khác trong làng. Anh được cán bộ đại đội đề cử đến dạy bậc tiểu học. Hai năm sau, anh lại được cán bộ đại đội đề cử đi học đại học.

Người cha thật không ngờ mình đã hơn 30 tuổi lại có được quý tử, lại là người đầu tiên trong làng được đi học đại học. Nhiều người trong làng rất nể phục ông, nói rằng:

– “Sinh nó tốt nghiệp đại học xong, có công ăn việc làm ổn định, tương lai lập gia đình ở thành phố, rồi mai đây sẽ đưa ông bà lên thành phố tha hồ hưởng phúc. Ở làng này, ông Lý là nhất đấy nhé!”

Hai vợ chồng nghe thấy người ta nói lấy lòng mình như vậy cũng vui mừng không nói nên lời.

Sau khi Sinh tốt nghiệp đại học, anh được phân đến công tác tại cục Tài chính của huyện, nửa năm sau, anh quen biết một cô bạn gái tên là Tú Anh, nhà ở nông thôn, tốt nghiệp đại học xong, được phân về công tác tại cục Công Thương của huyện. Một năm sau, hai người kết hôn.

Một lần nọ, ông Lý lên thành phố tìm đến nhà con trai. Con dâu nhìn thấy cha chồng lần đầu tiên đến nhà, biết là có chuyện, bằng không sẽ không tìm đến đây, mới hỏi:

– “Cha, hôm nay lần đầu tiên cha đến nhà, nhất định là có việc. Việc gì vậy? Cha nói đi! Con và chồng con, nhất định sẽ giải quyết cho cha!”

– “Con đã hỏi, ta cũng không vòng vo. Gần đây trong nhà không có tiền, giờ lại đúng mùa cấy mạ, phải nhờ người làm giúp, mua phân hóa học cũng phải cần tiền. Hôm nay cha đến chính là cần mượn ít tiền mang về, giải quyết việc khẩn cấp”.

– “Cha chỉ cần sai người thân tín đến nói một chút, cần bao nhiêu, chúng con sẽ gửi mang về, cha không cần tự mình đến thăm, số tiền này con cần thương lượng với chồng con một chút”.

Tú Anh đợi đến lúc chồng vừa về đến nhà, không đợi chồng chào hỏi cha, liền lôi chồng vào phòng nói:

– “Cha của anh đến nhà nên em không ra ngoài mua đồ ăn được; trong nhà chỉ có rau, cha của anh cũng không phải khách quý, tiếp đãi tốt xấu thế nào, ông ấy già rồi không có so đo làm gì đâu! Hôm nay ông ấy đến xin tiền đấy, để về trả tiền phí tổn cấy mạ, anh nói xem bao nhiêu thì được?”

– “Em nói cho bao nhiêu?”

– “50 đồng thiết nghĩ cũng đủ rồi nhỉ? Anh cho 50 đồng nhé! Có thiếu thì cha sẽ nghĩ ra cách khác thôi”.

Tú Anh xào mấy món rau đơn giản qua loa tiếp đãi cha chồng. Sau buổi cơm, Tú Anh móc ra 50 đồng đưa cho cha chồng, nói:

– “Đây là 50 đồng tiền trả phí tổn cấy mạ, như vậy đủ rồi nhé!”

Ông Lý cầm tiền, không nói lời nào, rầu rĩ trở về nhà. Chỉ hai ngày sau, mẹ của Tú Anh tìm đến nhà. Tú Anh vừa thấy mẹ đến thăm liền ân cần hỏi thăm:

– “Mẹ, có phải hôm nay mẹ cần tiền không?”

Mẹ của cô gật đầu một cái. Cô dặn dò mẹ ở nhà coi nhà rồi vội vàng đi mua cá, mua thịt, mua trứng gà…

Khi Sinh tan tầm về đến nhà, lúc cô kéo cửa ra, nói:

– “Mẹ của em đã đến, anh hãy nhanh đi chào hỏi, đừng chậm trễ! Hôm nay mẹ cũng là đến xin tiền đấy, anh nói cho bao nhiêu là phù hợp?”

