Chữa chứng nóng gan, vàng da, kém ăn, mất ngủ chỉ với loại lá rất dễ tìm này

Lá sung vú có thể dùng trong các trường hợp làm thuốc bổ cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ; làm thuốc lợi sữa; chữa gan nóng, vàng da; chữa sốt, cúm đau nhức, chữa bị thương, bong gân, sai khớp…

Lá sung (loại lá bánh tẻ) đang xanh tốt thường bị một loài sâu thuộc nhóm P.syllidae sống ký sinh làm cho mặt lá đang phẳng và nhẵn trở nên sần sùi, nổi lên những cục hoặc mụn nhỏ, thường gọi là vú sung. Người ta gọi những lá đó là lá sung vú hoặc lá sung có tật, sung cóc…

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Có thể dùng lá sung vú trong những trường hợp sau:

Dùng trong:

– Thuốc bổ dùng cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ: Lá sung vú 200g, củ mài, hạt sen, đẳng sâm, thục địa, hà thủ ô, tảo nhân, ngải cứu, mỗi vị 100g. Lá sung phơi trong râm cho khô, tán bột, củ mài đồ chín, sao vàng, tán bột. Thục địa tẩm nước gừng, sao thơm, giã nhuyễn. Ngải cứu tươi nấu kỹ lấy nước đặc. Hà thủ ô tẩm nước đậu đen, sao kỹ, tán bột. Tảo nhân sao đen, tán bột. Hạt sen, đẳng sâm đều sấy khô, tán bột. Tất cả trộn đều, thêm mật làm viên bằng hạt ngô, sấy khô. Người lớn: mỗi lần uống 18 viên; Trẻ em tùy tuổi: mỗi lần 2 – 6 viên, ngày dùng 2 lần (kinh nghiệm của Viện Đông y).

ảnh minh họa
ảnh minh họa

 

– Thuốc lợi sữa: Lá sung vú 100g, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50g, quả đu đủ non 50g, lõi thông thảo 10g, hạt mùi để sống 5g, gạo nếp 100g. Tất cả thái nhỏ, nấu thành cháo cho thật nhừ, ăn làm 1 – 2 lần trong ngày. Dùng 2 – 3 ngày.

– Chữa nổi cục đỏ ở lưng, ngực có đau và sốt: Lá sung vú 40g, huyền sâm, huyết giác, ngưu tất, mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

– Chữa gan nóng, vàng da: Lá sung vú 30g, nhân trần 30g, kê huyết đằng 20g, rau má 50g, sâm đại hành 20g. Sắc uống trong ngày thay nước chè.

– Chữa sốt, cúm đau nhức: Lá sung vú 16g, lá chanh 16g, nghệ 16g, tỏi 6g. Sắc lấy nước đặc mà uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi, lau sạch.

Dùng ngoài:

– Chữa bị thương, bong gân, sai khớp: Lá sung vú, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn, giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.

– Chữa nổi cục sưng đỏ trên mặt: Lá sung vú đem nấu nước, xông và rửa hàng ngày (Hải Thượng Lãn Ông).

– Chữa tưa lưỡi: Lá sung vú phối hợp với lá mít, lượng bằng nhau, phơi khô, đốt cháy, tán mịn, hòa với mật ong, bôi ngày 3 lần.

– Chữa bỏng: Lá sung vú sao vàng, tán bột, trộn đều với mỡ chó (liều lượng bằng nhau), bôi nhiều lần trong ngày.

*****

5 thói quen sau bữa ăn cần phải bỏ nếu không muốn “chết từ từ”

Ăn trái cây “tráng miệng”, uống trà, đi bộ, tắm… ngay sau bữa ăn là thói quen gây “chết từ từ” mà nhiều người mắc phải.

Một khi đã là thói quen, chúng ta thường xuề xòa cho qua mà không thay đổi vì thực tế nó không đến mức gây “cháy nhà chết người”.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, thói quen xấu được lặp lại thường xuyên sẽ làm cho sức khỏe suy yếu và “chết từ từ” nếu bạn không sớm thay đổi.

