Đắp lá trầu không lên chỗ này, chỉ 1 lần là trẻ hết KHÓC ĐÊM, ngủ liền một mạch tới sáng nên mẹ nhàn tênh

Trong nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc trúng độc do côn trùng, rắn cắn,…, ở vào trường hợp khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ” … những cây thuốc mọc tự nhiên trở thành những vị thuốc cứu mạng nhiều người.

1. Bòn bọt chữa độc rắn:

Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

Cây Bòn bọt
Cây Bòn bọt

2. Cam thảo đất chữa ngộ độc:

Dược liệu này còn được gọi là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.

Cam thảo đất
Cam thảo đất

3. Cây mua giải độc sắn:

Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống. Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

Cây mua
Cây mua

4. Đậu xanh giải độc mọi trường hợp:

Tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilezek, đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc, lấy 100g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống, hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống. Cũng có thể dùng bột đậu xanh khuấy với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

Đậu xanh
Đậu xanh

5. Kim ngân chữa độc lá ngón, nấm độc:

Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, cành lá và hoa kim ngân thường được dùng để chữa bệnh và giải độc, bằng cách mỗi ngày dùng 12 g hoa (kim ngân hoa) hay 20 g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống. Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.

Kim ngân
Kim ngân

6. Ổi chữa độc gây tiêu chảy:

Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây tiêu chảy.

Ổi
Ổi

7. Rau má giải độc gan:

Tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urb, rau má có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn, lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống. Có thể dùng chữa ngộ độc nấm với cách làm tương tự, hoặc lấy rau má 160g đem sắc với 80g đường phèn, lấy nước uống, hoặc lấy 160g rau má và 400g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

Rau má
Rau má

8. Rau mùi chữa nhiễm độc thức ăn:

Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Rau mùi
Rau mùi

9. Sắn dây chữa rắn độc cắn:

Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống. Hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Hay lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

Sắn dây
Sắn dây

BS. Hoàng Xuân Đại

*****
*****

Mắc QUAI BỊ chỉ cần dán thứ này lên má sau 3 ngày là KHỎI HOÀN TOÀN, không sợ đau đớn, biến chứng gì, người lớn trẻ nhỏ đều dùng được hết

Bệnh quai bị là một dạng bệnh truyền nhiễm bị gây ra bởi virus. Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 đến 10 là dễ bị bệnh này lắm đó các mẹ ạ! Cậu bé con chị hàng xóm nhà em mới bị quai bị, chị ấy sợ bị lây sang các bé khác nên cho con ở nhà cả ngày. Mấy lần em sang chơi thì chị bảo con bị quai bị dễ lây lắm, để bao giờ cháu khỏi thì cho lũ trẻ chơi với nhau sau.

Sau đó 3 ngày thì em đã gặp chị ấy đưa con đi chơi tung tăng ở khu công viên gần nhà rồi. Em hỏi ra mới biết chị ấy nhờ người quen mách cho bài thuốc chữa quai bị từ nhựa sung hiệu quả lắm. Con nhà chị mới bôi 1 lần đã thấy phần má đỡ sưng hơn nhiều, sau đó 3 ngày thì con khỏi hoàn toàn.

Em cũng lo con mình sau này có thể bị quai bị nên tìm hiểu khá kỹ về bệnh này và các cách điều trị. Em chia sẻ cho các mẹ tham khảo nhé:

Bài thuốc chữa quai bị từ nhựa sung

Theo kinh nghiệm dân gian, nhựa của thân cây sung có tác dụng rất tốt để điều trị các chứng bệnh như: đau đầu, chốc lở, mụn nhọt… Ngoài ra nhựa sung cũng có thể sử dụng để điều trị quai bị cũng hữu hiệu, đẩy nhanh khả năng giảm sưng và giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh mà không phải dùng thuốc.

Cách chữa quai bị từ nhựa sung rất đơn giản như sau: Các mẹ bôi trực tiếp nhựa sung lên phần sưng đau nơi quai hàm, chờ nhựa sung khô và để trong 1-2 tiếng đồng hồ, ngày đắp 2 lần.

Đối với trẻ nhỏ, dùng miếng nilon mỏng, phết phần nhựa sung và đắp lên phần sưng để tránh nhựa sung dây vào tóc và quần áo khi trẻ vận động. Đắp ngày 2 lần cho đến khi hết sưng. Thời gian giảm sưng là từ 4-5 ngày, một số trường hợp có thể đẩy phần sưng từ bên quai hàm này sang quai hàm khác, chỉ cần tiếp tục đắp chỗ sưng và điều trị đúng cách là có thể khỏi hoàn toàn.

Em tìm hiểu thêm thì biết có rất nhiều cách dân gian có thể chữa được bệnh quai bị rất hiệu quả như sau ạ:

Chữa quai bị bằng nhân hạt gấc

Nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn và có tác dụng tốt trong việc chữa quai bị. Nếu lỡ con bị bệnh này, các mẹ có thể dùng nhân hạt gấc để làm bài thuốc đơn giản như sau nhé:

Lấy 7 đến 9 hạt gấc nướng lên, bóc vỏ lấy nhân tán mịn rồi ngâm dấm hoặc rượu, sau đó xoa liên tục vào chỗ sưng. Cứ khô lại xoa tiếp đến khi hết sưng.

Một cách khác là mẹ có thể lấy bột nhân hạt gấc trộn với mật ong một lượng vừa đủ, bôi vào miếng giấy sạch, dán vào chỗ sưng ngày 2 lần sẽ mang đến hiệu quả rõ nét.

Cách này còn có thể áp dụng cách trên để trị đau khớp, vết cắn, vết thương do đụng giập, ngã, côn trùng cắn gây sưng đau cũng rất có hiệu quả đó các mẹ ạ!

Dùng lá ớt tươi

Lá ớt tươi khoảng 100g, giã nát lấy nước bôi, đắp liên tục vào chỗ lên quai bị, giúp làm mát, hút nhiệt độc chỗ sưng quai bị.

Đậu xanh – lá gấc

Trộn đậu xanh nguyên vỏ và lá gấc tươi giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng ngày 2 lần có tác dụng giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả.

Bệnh quai bị nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm như thế nào?

Ai cũng có thể mắc bệnh quai bị nhưng đối tượng thường bị bệnh này nhiều hơn là trẻ từ 5 đến 10 tuổi. Biểu hiện chính của bệnh là làm sưng đau tuyến nước bọt, đau họng, đau hàm, sốt nhẹ và mệt mỏi, suy nhược. Khi bị quai bị, một bên hoặc cả hai bên hàm đều bị sưng to, gây khó khăn khi há miệng to và nhai nuốt.

Bệnh quai bị nếu tiến triển ổn định và điều trị đúng cách có thể đẩy nhanh thời gian lành bệnh hơn. Tuy vậy bệnh cũng có nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm buồn trứng, viêm màng não, mất thính lực… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Vậy nên khi thấy con bị bệnh này, các mẹ đừng chủ quan nhé. Những cách dân gian trên có người đã áp dụng và thấy rất hiệu quả tuy nhiên có người lại không hợp. Vì thế nếu thấy con có những dấu hiệu bị nặng hơn khi áp dụng các phương pháp trên thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện, trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chữa bệnh kịp thời cho con, tránh những biến chứng nguy hiểm nhé.

Hình chỉ mang tính chất minh họa
Hình chỉ mang tính chất minh họa

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.