– “Em nói cho bao nhiêu?”

– “Ít nhất 500  đồng mới được! Vậy cho 500 đồng nhé!” 

Tú Anh cầm 500 đồng đưa mẹ, mẹ cô vô cùng sung sướng trở về nhà.

Tú Anh mang thai, cô đem tin vui này báo cho chồng biết, hỏi chồng:

– “Anh là muốn con trai hay là con gái?”

– “Tốt nhất nên là con gái”.

– “Cái con người anh thật kì lạ, muốn em sinh con gái, sinh con gái có gì mà tốt chứ?”

Sinh không nói lời nào. Nháy mắt trôi qua, Tú Anh đã mang thai được 8 tháng; cô phải về nhà mẹ đẻ dưỡng thai chờ sinh. Lúc gần đi, Sinh trịnh trọng nói với vợ:

– “Nếu em sinh con gái thì hãy kịp thời báo cho anh biết; còn nếu như sinh con trai, thì không cần báo, tốt nhất là đem cho người khác”.

– “Anh bị sao vậy? Tại sao không thích con trai chứ?”

Sinh cũng không trả lời vợ một câu.

Một ngày, Sinh nhận được lời nhắn của mẹ vợ nói là Tú Anh đã sinh được một thiên kim tiểu thư, nghe xong Sinh sung sướng nhảy dựng lên. Anh liền đến đơn vị xin nghỉ phép, thông báo là vợ mình sinh con gái, anh ta muốn đến nhà mẹ vợ thăm con. Lãnh đạo chúc mừng anh, cũng đồng ý cho anh nghỉ phép.

Sinh mua 16 con gà, 300 cái trứng gà, còn có rất nhiều thuốc bổ, dùng cả gánh tiền mua đồ đạc, vô cùng vui vẻ đến nhà mẹ vợ. Sau khi vào nhà, đem mọi thứ đặt trên bàn cơm ở phòng bếp, không đợi uống nước trà mẹ vợ đưa, liền chạy vào phòng.

Anh bước đến giường vợ, không nói lời nào, liền xốc chăn đang đắp trên người vợ lên:

– “Em cho anh xem xem rốt cuộc là con gái, hay là con trai”.

– “Bảo đảm anh sẽ vui”.

Sinh ôm lấy con, đặt lên chăn, không thể chờ đợi thêm liền vạch quần áo con ra xem thì thấy không phải con gái, tức giận quát lớn:

– “Các người tại sao lừa gạt tôi? Tú Anh, cô chẳng lẽ đã quên tôi từng nói rằng sinh con trai không cần nói cho tôi biết sao?”

Sinh nói xong, ra khỏi phòng, cầm lấy đồ đạc trên bàn cơm trong phòng bếp rồi đi, cũng nói:

– “Đứa con này tôi không muốn, các người thích ai thì cho người đó”.

Mẹ vợ thấy con rể giận dữ, liền giữ chặt tay con rể nói:

– “Người ta sinh con trai thì đặc biệt vui mừng, còn con vì sao lại muốn đem con cho người khác? Hôm nay nhất định phải nói rõ vì sao thì mới có thể ra khỏi cái nhà này”.

Sinh đứng nói:

– “Cha mẹ của con sinh con ra, vất vả nuôi con khôn lớn, cho con học hành, lên đại học, kết hôn, đã tốn hết bao nhiêu của cải. Thế nhưng con từ lúc làm việc đến nay, ngày lễ Tết trở về lúc nào cũng hai bàn tay trắng, sinh nhật cha mẹ cũng không có được một chút quà mọn. Từ khi kết hôn đến nay, cha con bất đắc dĩ mới đến thăm một lần muốn một ít tiền trả tiền phí cấy mạ thì con gái yêu của mẹ chỉ đưa cho ông 50 đồng, 50 đồng này thì làm được cái gì chứ? Cha con cầm 50 đồng, ngậm nước mắt ra đi, đã nói một câu “Sinh con trai thì được gì chứ?”. Lúc nghe câu đó xong, trong lòng con đau như chảy máu. Mẹ nói đi! Vậy thì con cần con trai làm gì chứ?”

