Chỉ cần 2 muỗng này mỗi ngày, đau nhức xương khớp nặng đến cỡ nào cũng khỏi trong vòng 7 ngày

Theo y học cổ truyền thì đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào gân cơ gây đau nhức.

Các thành phần chính trong gelatin là collagen, glycine và các axit amin không chỉ tốt cho xương khớp mà còn bảo vệ bạn khỏi những tổn thương ở não.

Gelantin là gì?

Gelatin là chất tiết ra trong nước hầm xương. Nó sẽ trở nên sền sệt khi nguội. Gelatin có giá trị nhất thường đến từ nước ninh xương gà.

Gelantin có tác dụng ra sao?

Các thành phần chính của gelatin là collagen, glycine, các axit amin và chất béo.

+ Collagen là một loại protein cực tốt cho mô, dây chằng, gân, xương và da.
+ Glycine và các axit amin giúp phòng chống các cơn co giật và ngăn ngừa những tổn thương ở não.

Nhìn chung, gelatin có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ não. Bổ sung gelatin đầy đủ, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hấp thụ các protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc dễ dàng hơn. Cụ thể, chế độ ăn có chứa gelatin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm dịu các cơn đau dạ dày, điều trị hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu chảy, bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp và viêm khớp dạng thấp.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Như ở bài viết trước đã trình bày, bạn sẽ không còn đau khớp sau 7 ngày chỉ với 2 muỗng canh gelatin. Bài viết kì này của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một phương pháp tự chế thạch gelatin tại nhà vừa tiện lợi vừa tiết kiệm.

Chuẩn bị:

+ 2 kilogram xương động vật (có thể chọn xương gà, xương heo hoặc xương bò).

+ 5 lít nước lọc.

+ 1 muỗng canh muối biển.

Thực hiện:

+ Xương mua về rửa sạch.

+ Cho xương đã làm sạch vào nồi hầm (dạng nồi slow-cooker), đổ 5 lít nước và 1 muỗng canh muối biển vào.

+ Đặt nồi ở chế độ nấu chậm, để qua đêm hoặc 48 giờ.

+ Lọc phần nước thu được qua một rây lưới thép để loại bỏ phần xương.

+ Cho phần nước dùng ấy vào hộp không có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi đông lại.

+ Lấy hộp ra, cạo bỏ đi lớp chất béo đông ở mặt trên (có thể giữ lại dùng để nấu ăn sau này).

+ Phần còn lại chính là gelatin.

Ghi chú:

+ Gelatin tự làm này có thể bảo quản 1 tuần trong tủ lạnh hoặc 1 năm trong tủ đá.

+ Nếu muốn có thêm hương vị thì bạn có thể đun chảy gelatin và cho trái cây hoặc chất tạo ngọt vào, sau đó để trong tủ lạnh làm đông một lần nữa.

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Có thể phần thực hiện hơi mất thời gian, nhưng đây là là hỗn hợp rất hiệu quả cho người bị đau xương khớp.

Chúc mọi người thành công.

Theo Tri Thức Trẻ

*****
*****

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè. Bình quân mỗi trẻ em dưới ba tuổi mắc từ một đến ba đợt tiêu chảy trong một năm. Vậy, cách phòng ngừa và trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào.

Tiêu chảy là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho trẻ dưới hai tuổi ở các nước đang phát triển. Trẻ em mắc tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường gặp nhất là ruột của trẻ em bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, một số trẻ bị tiêu chảy do dị ứng với thức ăn, không dung nạp thức ăn hoặc chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi…

Bệnh tiêu chảy của trẻ em nguy hiểm đến mức nào

Bệnh tiêu chảy gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính trong đó phần lớn trẻ em bị tiêu chảy cấp. Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần và có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất trong cơ thể khiến các cơ quan bị rối loạn hoạt động.

Khi tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài có thể khiến bệnh tiêu chảy khó kiểm soát và dẫn đến tử vong. Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong.

Ảnh: internet

Điểm lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Khi điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ còn bú thì cần cho bú nhiều hơn. Cho trẻ uống thêm trong dung dịch bù nước sau mỗi lần đi ngoài hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú mẹ thường xuyên và nhiều hơn. Những trẻ lớn có thể tăng khẩu phần ăn so với bình thường. Nếu trẻ bị nôn ói thì khẩu phần ăn có thể chia làm nhiều bữa trong ngày để trẻ có thể hấp thu và tiêu hóa được. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước uống từ mười đến mười bốn ngày. Kẽm giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy đồng thời làm giảm nguy cơ mắc lại bệnh tiêu chảy sau khi đã chữa khỏi.

Cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế nếu trẻ không ăn uống được, bỏ bú, sốt cao, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.

Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Các bậc phụ huynh nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất sáu tháng đầu đời. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm của trẻ. Dùng nguồn nước sạch, vệ sinh khi nấu ăn hoặc cho trẻ uống nước. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng cho trẻ trước và sau ăn. Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng và uống phòng tiêu chảy rota. Như vậy bạn mới có thể yên tâm trước căn bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.