Loại cây chỉ để cho lợn ăn nhưng có tác dụng chữa bệnh thần kỳ

Gần đây, các loại rau dại, quả dại ở Việt Nam trở nên có giá, được bán siêu đắt và được coi là những loại siêu thực phẩm, có công dụng tốt cho sức khỏe. Trong số đó, không thể không kể tới bèo cái (phù bình).

Bèo cái là thủy sinh nổi, thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi. Có nhiều lông như nhung và không thấm nước.

Vậy, bèo cái có công dụng như thế nào, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội sẽ giải đáp điều này.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc.

Cây bèo cái là cây thuốc chữa được nhiều bệnh
Cây bèo cái là cây thuốc chữa được nhiều bệnh

Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.

“Cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh”, lương y Vũ Quốc Trung.

Công dụng của bèo cái có thể được kể đến như sau:

Tác dụng chữa sưng tấy hiệu quả

Theo lương y Vũ Quốc Trung, mọi người có thể hái một nắm bèo cái rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khi khô lại thay miếng đắp khác, ngày thay 2 hay 3 lần.

Với cách chữa này, vết tấy sẽ rút rất nhanh, nếu chưa mưng mủ thì sẽ tan, nếu đã mưng mủ rồi thì thời gian mưng mủ được rút ngắn, chóng vỡ.

Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa

Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống mỗi ngày 10 – 20g. Có thể nấu nước rửa mụn nhọt nơi mẩn ngứa Có người dùng tươi giã nát vắt lấy nước, pha với xirô uống chữa hen. Có khi còn nấu với cơm nếp làm thuốc trị hen

Làm đẹp da, tiêu độc, chống dị ứng

Trong Đông y, bèo cái còn được gọi bằng tên phù bình, vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, trị ngứa, chống dị ứng Người Nhật xem đây như vị thuốc quý giúp làm đẹp da.

Bèo cái còn được sử dụng để làm đẹp
Bèo cái còn được sử dụng để làm đẹp

Ngoài công dụng chính thường dùng trị dị ứng phụ nữ Nhật có một bài thuốc làm đẹp rất hay từ cây bèo cái là thu hái về, cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô rồi tán nhỏ. Sau đó pha với một chút giấm và đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.

Hay đơn giản hơn là lấy bèo cái tươi giã nát đắp lên mặt để trị mụn trứng cá Người bị lang ben cũng có thể nấu sôi bèo cái lấy nước để tắm hay xát lá bèo lên vết lang ben làm như thế nhiều lần sẽ hết bệnh.

Chữa hen suyễn

Bèo cái tươi 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước lã cho thật sạch, cuối cùng có thể rửa thêm một lần bằng nước muối loãng. Vẩy cho ráo nước, giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml.

Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần một liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen suyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng có khi tới 3 tháng.

Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa…

*****
*****

Thức uống từ củ sả dễ làm, giải độc gan, thận cực tốt mà bạn không thể không biết

Tinh dầu sả rất tốt nhưng lại khó làm. Vì vậy, trang Boldsky giới thiệu một thức uống từ sả cũng có tác dụng không thua kém gì tinh dầu.

Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m, cây sả có lá dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, trong khi đó thân rễ trắng hoặc hơi tím.
Sả được trồng cũng như sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á như Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan…

Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.

Tuy nhiên, cây sả không chỉ là gia vị trong chế biến thức ăn mà còn là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ.

Ảnh internet.
Ảnh internet.

Sả có tác dụng lợi tiểu, là chất kích thích nhẹ, giảm đầy hơi, chống viêm, chống oxy hóa, chống trầm cảm, thuốc an thần, kháng khuẩn, giảm đau, chống co thắt và chống ung thư. Do đó sả có thể giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm buồn nôn, giảm huyết áp cao, điều trị mất ngủ, làm giảm căng thẳng, chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm, kiểm soát mức Cholesterol, làm giảm nồng độ Axit Uric và nhiều hơn nữa.

Nó cũng có thể làm giảm đau bụng kinh và giảm đau viêm khớp. Trà sả đã được dân gian sử dụng để hạ sốt cũng bởi vì nó giúp đổ mồ hôi và làm mát cơ thể.

Chúng ta thường nghe nhiều đến tinh dầu sả, vốn có thể dùng để tạo hương, trị nấm móng, khó tiêu, dưỡng da. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn khám phá tinh dầu sả có tác dụng giảm đau như aspirin.