– “Sinh à, mẹ không biết con gái mẹ đối đãi với cha mẹ con không hiếu đạo như vậy, chỉ trách cha mẹ không dạy dỗ nó gia giáo. Con muốn đi, mẹ cũng không có mặt mũi nào giữ con lại, con hãy đem vợ con đi đi, đừng để nó ở lại nhà của mẹ nữa”.

Mẹ vợ anh buông tay ra, bước vào phòng, đứng trước giường con gái, tốc chăn lên, tức giận nói:

– “Mày ôm con mày cút ra khỏi nhà, tao không có đứa con gái như vậy!”

– “Mẹ, con sai rồi, sau này con nhất định sẽ sửa, nhất định hiếu kính cha mẹ chồng, mẹ cho con ở lại những ngày trong tháng rồi con đi, con xin mẹ!”

Sinh nghe hai người nói qua lại, biết rằng mục đích của mình đã đạt được, bèn buông đồ đạc xuống, bước vào nói:

– “Mẹ đừng nóng giận, con gái đã nhận lỗi, mẹ hãy cho cô ấy một cơ hội, để cô ấy ở lại. Hai mẹ con ăn uống, cả công mẹ chăm sóc giúp đỡ, con sẽ tính toán rõ ràng không thiếu một đồng”.

– “Chỉ cần nó giữ lời nói, mẹ có thể để nó ở lại, tiền chăm sóc mẹ không muốn”.

Sinh ở lại chăm sóc vợ, mãi đến hết ngày nghỉ mới đi.

***

Cha mẹ cả đời nuôi ta khôn lớn, hy sinh cho ta rất nhiều. Khi chúng ta lớn lên, dần dần có tư tưởng có suy nghĩ riêng của mình. Lúc này, chúng ta không nên nghĩ ngợi lung tung, mà hãy nhớ thật kỹ những năm tháng công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Tuy là nói hiếu thuận với cha mẹ cũng được ghi vào luật pháp, nhưng hiếu thuận với cha mẹ không cần phải để luật pháp quy định mới làm, mà là tự giác vì đó chính là đạo lý làm người.

Chúng ta ngày từng ngày lớn lên, cha mẹ ngày từng ngày già đi, dần dần tóc chuyển sang màu trắng, trước kia khi còn bé không hiểu chuyện, trông thấy cha mẹ tóc trắng chỉ biết cười ha hả nói ông bà già rồi. Hiện tại nhớ tới, cha mẹ tang thương, vất vả, cũng là vì con cái hạnh phúc, vì cho chúng ta một hoàn cảnh tốt đẹp để trưởng thành.

Nói về phận làm con dâu, con rể, sự hiếu thuận với cha mẹ chồng/vợ cũng không kém phần quan trọng. Cha mẹ của chồng, của vợ cũng như chính cha mẹ mình, cũng vất vả nuôi con khôn lớn, về già cũng mong mỏi được nương tựa vào con cái. Nhờ cha mẹ chồng, mình mới có người chồng mẫu mực, thành đạt trong cuộc sống; nhờ cha mẹ vợ, mình mới có được người vợ nết na, chu đáo.

Thương yêu họ cũng chính là thương vợ, thương chồng, thương con cái của mình. Gieo nhân nào gặt quả ấy! Hãy là tấm gương cho con cháu, hãy thương yêu trọn vẹn những người có duyên phận trong cuộc đời này của mình.

*****
*****

Phụ nữ hạnh phúc không đọc sẽ hối hận, còn phụ nữ đang chán chồng thì nhất định không được bỏ qua

Thời gian hẹn hò mật ngọt bao nhiêu thì khi cưới nhau về vợ chồng sẽ phải đối mặt với nhiều trục trặc bấy nhiêu…

Hãy cùng đọc câu chuyện sau:

Vợ chồng cưới nhau mấy năm. Có một thời gian vợ chồng mình không thể cười với nhau sau những cuộc cãi vã được nữa. Điều mà trước đây chỉ to tiếng vài phút sau là đã cười nhăn nhở.

