Đi chùa đừng bao giờ cầu 10 điều này nếu không muốn phúc đức mất hết

Theo phong tục cổ truyền của Việt Nam , trong ngày rằm, mùng 1 … người ta thường lên chùa lễ phật tỏ lòng thành kính , cầu cho gia đình . Nhưng bạn có biết những nguyên tắc khi đi chùa để không mất hết phúc đức.

Dưới đây là những điều không được cầu khi đi chùa lễ Phật ai cũng phải tránh nhé:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Đừng cầu thân thể không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì lòng tham sẽ dễ sinh. Muốn lấy thuốc lành trị bệnh khổ, thì nên thực hành giác ngộ giải thoát khỏi thế giới này.

2. Đừng cầu không khó khăn, vì có có khăn thì đạo tâm mới kiên cường.

Bước qua được khó khăn thì con đường càng lớn, mỗi lần vượt qua trở ngại thì bầu trời càng cao rộng hơn.

3. Đừng cầu tâm không khúc mắc, vì tâm không khúc mắc thì ngạo mạn dễ sanh.

Vườn tâm thường nhổ cỏ phiền não, vô minh trở thành vô lượng ánh sáng quang minh.​

4. Không cầu lợi về mình, chấp trước vào mình dễ sinh vào ba cõi xấu.

Nguyện chịu bệnh khổ thế chúng sinh, khiến họ đều được thân tâm an lạc.

5. Đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng tôi luyện thì sao thành Phật.

Ma là bạn tốt của người tu hành, người đức cao tự hàng phục được các loại ma.

6. Không cầu làm việc mong dễ thành công vì người ở trong cảnh thuận lợi khó tu hành.

Nghịch cảnh thuận cảnh không phân biệt, việc thành việc bại đều như nhau.

7. Không cầu danh lợi, tham muốn danh lợi dễ đọa vào luân hồi.

Luôn nhớ danh lợi như giấc mộng hão huyền, cam nguyện âm thầm làm người cống hiến.

8. Không cầu mong báo đáp, vì muốn người báo đáp thì con đường làm ơn đã sai lệch.

Tùy duyên dứt nghiệp đoạn sanh tử, không nợ không thiếu sống an nhàn.

9. Oan ức không cầu biện bạch, nhẫn nhục chịu đựng trả món nợ xưa.

Người khác đánh đập mắng chửi là trợ hạnh cho mình, quên hết ân sủng hay bị làm nhục thì công đức mới vẹn toàn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

10. Không cầu người khác giúp mình, tự lực cánh sinh không nên phan duyên.

Khi có điều mong cầu thì lúc đó có khổ, lúc không có gì để mong cầu thì được tự do tự tại.

Đi đền, chùa như thế nào cho đúng?
Trang phục khi đi chùa

Chọn màu sắc nhã nhặn: Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam.

Trang phục gọn gàng, tiện lợi: Những loại trang phục rườm rà rất dễ gây vướng víu ở những nơi đông đúc như các đền chùa ngày đầu năm, quần áo có thể dễ dàng vướng vào hương hoặc bị tàn hương rơi làm rách, cháy vải. Ngoài ra, có nhiều nơi quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.

Trang phục kín đáo, lịch sự: Kiểu ăn mặc hớ hênh, phản cảm ở các đền chùa đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận những năm gần đây. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì. Vì vậy, không nên mặc váy ngắn, áo cộc, váy xẻ, trang phục xuyên thấu, trang phục sexy, khiêu gợi…

Về xưng hô

Nói chuyện với các nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy… và xưng là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn bạn tu tập, thì xưng hô là Thầy ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Hành lễ theo thứ tự

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng – ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ:

“Nhập gia vấn chủ, nhập tự kiến sư

Tiên vấn trụ trì, hậu lễ Tam bảo”

Nghĩa là:

“Vào nhà hỏi chủ, đến chùa gặp sư

Trước thăm trụ trì, sau lễ Tam bảo”

Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.

Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.

Khi thắp hương

Không để hương bị tắt trong khi đang sử dụng. Nếu là hương que: Chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Nếu thấy đã có hương, không cần thắp tiếp. Chỉ dùng một nén hương là được, không cắm hay thắp cả thẻ/gói hương.

Với hương tháp: Phải đặt vào giữa đĩa hương hoặc lư hương. Hương vòng: Chú ý đặt thuận theo chiều kim đồng hồ.

