Hóc xương cá có thể dẫn đến TỬ VONG, lưu lại ngay bài thuốc CỰC HAY để dùng khi cần kẻo CHẾT OAN

Hóc xương cá là “tai nạn” rất thường gặp khi ăn uống bất cẩn. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà nó còn ảnh hưởng đến thực quản của bạn.

Hóc xương cá là tai nạn mà đôi khi không may bạn có thể gặp phải. Nhưng không phải ai cũng biết cần làm gì trong tình huống này.

1. Hóc xương cá có nguy hiểm không?

Khi bị hóc xương cá, nếu chỉ là xương nhỏ thì hầu như chỉ gây khó chịu và việc xử lý cũng đơn giản. Tuy nhiên, nếu là xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn.

Có nhiều trường hợp bị hóc xương to, nhọn, xương lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch…
Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

2. Hóc xương cá phải làm sao?

Nhiều người có thói quen khi bị hóc xương cá thì ăn một miếng cơm to hoặc nuốt thức ăn để xương theo đồ ăn trôi xuống.

Cách này nếu có thành công thì cũng do may mắn nhưng rủi ro rất cao vì xương có thể cắm sâu hơn vào họng hoặc rơi xuống thấp hơn khiến rất khó xử lý.

Khi bị hóc xương cá, việc bạn cần làm là cố gắng ngừng động tác nuốt vì có cố nuốt cũng không trôi được dị vật mà xương còn có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương.

Hãy cố gắng càng nôn ọe sớm càng tốt nhưng tránh móc họng vì làm như vậy sẽ gây nôn nhiều, dịch axit từ thực quản có thể làm cháy thanh quản, phù nề hoặc khiến người bệnh khó thở.

Những xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn nên cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những trường hợp nguy hiểm.

Nếu bạn chắc chắn đó là xương nhỏ và vị trí bị hóc nằm ở cổ họng thì có thể tự xử lý ở nhà theo những cách bên dưới.

3. Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà

Những điều không được làm khi bị hóc xương cá

  • Bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
  • Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa. Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu.
  • Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.

Mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả

Khi bị hóc xương cá đừng nên nóng vội để móc xương ra mà hãy thử làm một trong số các mẹo dưới đây xem sao nhé! Cực đơn giản mà hiệu quả vô cùng.

Nhét tỏi vào lỗ mũi

Gia vị luôn sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm mà không mất nhiều thời gia.

Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.

Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.

Ngậm và nuốt vỏ cam

Vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc, xương cá sẽ tự tan ra.

Ảnh internet

Dùng một viên vitamin C

Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam. Do đó, nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm.

Sau vài phút sẽ “hủy” được xương cá. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.

Uống nước quả trám

Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.

Tuy có tác dụng tiêu xương cá rất tốt nhưng chỉ nên dùng ở những trường hợp hóc xương nhỏ. Những trường hợp hóc xương lớn hơn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Cách lọc xương cá để không bị hóc xương

Chọn cá

Chọn những con cá to, cân nặng ít nhất là 1kg để hạn chế lượng xương dăm trong cá. Những con cá lớn sẽ có lượng xương ít hơn, đồng thời xương to sẽ dễ phát hiện hơn.

Nếu ăn với số lượng ít bạn có thể mua một khúc hay đoạn cá với lượng vừa đủ để chế biến.

Lọc xương cá trước khi nấu để tránh bị hóc xương khi ăn

Các bước lọc xương cá

  • Bước 1: Dùng sống dao to đập vào đầu cho cá chết rồi đánh sạch vảy.
  • Bước 2: Dùng kéo cắt bỏ các vây quanh mình cá cho sạch.
  • Bước 3: Chọc kéo vào ức cá và cắt dọc xuống đến rốn, phanh bụng lôi ruột ra ngoài, rửa sạch khoang bụng. Có thể lấy đi phần màng đen bên trong bụng cá (nếu có) để cá không còn mùi tanh.
  • Bước 4: Dùng dao cắt xương con hai bên xương sống.
  • Bước 5: Cắt bỏ hết phần xương sống bằng kéo.
  • Bước 6: Dùng dao lưỡi mỏng lạng bỏ 2 phần bên hông xương sống của cá.

Cá hết xương, cắt khúc và chế biến theo sở thích của bạn. Ăn cá lọc xương không lo bị hóc!