Chẳng ai có thể nói được với nhau lời tử tế. Tránh mặt nhau, ngay cả giấc ngủ cũng không muốn chạm. Chỉ cần nói với nhau một câu cũng đủ gây ra một cuộc khẩu chiến.

Mình nói rất nhiều lần rằng, với mình im lặng là chết. Và lúc ấy thì vợ chồng mình đang chết thật. Cứ thế kéo dài đến cả tháng trời, trong khi bình thường ngay cả khủng hoảng tồi tệ nhất cũng chỉ ngày thứ 3 là vợ chồng lại ôm nhau ngủ. Vậy mà suốt 1 tháng chẳng ai có thể nhìn nhau một cách bình thường. Cảm giác như chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời nhau một cách sạch sẽ nhất.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Và rồi một buổi tối, chồng mình ngồi gõ lạch cạch cả giờ đồng hồ, rồi in ra bản Đơn xin li hôn đưa mình.

Chồng mình nói:

– Giải thoát cho nhau đi em. Anh sắp không chịu nổi rồi.

Chẳng thế hiểu được lý do vì sao, ngay cả bản thân mình cũng nghĩ đến điều ấy nhưng là đàn bà vẫn còn muốn giữ gia đình tròn vẹn cho con nên cứ sống như vậy đi.

Mình không ngạc nhiên, bình thản cầm bút ký: Tôi đồng ý!

Chồng mình im lặng cầm lá đơn cho vào cặp.

Trong lá đơn nói rõ sẽ chia đôi con cho nhau. Mỗi người nuôi một đứa.

Cả đêm hôm ấy, vợ chồng mình không ngủ. Mắt mình ráo hoảnh, chẳng thể nghĩ được gì cho ngày mai. Còn chồng mình – anh ấy bật khóc nấc lên từng tiếng.

Lần đầu tiên mình nhìn thấy những giọt nước mắt chua chát của anh ấy. Dường như cố gắng kìm lại nhưng không được , rồi anh bật dậy lao vào nhà tắm, không nhớ là ở trong ấy bao lâu, chỉ biết lúc trở ra mắt đã đỏ ngầu. Mình hỏi:

– Sao anh khóc, đây chẳng phải là ý của anh sao. Sao còn đau khổ chứ . Em đồng ý giải thoát theo ý anh, anh còn muốn gì. Chồng mình nhìn lên ánh mắt vật vã:

– Anh thương con, rồi hai đứa sẽ mỗi đứa một phương,không được ở cạnh nhau nữa. Anh sẽ rất nhớ con.

Rồi anh ấy ôm ghì lấy Bột, cố nén tiếng nấc.

Mình đứng bật dậy, cố không để mình khóc theo. Khi cuộc sống đã đến mức chẳng thể dung hoà được nữa, ra đi là điều cần thiết. Chẳng phải vì ai, chẳng vì ai phản bội ai, chỉ vì chúng ta đã không thể vượt qua những áp lực cuộc sống. Mình cũng đã từng nói với anh ấy: Con người mình buông bỏ hay nắm giữ đều rất quyết liệt. Anh ấy hiểu điều ấy.

Và chồng mình khoá facebook, ai tinh ý có thể thấy một thời gian mình viết gì cũng không tag anh ấy vào nữa. Bọn mình ly thân, mỗi đứa một phòng . Mình nhắn cho chồng mình:

– Anh đừng bỏ facebook, em muốn nhìn thấy con, anh siêng up ảnh con nhé, hàng tuần sẽ cho hai anh em gặp nhau 1 lần . Xin lỗi vì chúng ta đã không thể giữ được tình yêu này.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Lúc này mình khóc.

Ngày hôm sau ấy, chồng mình đi làm nhắn tin về rằng:

– Anh đi làm và đã nộp đơn lên toà án. Họ hẹn 15 ngày nữa gặp nhau trên toà để giải quyết. Thời gian ấy chúng ta tạm thời ly thân, sau đấy anh sẽ thuê nhà giúp cho em và con.

