Cảnh giác trước độc tố mạnh hơn thạch tín 68 lần ẩn nấp hằng ngày trong nhà bếp của bạn

Là một chất cực độc gây nguy hiểm với con người, nhưng ít ai biết rằng độc tố vi nấm aflatoxin đang ngày ngày hiện hữu trong nhà bếp của nhiều gia đình vì những lý do dưới đây.

Độc tố aflatoxin gây ung thư gan là độc chất do một số nấm mốc tiết ra và thường xuất hiện trong các loại thực phẩm bị mốc.

Độc tố vi nấm aflatoxin đã được Tổ chức y tế thế giới xác định là một chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với các tổ chức tế bào gan.

Chỉ cần hấp thu quá 1mg aflatoxin, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ ở mức cực kỳ cao. Với một người bình thường có cân nặng khoảng 70kg, nếu hấp thu quá 20mg aflatoxin có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân khiến nhà bếp trở thành “nơi trú ẩn” của aflatoxin

Aflatoxin thường xuất hiện ở những nơi nóng, ẩm. Trong khi đó, phòng bếp là địa điểm hội tụ đủ cả hai yếu tố trên.

Do đặc điểm nóng, ẩm quanh năm, lại có nhiều dầu mỡ và đôi khi không được thoáng khí, nhà bếp trở thành nơi tập trung và phát triển của nhiều độc tố gây ung thư, trong đó có aflatoxin.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà bếp trở thành nơi “trú ẩn” yêu thích của độc tố vi nấm aflatoxin. (Ảnh minh họa).
Không phải ngẫu nhiên mà nhà bếp trở thành nơi “trú ẩn” yêu thích của độc tố vi nấm aflatoxin. (Ảnh minh họa).

Điểm mặt nơi aflatoxin “cư ngụ” trong nhà bếp của bạn

1, Thực phẩm mốc:

Aflatoxin là độc chất do một số nấm mốc tiết ra. Vì vậy nó thường xuất hiện trong các loại thực phẩm mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng, bắp, một số hạt có dầu khác, lúa gạo, khoai mì…v.v.

Đặc điểm của độc tố vi nấm Aflatoxin là tốc độ lan truyền cực nhanh. Do đó, ngay cả khi thực phẩm chỉ bị mốc một bộ phận nhỏ, bạn cũng tuyệt đối không nên sử dụng phần còn lại.

Hơn nữa, các chuyên gia y tế khuyên chúng ta không nên dự trữ các loại thực phẩm dễ bị mốc với số lượng quá nhiều hay thời gian quá lâu. Thực phẩm bị mốc nên được vứt bỏ, tránh việc tái sử dụng bằng cách cho gia cầm, gia súc ăn.

Muốn xác định được thực phẩm đã bị mốc hay chưa, bạn chỉ cần đặt chúng trong phòng tối rồi dùng dụng cụ có tia tử ngoại chiếu vào. Thực phẩm có màu huỳnh quang xanh biếc đồng nghĩa với việc chúng có chứa độc tố aflatoxin. (Ảnh: nguồn Internet).
Muốn xác định được thực phẩm đã bị mốc hay chưa, bạn chỉ cần đặt chúng trong phòng tối rồi dùng dụng cụ có tia tử ngoại chiếu vào. Thực phẩm có màu huỳnh quang xanh biếc đồng nghĩa với việc chúng có chứa độc tố aflatoxin. (Ảnh: nguồn Internet).

2, Quả hạch bị đắng:

Khi ăn phải quả đào hay hạnh nhân có vị đắng, bạn cần lập tức nhổ ra và súc miệng.

Nguyên nhân là bởi vị đắng có trong các loại quả hạch rất có thể bắt nguồn từ aflatoxin sinh ra trong quá trình lên mốc. Thường xuyên tiêu thụ những loại quả hạch có vị đắng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

Không chỉ thực phẩm mốc, một số quả hạch bị đắng cũng là nơi độc tố aflatoxin trú ngụ. (Ảnh minh họa).
Không chỉ thực phẩm mốc, một số quả hạch bị đắng cũng là nơi độc tố aflatoxin trú ngụ. (Ảnh minh họa).

3, Mộc nhĩ đã ngâm lâu ngày:

Thời gian vừa qua, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã ghi nhận vụ việc một nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm, nội tạng suy kiệt do ăn phải mộc nhĩ đã ngâm 3 ngày.