Không phải chỗ nào cũng cắm hương được. Chỉ cắm vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…

Về đồ lễ

Không cúng đồ mặn ở chùa cũng như đình, đền. Không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ. Tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.

Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng. Nếu cẩn thận hơn, hòm công đức nào nằm lệch, không chính giữa ban thờ thì bạn hãy đặt tiền công đức vào hòm này. Thực tế đo đạc bằng máy móc cho thấy hòm công đức đặt chính giữa, ngay trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn tại ban thờ. Đặt tiền vào đây vô tình làm trường khí xấu càng bị xáo động, bất lợi cho mọi người.

Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

Lấy lộc để bàn thờ tại nhà

Không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên bàn thờ nhà mình.

Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công. Không lấy cành lộc mang về đặt lên bàn thờ nhà mình. Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng không được đặt lên ban thờ.

Bùa, phù, chú… đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người, chỉ gây thêm bất lợi cho bản thân.

*****
*****

10 Câu Nói Thâm Sâu Khiến Bạn Trưởng Thành Hơn

Chúng ta biết rằng, cuộc sống không đẹp như chúng ta vẫn thường mơ, hiện thực luôn bắt chúng ta phải đối diện với những sự thật nghiệt ngã từ ngày này qua ngày khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào. Hãy chấp nhận điều này và sắp xếp lại cuộc sống theo hướng tích cực nhất.

2. Những người chúng ta yêu thương rồi đến một lúc nào đó sẽ rời bỏ chúng ta, rời bỏ cuộc sống này. Thế nên chúng ta phải luôn nhắc bản thân phải sửa chữa lỗi lầm mà chúng ta đã gây ra với chính những người thương yêu trước khi quá muộn. Hãy không ngừng bồi đắp cho các mối quan hệ hiện tại.

3. Vật chất giúp cuộc sống của bạn hạnh phúc nhưng không có nghĩa là càng có nhiều tiền thì bạn càng hạnh phúc hơn. Đôi khi tiền bạc, của cải và hạnh phúc lại tỉ lệ nghịch với nhau đấy.

4. Đừng mải miết đi tìm hạnh phúc, hãy cảm nhận chúng. Hạnh phúc không ở thì tương lai, cũng không ở nơi xa xôi nào đâu mà ở ngay đây, trong chính khoảnh khắc này. Hãy thử mở lòng đón nhận những điều ở xung quanh chúng ta, trong hiện tại này.

5. Bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Và nếu cứ cố làm thế thì bạn sẽ làm phiền lòng chính mình và đánh mất đi bản sắc của mình. Hãy nhớ phải luôn giữ gìn và tôn trọng những giá trị của riêng mình.

6. Chúng ta chẳng ai hoàn hảo cả. Đừng cố ép bản thân vào những khuôn vàng thước ngọc. Đừng trở thành những kẻ cầu toàn luôn chỉ trích bản thân, không bao giờ biết lắng nghe tiếng nói từ trong sâu thẳm trái tim mình.

7. Hành động có sức mạnh hơn lời nói. Nói thì dễ, làm mới khó. Đừng bao giờ chỉ nói mà không làm!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

8. Vấn đề luôn nằm ở hiện tại. Để giải quyết vấn đề, hãy nhìn lại quá khứ nhưng đừng đổ lỗi cho nó. Chúng ta không thể thay đổi những gì đã diễn ra, cũng không thể đoán định tương lai, vì thế hãy tập trung cho hiện tại.

9. Chẳng ai quan tâm đến khó khăn của bạn mãi được, chẳng ai có thể giúp bạn mãi được. Người luôn có mặt để giúp đỡ bạn chính là bản thân bạn. Hãy biết làm chủ cuộc đời mình.

10. Hạnh phúc vốn ngắn ngủi và luôn tồn tại có điều kiện. Hãy biết trân trọng và nuôi dưỡng nó.

>>> Bạn sẽ an tâm khi mua rượu sâm Hàn Quốc tại những đại lý lâu năm nhất TPHCM

1.Câu chuyện ý nghĩa:

AI MỚI LÀ KẺ NGU???

Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.

– Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn. Đây, thầy nhìn nhé.

Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước. Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:

– Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
– Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
– Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
– Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa…
Cậu bé trả lời.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bài học rút ra: Đôi khi thấy vậy nhưng không hẳn vậy,nếu bạn chưa đủ thông minh.

Sưu Tầm

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.