Mình nhắn lại lạnh lùng:

– Không cần đâu, em sẽ đi luôn, em tự lo được.

Hôm ấy trở trời con lại ốm, mình thu xếp đồ rồi nói với mẹ chồng là đưa cháu đi Hà Nội khám bệnh. Chuyện sau này êm xuôi sẽ nói sau.

Chồng mình chuyển tiền vào tài khoản riêng của mình, rồi nhắn:

– Anh sẽ gửi thêm sau.

– Ok anh, em và con đi bây giờ.

Chồng mình im lặng.

Mọi thứ đã hoàn tất cho một cuộc chia ly. Chẳng cần lý do gì cả, chỉ là không thể ở bên nhau được nữa. Mình gọi taxi, ôm con vào lòng, vô thức, cứ đi đã rồi tính. Nửa đường thì con lên cơn sốt, rồi nôn trớ trong xe, mặt tái đi. Ngoài trời giữa những ngày rét đậm. Mình hối lái xe chạy nhanh về bệnh viện Nhi Trung Ương.

Trời bắt đầu tối thì có mưa, bế con chạy vào viện, mưa và gió táp vào mặt lạnh buốt, cố ôm lấy con mà lòng cay đắng. Tại sao mọi thứ lại trở nên như thế, tình cảm 6 năm qua, những khó khăn đã từng, những yêu thương ngọt ngào đã qua giờ chỉ cần ngoảnh mặt đi là hết sao?

Một mình tay ôm con sốt, tay làm thủ tục. Con khóc, bác sĩ hỏi người nhà đâu, đưa người nhà bế con. Lúc ấy trong đầu nhớ về những ngày hai vợ chồng đưa con đi khám. Đứa bế con đứa chạy lăng xăng lo việc. Con khóc đứa bế đứa dỗ, động viên nhau. Quay sang bên cạnh, mọi người đều đủ bố mẹ bên cạnh con. Mình ứa nước mắt. Hình như chúng ta đã sai ở đâu đấy. Hình như chúng ta đang làm khổ nhau và con vì cái ích kỷ của bản thân. Tay xách nách mang, vừa ôm cho con ti vừa chạy, nước mắt lã chã. Cái hình ảnh lúc ấy chắc chẳng thể nào quên. Con bị viêm phế quản, bác sĩ cho thuốc rồi về. Mò vào túi lấy điện thoại, hơn 20 cuộc gọi nhỡ và 5 tin nhắn của chồng mình. Đồng hồ đã gần 10h đêm.

Anh ấy nhắn:

– Em nghe máy đi.

– Em và con đang ở đâu?

– Anh sai rồi, em cũng sai rồi.

– Em về đi.

– Em ở đâu, anh đi đón.

Mình không kìm được nữa, khóc nức nở ở hành lang bệnh viện. Gọi lại cho chồng mình:

– Em đang trong viện nhi, con ốm. Khám xong rồi. Giờ em mới cầm điện thoại.

– Em bắt xe cho con về nhà luôn nhé, về thấy tủ quần áo của em trống không, chẳng thấy em ngồi ở giường như mọi ngày, anh thấy sợ quá. anh gọi em mãi mà em không nghe. Anh lại càng lo, cứ nghĩ dại .

– Về đi, mai anh đi rút lại đơn.

Mình hiểu tâm trạng của chồng mình, có lẽ cũng như mình lúc này.

Mình tắt máy, lòng nhẹ tênh, sau tất cả, mình cần về. Tình yêu vẫn ở đấy, chỉ là chúng ta mải lo quá nhiều thứ mà trót hết kiên nhẫn cho một mối quan hệ. Cơm áo gạo tiền quên đi mất chúng ta còn tình yêu cần gìn giữ.

Về đến nhà hơn 12h khuya. Cả nhà đã ngủ, còn chồng mình ngồi đấy, đón lấy con rồi bảo:

– Em qua quán ăn bát cháo đi cho ấm (quán cháo ngay sát nhà).