Những thói quen sai lầm hàng ngày có thể trở thành “sát thủ dấu mặt” đe dọa sức khỏe không phải ai cũng để ý. Sau đây là 5 thói quen sau bữa ăn cần phải tránh ngay để không “giết hại” sức khỏe của chính mình.

1. Ăn trái cây ngay sau bữa ăn

Thời điểm tốt nhất để ăn hoa quả là 2 tiếng sau khi ăn (Ảnh minh họa)
Thời điểm tốt nhất để ăn hoa quả là 2 tiếng sau khi ăn (Ảnh minh họa)

Thói quen “tráng miệng” sau bữa ăn đã trở thành nếp của nhiều gia đình. Theo khoa học thì việc ăn hoa quả sau bữa ăn là cách ăn sai lầm cơ bản.

Sau khi ăn, thức ăn cần lưu lại trong dạ dày khoảng 2 tiếng để tiêu hóa. Việc tiếp tục ăn hoa quả sẽ làm chúng “đánh lộn” lẫn nhau bởi các phản ứng hóa học bất lợi cho hệ tiêu hóa.

Nếu liên tục ăn hoa quả sau bữa ăn sẽ xuất hiện chứng đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón cũng như những phản ứng phụ khó nhận biết khác.

2. Uống trà ngay sau bữa ăn

Không nên uống trà đặc ngay sau khi ăn, thay vào đó bạn có thể uống nước lọc (Ảnh minh họa)
Không nên uống trà đặc ngay sau khi ăn, thay vào đó bạn có thể uống nước lọc (Ảnh minh họa)

Trà đặc sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, trà có chứa một lượng lớn axit tannic. Nếu thức ăn trong dạ dày chưa tiêu hóa hết, protein và tannin trong thức ăn kết hợp với trà sẽ kết tủa không thể tiêu hóa được.

Kéo dài thói quen uống trà ngay sau bữa ăn, dạ dày sẽ không có cơ hội hoạt động bình thường để hấp thụ protein, gây suy nhược cơ thể.

Trà cũng cản trở sự hấp thu sắt, thậm chí có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt nếu thói quen này tiếp tục duy trì trong thời gian dài.

3. Tắm ngay sau bữa ăn

Nên chờ tối thiểu 40 phút sau bữa ăn mới tắm để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)
Nên chờ tối thiểu 40 phút sau bữa ăn mới tắm để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)

Khi tắm, hệ tuần hoàn cần ưu tiên một lượng máu lớn để lưu thông trên bề mặt cơ thể, khiến lượng máu chảy vào đường tiêu hóa giảm đi. Quá trình này trực tiếp làm giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày, gây nên chứng khó tiêu.

Nếu bạn cần phải tắm, thời gian chờ đợi tối thiểu là 40 phút sau bữa ăn. Không nên có thói quen tắm ngay sau bữa ăn sẽ hại dạ dày và ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.

4. Tháo lỏng thắt lưng, mở khóa quần ngay sau bữa ăn

Nhiều người có thói quen tháo lỏng thắt lưng hoặc mở khóa quần ngay sau khi ăn no để cảm thấy thoải mái hơn. Dù cảm thấy dễ chịu nhưng lại là thói quen vô cùng có hại vì nó tạo ra sự suy giảm áp lực trong ổ bụng, làm võng rộng dạ dày.

Theo thời gian, thói quen này sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của vị trí dạ dày, gây nên chứng sa dạ dày hoặc sa đường ruột hết sức nguy hiểm.

5. Tản bộ sau bữa ăn

Không tập thể dục sau bữa ăn để đảm bảo sự an toàn cho dạ dày (Ảnh minh họa)
Không tập thể dục sau bữa ăn để đảm bảo sự an toàn cho dạ dày (Ảnh minh họa)

Đi bộ là hoạt động thể dục tốt cho sức khỏe và được nhiều người thực hiện hàng ngày. Việc lựa chọn thời điểm để đi bộ đúng cách không phải ai cũng biết.

Nếu đi bộ sau khi ăn, năng lượng trong cơ thể sẽ tập trung cho quá trình vận động, ảnh hưởng đến sự tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng trong dạ dày.

