Đây mới là thức ăn “khoái khẩu” của tế bào ung thư – Nếu dừng ăn chúng khối u sẽ chết

Nguồn thức ăn chính là một trong những con đường dẫn đến ung thư nhanh nhất. Dừng ăn chúng, đồng nghĩa với việc tế bào ung thư ngừng phát triển.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quyết tâm đi tìm thức ăn yêu thích của ung thư từ một bài báo định mệnh

Cách đây 8 năm, năm 2008, Judith Potts, một biên tập viên về sức khỏe của tờ The Telegraph được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.

Khi đó, ở tuổi 59, bà không biết điều trị bệnh ở đâu ngoài bệnh viện. Và cũng lo lắng cho đám cưới sắp đến của cậu con trai cả, Judith đã tiến hành phẫu thuật và xạ trị.

Quá trình chữa bệnh diễn ra tốt đẹp. Bà đã được tận mắt chứng kiến cảnh con trai chững chạc và hạnh phúc bước vào lễ đường trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời.

Thế nhưng, 1 tuần sau đám cưới, Judith bị đâm vào “một bức tường gạch”.

Đó chính là các nói bóng gió về tâm lý lo sợ, bất an về tương lai của những bệnh nhân đã thoát khỏi bản án tử hình mang tên Ung thư.

Bà Judith luôn bị ám ảnh rồi một ngày, căn bệnh ung thư vú lại “ghé thăm”.

Tiến sĩ John Kelly và chuyên gia dinh dưỡng Sarah Lumley
Tiến sĩ John Kelly và chuyên gia dinh dưỡng Sarah Lumley

Là một biên tập viên sức khỏe, Judith Potts quyết định phải phòng vệ, để không bị tái mắc bệnh ung thư. Thế nhưng, bà không biết cách bảo vệ mình như thế nào.

Năm 2011, tình cờ biết thông tin về một nhà khoa học đã chiến thắng căn bệnh ung thư vú lần thứ 6 trong vòng 27 năm, bà đã tìm hiểu về tiến sĩ Jane Plant.

Và bài báo về phương pháp điều trị chiến thắng căn bệnh ung thư nhờ chế độ dinh dưỡng giảm thịt đỏ, muối, đường, không ăn chế phẩm từ sữa động vật, ăn nhiều rau củ quả của tiến sĩ Plant đã ra đời.

Từ đó, bà bị “mê hoặc” bởi thông điệp sâu xa của tiến sĩ Jane Plant là một chế độ ăn uống hoàn toàn không bao gồm các sảm phẩm từ sữa như sữa, phô mai, bơ và sữa chua là cách lấy đi thức ăn của các tế bào ung thư.

Trong bài báo định mệnh đó, tiến sĩ Jane Plant có đề cập đến một nghiên cứu phát hiện thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư. Và nhà báo Judith Potts quyết đi tìm đến tận cùng, vừa để phòng cho mình, vừa là vì công việc.

“Ngừng Nuôi Ung thư “

“Đây có thể là một tuyên bố bất thường khi hàng tỷ USD vẫn đang được đổ vào các dự án nghiên cứu ung thư, nhưng cuốn sách mới của một bác sĩ kỳ cựu ở Dublin có thể cung cấp một bằng chứng xác thực đầu tiên rằng đã tìm thấy một cách để đánh bại ung thư”.

Đó là giới thiệu của tờ The Independen về cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư (Stop Feeding your Cancer) của tiến sĩ John Kelly được xuất bản vào năm 2014.

Tiến sĩ John Kelly không thiết kế cách “chữa” ung thư. Thay vào đó, ông đã đưa ra những bằng chứng “sống” để thuyết phục rằng ung thư có thể ngăn chặn được, thậm chí đảo ngược sang trạng thái không hoạt động, cho phép người bệnh giành lại sự sống và sống một cuộc sống bình thường.

Đạm động vật chính là thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư
Đạm động vật chính là thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư

Trong cuốn sách này, tiến sĩ Kelly đã đề nghị bệnh nhân ung thư thực hiện một chế độ ăn không ăn đạm động vật (không ăn thịt, các sản phẩm chế biến từ sữa động vật).

Ông nói thẳng luôn rằng “chế độ dinh dưỡng này không can thiệp vào bất kỳ phác đồ điều trị nào mà bệnh nhân đang thực hiện và họ cũng không có gì để mất ngoài việc không tiêu thụ đạm động vật”.