Mình làm theo vì bụng lúc này đã rống tuếch. Xong xuôi vào phòng, đặt con xuống giường, hai vợ chồng nhìn nhau hồi lâu, mình bật khóc, chồng mình ôm lấy mình rồi nói:

– Thôi, không sao đâu. Vợ ngủ đi không mệt rồi. Ổn rồi, ổn rồi …

Sau 1 tháng im lặng là cái ôm ổn rồi của chồng!

Vợ chồng sống với nhau sẽ không tranh khỏi những khi chán nản, muốn buông tay, nếu một trong hai không có động thái thay đổi thì hôn nhân rất khó giữ bền vững. Người ta phải học cách lắng nghe, thấu hiểu và bao dung nhau thì mới tìm được tiếng nói chung.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Dưới đây là một số điều chúng ta nên nhớ để hôn nhân bền vững

Giao tiếp

Đây là điều quan trọng nhất, dù có thế nào cũng không được giữ im lặng, vợ chồng mà im lặng tức là chết. Vì thế, cảm thấy thế nào hãy nói ra, chia sẻ với bạn đời để tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, giao tiếp là cả một nghệ thuật. Bạn đừng vội hiểu rằng giao tiếp nghĩa là thẳng thắn góp ý một cách thô lỗ những gì bạn không hài lòng. Nên nhớ, đừng cằn nhằn hay phàn nàn, đừng chỉ nhìn thấy những sai lầm trong họ. Hãy đề cao mặt tích cực chứ không phải là tiêu cực. Hãy trao đổi thường xuyên với nhau, bằng cách này, hai vợ chồng đang xích lại gần nhau hơn.

Học cách tha thứ, nhẫn nhịn

“Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa đời đời không khê”. Vợ chồng nhất định phải ghi nhớ điều này. Dù bạn có lúc tức giận, có lúc cảm thấy không thể nào tha thứ vì những việc xảy ra nhưng thay vì nổi khùng lên bạn cần tìm cách giải quyết nhẹ nhàng hơn.  Khi họ là người bị tổn thương thì luôn chấp nhận lời xin lỗi từ người bạn đời và xem đó là một “món quà” trong cuộc sống gia đình. Tóm lại đích nhắm của các cặp vợ chồng hạnh phúc luôn hướng tới là sự tha thứ.

Đi ngủ cùng nhau

Đi ngủ cùng nhau không có nghĩa là phải quan hệ tình dục. Bạn có thể chỉ cần nằm xuống cùng với một nửa của mình, đắp một tấm chăn mỏng và ôm người ấy vào lòng. Sau đó, hãy hít hà mái tóc, mùi cơ thể của họ để cho họ thấy tình yêu bạn dành cho họ đến nhường nào. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cách “ngửi cơ thể” này là một biểu hiện tích cực giúp cho mối quan hệ vợ chồng thêm nồng thắm.

Ôm và ngửi mùi cơ thể của người bạn đời là một hành động tạo nên sự thoải mái và tin tưởng. Nó chứng minh một tình yêu sâu sắc và bền chặt.

Dành cho nhau những bất ngờ nho nhỏ

Những bất ngờ chính là những ngọt ngào nho nhỏ vợ chồng dành cho nhau. Đây là những keo sơn giữa vợ chồng. Thỉnh thoảng hãy mua cho nhau thứ này, thứ kia, nấu một bữa ăn ngon, dành tặng cho nhau niềm vui giản dị, như thế cũng đủ để vợ chồng bạn xích lại gần nhau rồi.

Nói lời yêu từ trái tim mình

Việc bày tỏ “Anh yêu em” mọi lúc trong ngày nghe có vẻ đơn điệu và hơi sến sẩm nhưng thực ra bạn cần hiểu rằng đó là 3 từ kì diệu bạn nên nói với người ấy của mình. Trong một ngày, chỉ cần bạn nói “3 từ ma thuật” này 2 lần là đủ. Lần thứ nhất là trước khi bạn ra khỏi nhà để đi làm, lần thứ hai là trước khi cả hai chìm vào giấc ngủ. Đừng ngại ngần khi nói yêu người bạn đời của mình.

Theo Khoevadep

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.