Đặc biệt lưu ý đối với người cao tuổi, đi bộ sau bữa ăn còn gây rối loạn chức năng tim, xơ vữa động mạch, giảm huyết áp, rất nguy hiểm cho tính mạng.

Hiện có không ít người đang áp dụng 5 điều cấm kỵ sau bữa ăn như đã nêu trên. Các chuyên gia y tế cho rằng, nếu sớm từ bỏ những thói quen phản khoa học này sẽ giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn.

*Theo Sina Health

Theo Trí Thức Trẻ/Soha

*****
*****

LÁ ỚT rẻ tiền, dễ kiếm – bài thuốc quý cứu sống người bị tai biến trong vòng 1 PHÚT

Lá ớt làm nên thức uống kỳ diệu giúp hồi tỉnh bệnh nhân tức thời mà bất kỳ ai cũng nên “nằm lòng” để sử dụng khi cần.

Tai biến mạch mãu não là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường, bệnh tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp…

Căn bệnh này xưa nay được xem là bệnh của người già, thế nhưng nhiều năm gần đây, tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa. Kể cả những người trẻ cũng mắc căn bệnh này nếu không được quan tâm, điều trị đúng các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Theo thống kê, tai biến mạch máu não là một trong 3 căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề, có thể là bán thân bất toại, méo miệng…thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Việc trang bị cho mình và người thân các kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này là điều rất cần thiết và quan trọng để có phương pháp cấp cứu và duy trì sự sống cho người không may mắc phải.

Theo y học cổ truyền, ớt chỉ thiên có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp…

Theo lương y Hồ Minh (Hội Đông y TP Hồ Chí Minh), khi xác định một người bị tai biến mạch máu não trong tình trạng mê man, nếu không cấp cứu kịp thời, thì di chứng để lại nặng nề.

Người bệnh có thể chết hoặc tàn phế suốt đời nhẹ thì liệt nửa người nếu nặng thì liệt toàn thân. Nguy cơ này rất cao nếu người bệnh ở các vùng sâu xa, hay ở những nhà cao tầng, xa khu dân cư khiến xe cấp cứu không đến kịp.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Lương y Hồ Minh cũng cho biết, trong trường hợp tai biến mạch máu não, người thân ngay lập tức dùng loại lá của cây ớt chỉ thiên để cấp cứu bệnh nhân theo cách sau:

Nguyên liệu:

Lá ớt chỉ thiên: 100g
Muối: 2g
Nước: 500ml

Cách dùng:

Bước 1: Lá ớt tươi rửa sạch dưới vòi nước, chú ý lấy loại lá già để có tác dụng tốt nhất.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Bước 2: Cho lá ớt vào cối hoặc máy xay, xay dùng với 500ml nước đun sôi để nguội, cho thêm vài hạt muối.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Bước 3: Lọc phần nước cho bệnh nhân uống, phần lá ớt đắp vào răng sẽ giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Theo lương y Hồ Minh, trong tình cảnh bệnh nhân bị đột qụy do tai biến mạch máu não, việc dùng bài thuốc lá ớt không gây biến chứng nguy hiểm như việc dùng kim chích mười đầu ngón tay.

Dấu hiệu nhận biết người bị tai biến mạch máu não

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Miệng méo sang một bên.
Bỗng dưng không nhìn thấy, mắt mờ, thấy điểm mù, mờ một bên.
Cảm thấy tê dại ở một nữa người, nhất là tay hoặc chân.
Người yếu dần rồi rơi vào hôn mê.
Ù tai, đi đứng không vững.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác bao gồm: đau đầu, nôn ói thậm chí là co giật.

Cách đơn giản để xác định người đang mắc phải tai biến mạch máu não.

Đề nghị người bệnh cười.
Đề nghị người bệnh nói.
Đề nghị người bệnh giơ tay lên
Nếu họ gặp bất kỳ trở ngại nào trong 3 điều trên, để duy trì sự sống và hạn chế các biến chứng, hãy mau chóng dùng bài thuốc từ lá ớt chỉ thiên nói trên và gọi cấp cứu tới cơ sở y tế gần nhất.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.