Ông cũng không ngăn cản hay khuyến khích bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.

Kết quả thật bất ngờ! Tất cả bệnh nhân theo chế độ dinh dưỡng không đạm động vật đều chiến thắng căn bệnh ung thư hoặc khối u ác tính ngừng phát triển, giảm kích thước.

Trong cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư, tiến sĩ Kelly đã liệt kê chi tiết 6 trường hợp, bao gồm hồ sơ bệnh án, cũng như lối sống của các bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư đại tràng, ung thư não….

“Tôi có thể cam đoan rằng ngoại trừ ung thư tuyến tụy, không một bệnh nhân ung thư nào đang theo chế độ không tiêu thụ đạm động vật và vẫn trung thành với nó, tử vong cả. Tất cả đều khỏe mạnh và hoàn toàn khỏi bệnh”, tiến sĩ Kelly nhấn mạnh.

“BẬT” và “TẮT” ung thư nhờ điều chỉnh hàm lượng đạm động vật

Tiến sĩ Kelly tiết lộ ông lĩnh hội được những lý tuyết đó là nhờ tiếp cận cuốn sách Nghiên cứu Trung Quốc của chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Mỹ, Colin Campbell, thuộc trường Đại học Cornell.

Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2005 và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất của tờ The New York Times với hơn 1 triệu bản.

Giáo sư Campbell đã dành hơn 20 năm tìm hiểu mối quan hệ giữa đạm động vật và sự phát triển của tế bào ung thư.

Một phần của công trình nghiên cứu do Trường Đại học Cornell, đại học Oxford tài trợ là tập trung vào chế độ dinh dưỡng của người dân địa phương ở 65 quận huyện ở Trung Quốc vào những năm 1980.

Từ đó, giáo sư Campbell đã phát hiện ra chế độ ăn đạm động vật ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư.

Và thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư là đạm động vật. Ông khẳng định chúng ta có thể “bật” và “tắt” ung thư bằng cách điều chỉnh lượng hấp thụ.

Dừng ăn đạm động vật, ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển

Quay trở lại với câu chuyện của biên tập viên sức khỏe Judith Potts. Sau khi tìm hiểu, bà quyết định đến điều trị tại Thiên đường Ung thư Vú ở Fulham.

Tại đây, chuyên gia dinh dưỡng Sarah Lumley đã khuyên bà nên cắt giảm thực phẩm sữa, thịt đỏ và tất cả thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, bà ăn toàn bộ thực phẩm hữu cơ để ngăn ngừa mầm mống tế bào ung thư.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lĩnh hội được những điều tinh túy nhất từ 2 cuốn sách Ngừng Nuôi Ung thư và Nghiên cứu Trung Quốc, bà đã tuân thủ một chế độ dinh dưỡng toàn diện gồm chế độ Địa trung hải, chế độ 5-2 và chế độ Cầu Vồng.

Sau một thời gian điều trị tại Thiên đường Ung thư Vú, Judith quay trở lại với cuộc sống thường ngày và đã viết một bài báo trên tờ Telegraph với trăn trở: Tại sao các bác sĩ không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư?

Trong bài báo này, bà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với những người đã điều trị khỏi căn bệnh ung thư quái ác. Bà đã lấy ví dụ trường hợp của tiến sĩ Jane Plant, ung thư vú tái phát là do buông lỏng chế độ ăn nghiêm ngặt của mình.

Ngoài ra, bà nhắn nhủ với độc giả rằng dù bạn có bị tiến sĩ John Kelly hay giáo sư Colin Campell thuyết phục hay không, nhưng hãy nhớ “bạn chính là những gì bạn ăn”.

Bà đã hiểu ra rằng không thể xây dựng một ngôi nhà gạch mà không có gạch. Và loại “gạch” tế bào ung thư cần chính là các món ăn được chế biến từ đạm động vật. Dừng cung cấp đạm động vật, ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển.

*****

Bí quyết chỉ dân trong nghề mới biết: Tại sao khi mua bơ phải mua thêm kèm 1 quả chanh?

Nếu bạn mua bơ mà không mua kèm theo 1 quả chanh thì thật là đáng tiếc đấy nhé, cùng tìm hiểu lý do vì sao nhé.

