Gan là nhà máy thải độc của cơ thể – Nếu muốn gan khoẻ mạnh hãy chịu khó ăn 12 thực phẩm này

Gan đóng vai trò khử độc cho cơ thể, vì vậy cơ thể cũng phải có trách nhiệm khử độc cho gan. Đó là lí do chúng ta cần phải ăn những loại thực phẩm mà gan cần để khỏe mạnh.

Không hề ngạc nhiên khi gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người. Bất cứ tổn hại nào đối với gan cũng có thể có tác động nghiêm trọng đến toàn bộ chức năng của cơ thể.

Bởi gan, nằm ở phía bên phải trong ổ bụng, có nhiệm vụ chính là lọc máu cho cơ thể và loại bỏ những độc tố trong máu. Ngoài ra, cơ quan này còn sản xuất protein trong huyết tương, giúp vận chuyển các acid béo và giúp làm giảm đông máu, đến các cholesterol giúp cơ thể sản xuất hóc-môn.

Rõ ràng, gan là một “nhà máy thải độc” rất hiệu quả, thực hiện nhiều công việc. Hệ thống này cần được vận hành trơn tru hơn bằng cách giữ nó khỏe mạnh và không bị quá tải bởi nhiều thứ độc hại.

Ngoài chế độ sinh hoạt khoa học, chúng ta cần phải chú ý đến thực phẩm dung nạp vào cơ thể vì chúng giúp có một lá gan khỏe mạnh.

Dưới đây là một số loại thực phẩm lành mạnh cho gan của bạn.

1. Tỏi

Tỏi được biết đến là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Loại củ này chứa allicin, một trong những chất chống oxy hóa “nổi tiếng” nhất. Nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương oxy hóa và giúp kích thích gan kích hoạt các enzyme, từ đó giúp làm sạch các chất độc hại có thể gây hại cho gan.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

2. Nghệ

Củ nghệ chứa một hợp chất được gọi là curcumin. Curcumin cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm và chống vi khuẩn. Củ nghệ giúp giảm viêm nhiễm và mất cân bằng oxy hóa do đó ngăn ngừa gan tránh khỏi các loại bệnh tật.

3. Cà rốt

Được biết đến là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cà rốt chứa các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Uống một cốc nước ép cà rốt sẽ giúp giảm axit béo và các chất độc hại từ gan.

4. Trà xanh

Trà xanh cũng nổi tiếng giàu chất chống oxy hóa. Trên hết, trà xanh có chứa catechins, một chất polyphenol quan trọng giúp loại bỏ độc tố khỏi gan và giữ cho gan khỏe mạnh. Uống 2-3 chén trà xanh/ngày và duy trì thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe.

5. Bơ

Bơ giàu chất béo lành mạnh và cũng được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Thường xuyên tiêu thụ 3-4 lát bơ sẽ giúp loại bỏ bất kỳ tổn thương ảnh hưởng đến gan.

6. Dầu ôliu

Dầu ôliu chứa chất béo tốt. Không giống như các loại dầu ăn khác, dầu oliu được coi là loại dầu tốt nhất cho lá gan. Dầu ôliu giúp giảm mức cholesterol xấu và nồng độ triglyceride trong huyết thanh, làm tăng sự nhạy cảm với insulin và sự oxy hóa lipid. Điều này giúp giữ cho gan khỏe mạnh.

7. Rau lá xanh

Các loại rau xanh lá như rau bó xôi, rau diếp… cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm. Ngoài ra, rau lá xanh còn giàu nhiều chất xơ, tất cả các vitamin cần thiết và canxi tốt cho sức khỏe.

Hàng ngày, bạn hãy cố gắng ăn một bát rau lá xanh trong mỗi bữa cơm trưa, tối.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

8. Các loại hạt

Tấ cả cá loại hạt như hạt dẻ, quả óc chó và hạnh nhân đều giàu chất béo lành mạnh và cũng nổi tiếng vì sở hữu đặc tính chống viêm. Ăn khoảng 8-10 quả hạnh và hạt óc chó hàng ngày giúp ngăn ngừa, bản vệ và giữ cho gan khỏe mạnh.

9. Nước ép củ cải đường

Betalains là một trong những chất chống oxy hóa chính có mặt trong củ cải đường. Nhờ thành phần này, nước ép củ cải đường giúp ngăn ngừa tổn thương ADN và tổn thương gan do các tác nhân gây bệnh ung thư mang đến.

Uống một cốc nước ép củ cải đường hàng ngày hoặc 3-4 cốc/tuần giúp làm sạch gan.

10. Bưởi

Bưởi là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa. Thói quen uống một ly nước ép bưởi thường xuyên sẽ giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa một loạt các bệnh nhiễm trùng. Bưởi giúp giải độc gan và giữ cho gan khỏe mạnh.

11. Ngũ cốc

Gạo lứt, diêm mạch, kiều mạch… là những loại ngũ cốc phổ biến nhất. Vốn giàu chất xơ, những loại ngũ cốc này không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡkhông do rượu.

12. Táo

Người Anh có câu: “Mỗi ngày ăn một trái táo, cả đời không cần bác sĩ”. Ăn táo giúp ngăn ngừa tổn thương gan. Các polyphenol chứa trong táo giúp ngăn ngừa bất kỳ loại viêm nào trong gan, do đó bảo vệ gan khỏi các loại bệnh như viêm gan.

*****
*****

TS Nhi khoa: Khi trẻ bị sốt, tuyệt đối không làm 5 điều sau

BS khuyến cáo, không có thuốc nào phòng được sốt cao và co giật, nếu trẻ chỉ sốt 38 độ, chưa cần uống hạ sốt.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn.

“Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi”, PGS Dũng lưu ý.

Ảnh:internet

Uống thuốc hạ sốt quá sớm

BS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.

Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước

Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Lạm dụng thuốc động kinh

Có nhiều trường hợp trẻ sốt cao bị co giật khiến bố mẹ lo sợ ‘tống’ thuốc hạ sốt khi mới 38 độ hoặc xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng.

PGS Dũng cho biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.

Do đó, bác sĩ thần kinh và nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh.

“Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ”, PGS Dũng nhấn mạnh.

Với trẻ co giật, thói quen của hầu hết các cha mẹ là dùng đũa, ngón tay chèn vào miệng trẻ để đỡ cắn lưỡi.

Ảnh: internet

Tuy nhiên, qua theo dõi cấp cứu nhi khoa cho thấy không nên làm thế. Khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.

Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.

Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt

Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.

Các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết.

“Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm”, PGS Dũng lưu ý.

Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.

Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.

Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.

Tự chia liều nhét hậu môn

Loại thuốc nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn.

Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.

Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.

Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống nhiều.

Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt

Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt…

Ảnh:internet

Những phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.

Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.

Thay vào đó khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.

Lưu ý: Đối với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.