Rất tốt, nhưng tinh dầu sả lại rất khó làm. Vì vậy, trang Boldsky đã giới thiệu một cách chế biến từ sả rất có lợi cho sức khỏe. Đó chính là trà sả, thức uống nổi tiếng ở nhiều quốc gia ở Châu Á.

Thực tế, người Ấn Độ cổ đại sử dụng trà sả như là một bài thuốc chữa một số căn bệnh đơn giản.

Kết hợp cùng với gừng, nước cốt chanh và gia vị như quế, đinh hương và bạch đậu khấu thậm chí còn làm tăng các tác dụng và tăng cường hương vị của sả.

Gừng chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và tác dụng chống viêm. Nước chanh, rất giàu Vitamin C, tăng cường khả năng miễn dịch, cân bằng độ pH trong cơ thể và tạo điều kiện cho việc giảm cân.

Quế đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân tiểu đường vì nó kiểm soát lượng đường trong máu. Đinh hương và bạch đậu khấu đánh bay hôi miệng, hỗ trợ tiêu hoá và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Tất cả các loại gia vị trên cũng cải thiện lưu thông máu và kích thích trí não.

Nguyên liệu cần thiết:

Sả (tươi hoặc khô đều được), Gừng, Chanh, Quế, Đinh hương (nếu có), Thảo quả (nếu có), Mật ong
Cách làm trà chanh sả

1. Đun nóng 2 cốc nước

2. Thêm 2 nhúm sả khô hoặc củ sả tươi đã đập dập

3. Gĩa nát hoặc mài ½ củ gừng vào

4. Thêm một miếng quế nhỏ.

5. Thêm 2 nhánh đinh hương (nếu có)

6. Bóc vỏ 2 hạt bạch đậu khấu và thêm chúng vào nồi (nếu có)

7. Đun sôi và sau đó để cho nó riu liu trong vài phút

Ảnh internet
Ảnh internet
Ảnh internet
Ảnh internet

8. Lọc lấy nước.

Ảnh internet
Ảnh internet

9. Vắt một chút nước chanh vào để tăng công dụng chữa bệnh và tăng hương vị.

10. Thêm 1 thìa mật ong

Ảnh internet
Ảnh internet

Bây giờ bạn có thể thưởng thức trà chanh sả của bạn. Bạn có thể uống hàng ngày vào buổi tối.

Một số tác dụng của trà chanh sả:

Giảm đau đầu: Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể giảm triệu chứng đau đầu. Những người thường xuyên bị đau nửa đầu nên uống trà sả thường xuyên.

Kiểm soát cholesterol: Trà sả có thể hạn chế sự hấp thu cholesterol trong ruột. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Uống trà sả thường xuyên giúp kiểm soát nồng độ cholesterol.

Đẹp da: Do cốc trà này giàu vitamin C và sả thải độc trong cơ thể nên nó thể giúp bạn làm đẹp da.

Giảm tối thiệu cơn đau khớp: Các đặc tính chống viêm của sả có thể giúp làm giảm các cơn đau viêm khớp. Nếu bạn đang bị bệnh thấp khớp, bệnh gút hoặc đau khớp, hãy thường xuyên uống trà sả để cảm nhận sự khác biệt.

Giúp ngủ ngon: Trà sả giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn bởi nó làm “dịu” cơ thể.

Tốt cho tiêu hóa: Trà sả có thể điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và chuột rút. Nó cũng có thể giết các kí sinh trùng trong đường ruột.

Giải độc cơ thể: Trà sả có thể giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp thận và gan hoạt động tốt hơn.

***LỜI KHUYÊN CHO BẠN:

Công thức trên làm cho 2 tách trà. Để làm 1 tách,bạn chỉ cần giảm bớt số lượng của từng thành phần đi một nửa.

Để giúp trà này loại bỏ chất độc khỏi cơ thể, uống nhiều nước trong suốt cả ngày.

Bạn có thể thêm ½ đến 1 muỗng cà phê mật mía vào cùng để uống.

Khi sử dụng loại thảo dược này cho mục đích ẩm thực, bạn có thể trộn nó với nước cốt dừa.

LƯU Ý: Trà này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai vì nó có thể kích thích các cơn co thắt. Tránh đưa nó cho trẻ em nhỏ. Những người bị suy thận hoặc gan cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi uống loại trà này.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.