Có thể bạn chưa biết nhưng quả bơ được xếp vào hàng “cao cấp” trên thế giới, không phải vì giá cả của nó đắt hay rẻ mà quan trọng bởi những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cho người sử dụng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quả bơ chứa khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn 100 g bơ cung cấp 26% vitamin K, 20% folate, 14% vitamin B5, 13% vitamin B6, 17% vitamin C, 14% kali và 10% vitamin E mà cơ thể cần.

Tuy nhiên, vì thời vụ của bơ chỉ diễn ra vào những tháng mùa hè nên sau đó sẽ rất khó để bạn có thể thức những quả bơ béo ngậy. Do đó, để có thể dự trữ bơ ăn quanh năm mà không lo bị hư khi mua bơ bạn hãy mua thêm một quả chanh. Điều này sẽ giúp bơ giữ được độ béo ngọt tự nhiên dù bảo quản lâu ngày.

Chuẩn bị:

– Bơ

– Chanh

– Túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực hiện:

– Bước 1: Rửa sạch bơ dưới vòi nước chảy để cuốn trôi những bụi bẩn bám bên ngoài vỏ. Nhớ là nhẹ tay thôi nhé, để tránh làm bơ bị dập.

– Bước 2: Sau khi để bơ ráo nước bạn cắt đôi quả bơ, bỏ hạt.

– Bước 3: Với chanh, bạn hãy cắt chanh ra và nặn nước cốt cho vào một chén nhỏ.

– Bước 4: Rưới số nước chanh này lên phần thịt của quả bơ. Phải đảm bảo phần nước cốt chanh này được rưới đều lên bề mặt của thịt bơ. Sau đó trút số nước chanh dư vào chén và tiếp tục rưới lên số bơ còn lại.

– Bước 5: Cho số bơ đã rưới chanh này vào túi zip, kéo khóa lại rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh là xong.

Khi cần dùng đến, bạn chỉ việc mang bơ “rã đông” bằng cách ngâm bơ trong nước ấm khoảng 2h. Trước khi dằm bơ làm sinh tố hay xay bạn chỉ việc để bơ dưới vòi nước lạnh khoảng 30 giây là được. Việc rã đông bơ bằng nước ấm thay vì nước lạnh sẽ giúp bơ giữ được độ béo thơm và không bị nhão hay chảy nước.

Một điểm cộng nữa cho cách bảo quản bơ này chính là khi thưởng thức bạn sẽ khó lòng nhận ra đâu là bơ tươi đâu là bơ rã đông.

Bên cạnh đó, nếu muốn tiết kiệm diện tích tủ lạnh, thay vì để bơ còn nguyên vỏ bạn có thể nạo lấy phần thịt bơ cho vào hộp đựng thực phẩm, sau đó dằm nhuyễn bơ và cho thêm nước cốt chanh vào trộn đều.

Đậy nắp lại cho vào ngăn đá bạn đã có thể bảo quản bơ ăn quanh năm mà không hề ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng của chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế chanh bằng dầu ô liu cũng để có kết quả tương tự.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cách chọn mua bơ ngon

Chú ý hình dáng quả bơ:

Quả bơ dài thường lợi hơn bơ tròn vì hột bơ nhỏ, lại có thêm phần cơm dày phía cuống bơ. Ngược lại, những quả bơ tròn thường có hột to hơn.

Để ý phần cuống bơ

Nếu như quả bơ có phần cuống to, mập mạp thì đó là bơ non. Ngược lại, những trái bơ có phần cuống đã hơi khô, nhỏ lại thì đó là quả bơ già. Rất nhiều các chị em phụ nữ thường có thói quen lắc xem bơ có tróc hạt hay không, và cho rằng bơ già mới tróc hạt. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần, bởi có những cây bơ không bao giờ cho quả tróc hạt.

Chọn mua bơ chín

Nếu bạn không rành trong khoản chọn bơ, cách tốt nhất là hãy chọn mua những quả bơ đã chín để tránh mua phải bơ non. Quả bơ chín thường mềm đều (chỉ hơi mềm thôi chứ bơ chín nhũn là bơ… bỏ đi). Mặt khác, bạn nên chú ý, nếu trái bơ có độ mềm không đều thì đó là trái nơ non chín ép, vì vậy không nên mua những trái bơ đó.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.