*****
*****

6 thực phẩm tốt nhất giúp thông huyết quản, hãy lưu lại vì bất kỳ ai cũng sẽ dùng đến

Bệnh tắc nghẽn mạch máu (huyết quản) đã trở thành “sát thủ tàng hình” khiến nhiều người biết bệnh khi đã muộn. Ăn uống là cách phòng bệnh hiệu quả nhất bạn nên lưu ý.

Sau tuổi 35, các chức năng vận động của các bộ phận bên trong cơ thể bắt đầu xuất hiện các vấn đề khác nhau. Đặc biệt ở lứa tuổi trung niên, sức khỏe càng ngày càng có xu hướng giảm xuống.

Các hiện tượng “rệu rã” ở một số bộ phận khiến chúng ta bắt đầu quan tâm hơn đến thể trạng, đặc biệt là chú ý đến việc phòng và chữa bệnh.

Có một căn bệnh mà lứa tuổi trung niên rất hay mắc phải, có thể nói là ở hầu hết mọi người với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đó chính là bệnh tắc nghẽn mạch máu.

Thông thường, nếu mạch máu bị tắc nghẽn khoảng dưới 70%, cơ thể con người sẽ không có bất kỳ cảm giác nào để nghi ngờ mình mắc bệnh.

Tuy nhiên khi mạch máu tắc đến hơn 70%, cơ thể bắt đầu cảm giác thấy rằng hình như đã có một “trục trặc” gì đó. Đáng tiếc, thời điểm này đã là giai đoạn cuối của bệnh tắc nghẽn huyết quản.

Triệu chứng của tắc nghẽn mạch máu

Bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu sẽ phải đặt stent nong mạch để duy trì sự sống (Ảnh minh họa)

Sau khi bạn vận động, thể dục thể thao, bạn cảm thấy vùng cơ chi dưới bị đau, một số vùng cơ bị tê không còn cảm giác. Tuy nhiên khi bạn nghỉ ngơi, cơ thể lại giảm dần các triệu chứng này.

Những hiện tượng như vậy xuất hiện lặp đi lặp lại chính là lúc bạn cần nghĩ đến bệnh tắc nghẽn mạch máu.

Bệnh tắc nghẽn mạch máu xuất hiện bởi những mảng bám trên thành ống mạch máu, làm cho mạch máu càng ngày càng bị co hẹp như cổ chai, khi máu lưu thông qua “eo” bị chắn này sẽ bị cản trở.

Nói một cách đơn giản, tắc nghẽn mạch máu giống như bạn đổ một ít cát sỏi vào đường ống nước. Đổ nhiều tới đâu, nước sẽ khó chảy qua và chảy chậm tới đó. Khi cát sỏi ngày một nhiều lên, nước sẽ chảy nhỏ và dần dần ngừng chảy.

Vì thế, gần như bất kỳ ai cũng cần phải chú ý tới vấn đề này. Bởi từ khi mạch máu thông suốt bình thường cho tới khi bị tắc nghẽn 70% chúng ta đều không hề biết tới.

Sau khi bệnh vượt qua ranh giới “tử thần” với mức 70% diện tích huyết quản, lúc này mới bắt tay vào phòng bệnh hay chữa trị đều đã muộn. Bạn đã trở thành bệnh nhân tim mạch một cách đương nhiên mà trước đó không hề nghĩ tới.

“Hung thủ” trong vụ việc này chính là Cholesterol, Triglyceride – gọi chung là mỡ máu hay lipit máu. Chúng tích tụ trong thành mạch máu, hình thức trông giống như cháo hạt kê vàng kết mảng với nhau.

Theo thời gian, chúng ta ăn càng nhiều thức ăn có chất tạo ra mỡ máu, chúng sẽ bám chắc vào thành huyết quản, làm “tắc đường”, gây thiếu máu cục bộ, xuất hiện bệnh tim và bệnh mạch máu não ngay sau đó.

Hình ảnh so sánh mạch máu trước và sau khi xuất hiện tắc nghẽn (Ảnh minh họa)

Các món ăn giúp làm giảm bệnh tắc nghẽn huyết quản

Để phòng tránh bệnh, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu từ chế độ ăn uống. Với một thực đơn lành mạnh tự nhiên sẽ trở nên khỏe mạnh và đủ sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật khi tuổi mỗi ngày một cao.

Theo các chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng, sau đây là những loại thực phẩm có khả năng làm sạch mỡ máu tốt nhất, hạn chế mỡ máu tích tụ vào huyết quản, giảm tỉ lệ mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu. Người bình thường cũng có thể ăn để phòng bệnh.

1. Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen rất giàu chất sắt, với hàm lượng cao hơn 7 lần so với gan lợn. Nếu ăn nấm đen thường xuyên sẽ rất bổ dưỡng, làm cho làn da hồng hào rạng rỡ hơn.

Mộc nhĩ đen có tác dụng đặc biệt trong phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Nó chứa các chất chống khối u, có thể nâng cao khả năng miễn dịch. Giảm mỡ máu nghĩa là sẽ giảm tắc huyết mạch.

Mộc nhĩ đen

2. Hạt yến mạch nguyên chất

Hạt yến mạch nguyên chất (chưa chế biến thành hỗn hợp pha trộn hoặc sản phẩm khác) là một món ăn được xem là có “cống hiến” đặc biệt cho sức khỏe.

Ngoài tác dụng làm giảm mỡ máu, yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, bao gồm một loạt các chất polysaccharides, bột phân tử glucose polyme hóa, glucan β- với hàng loạt các chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe vô cùng độc ​​đáo.

Không chỉ ngăn ngừa cảm lạnh, glucans β- có thể thúc đẩy các chiến binh miễn dịch – sức sống của các đại thực bào trong cơ thể hoạt động hiệu quả.

Chúng nhanh chóng giết chết virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật gây bệnh khác xâm nhập cơ thể, giúp bạn tránh xa bệnh cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác.

Hạt yến mạch nguyên chất

3. Hạt óc chó (hoặc hạt hồ đào)

Hạt óc chó khi ăn quá nhiều có thể có hiện tượng mệt mỏi do có mùi hương mạnh mẽ. Nếu ăn một lượng vừa phải sẽ dung nạp chất oxy hóa vào cơ thể tuyệt vời. Đây được xem là loại hạt có chất kháng ôxy hóa cao nhất trong các loại hạt.

Chất này sẽ giúp làm giảm cholesterol rất nhanh chóng. Trong 1 ounce hạt óc chó (khoảng hơn 28g) cung cấp khoảng 180 kcal. Ăn vào miệng có cảm giác thơm ngon giòn ngậy.

Mỗi ngày chỉ cần ăn một ít hạt óc chó là có thể được xem như “bùa chú” bảo vệ cho cơ thể bạn duy trì được sự khỏe mạnh.

Hạt óc chó

4. Đậu đen

Đậu đen được xem là “nữ hoàng” trong nhóm những loại hạt ngũ cốc có lợi cho sức khỏe con người.

Ngoài tác dụng đối với bệnh tắc nghẽn huyết quản, còn có rất nhiều tác dụng khác, đặc biệt tốt cho những người làm việc văn phòng với máy tính. Ăn một ít đậu đen mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa mệt mỏi, giảm hiện tượng mắt mờ.

Đậu đen

5. Quả táo gai (hoặc sơn trà TQ)

Quả táo gai tươi vừa chín mọng trên cây hái vào cắt lát phơi khô sẽ cho ra thành phẩm lát táo khô hồng đậm, với những lát cắt đều nhau thơm dịu.

Sau khi phơi khô táo gai, pha thành trà uống có vị thanh mát màu vàng nhạt. Khi uống một ngụm vào miệng cảm thấy có chút chua nhẹ, thanh khiết.

Mùa hè thường xuyên uống cốc trà táo gai này sẽ không chỉ làm mát mẻ sảng khoái, mà còn có tác dụng tốt đối với bệnh giảm mỡ máu, gây ra bệnh huyết áp.

Quả táo gai

6. Tảo bẹ

Đây là loại tảo có đời sống dài hơn so với các loại rong biển thông thường khác nên có lượng sắc tố khá đậm đặc. Kể cả tảo bẹ phơi khô cũng chứa nhiều sắc tố tốt cho sức khỏe, ít bị thối rữa nên tạo ra sự an toàn cho thực phẩm.

Tảo bẹ chứa rất nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng, có tác dụng tốt với việc hạ huyết áp, hạ đường huyết, chống sinh khối u, chống ung thư hiệu quả. Đồng thời có thể chống lão hóa, làm đẹp, có lợi cho trí nhớ và các tác dụng khác.

Tảo bẹ

Ăn uống đúng cách không chỉ giúp bạn sống khỏe mạnh, mà còn là cơ sở tốt để phòng và chữa bệnh. Quan tâm tới sức khỏe, đồng nghĩa với việc bạn sẽ biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu của cơ thể mỗi ngày.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.