Sau khi chẩn đoán về trường hợp của bệnh nhân này, bác sĩ đã khẳng định nguyên nhân gây ngộ độc là do độc tố vi sinh vật. Trên thực tế, mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ sinh ra hàng loạt chất độc như aflatoxin, mycotoxin…

Mộc nhĩ ngâm quá lâu trong nước sẽ gây phản tác dụng và tăng nguy cơ ngộ độc với người ăn. (Ảnh: nguồn Internet).
Mộc nhĩ ngâm quá lâu trong nước sẽ gây phản tác dụng và tăng nguy cơ ngộ độc với người ăn. (Ảnh: nguồn Internet).

>>> Mua rượu sâm Hàn Quốc chất lượng tốt nhất với giá rẻ nhất TPHCM tại đây.

4, Đũa rửa không sạch:

Bản thân những chiếc đũa chúng ta dùng hằng ngày vốn không tồn tại aflatoxin. Tuy nhiên, trong quá trình dùng đũa để ăn những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm, ngô, đậu phộng… tinh bột dễ dàng bị dính lên đũa.

Nếu không vệ sinh sạch sẽ, tinh bột bám trên những loại đũa này (đặc biệt là đũa gỗ) lâu ngày sẽ sản sinh aflatoxin.

Bởi vậy, bạn nên chú ý rửa sạch đũa, ngâm đũa thường xuyên bằng nước nóng, giấm hoặc muối ăn và chú ý đũa định kỳ 6 tháng một lần.

Nếu vệ sinh không cẩn thận, những chiếc đũa bạn ăn hằng ngày hoàn toàn có thể trở thành “hung thủ” gây ung thư. (Ảnh minh họa).
Nếu vệ sinh không cẩn thận, những chiếc đũa bạn ăn hằng ngày hoàn toàn có thể trở thành “hung thủ” gây ung thư. (Ảnh minh họa).

5, Thớt gỗ:

Trong quá trình dùng thớt gỗ để thái hoặc chặt thức ăn, những mảnh vụn từ các loại thực phẩm này sẽ dễ dàng bám trên thớt hoặc lọt vào các khe nứt trên bề mặt.

Nếu không vệ sinh sạch sẽ, trải qua thời gian lâu dài, những mảnh vụn thức ăn này sẽ biến đổi thành aflatoxin cùng nhiều loại vi khuẩn, độc tố khác gây nguy hiểm cho cơ thể.

* Theo Trí Thức Trẻ/Soha

*****
*****

Mừng rơi nước mắt: Cây thuốc lạ cứu sống người bị hư cả 2 quả thận

Bị hư cả hai quả thận, tiền bạc lại không có, anh Ngô Sĩ Lạc ở thôn Nguyên Trang, xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) cứ ngỡ mình sẽ sớm lìa khỏi cuộc đời. Trong hoàn cảnh bế tắc, anh tìm uống thuốc nam và hết bệnh nên hăm hở chia sẻ cây thuốc lạ lùng này với nhiều người, mong giúp họ tìm lại được sức khỏe.

Cây thuốc nam lạ

Năm 1993, anh Ngô Sĩ Lạc mắc bệnh thận. Căn bệnh này suýt nữa thì cướp đi mạng sống của anh.

“Tôi điều trị ở bệnh viện tại Phú Yên, vô bệnh viện TP.Hồ Chí Minh rồi ra bệnh viện ở Vinh, Nghệ An. Bác sĩ đều nói cả hai quả thận bị hư, tôi phải ghép thận, nếu có tiền”.

Anh Lạc làm gì có tiền, có thận để mà ghép! Năm 1984, từ Diễn Châu (Nghệ An), anh đến huyện miền núi Sơn Hòa lập nghiệp. Rồi anh đi bộ đội, sang chiến trường Campuchia. Bị bệnh sốt rét hành hạ, anh Lạc xuất ngũ một năm sau đó.

Trở về Sơn Hòa, anh lập gia đình. Hai vợ chồng mưu sinh trên rẫy. Đến khi anh Lạc ngã bệnh, vợ chồng anh phải chuyển nhượng 1,5ha đất rẫy để chạy chữa, thuốc thang. Không có tiền ghép thận, anh đành buông xuôi, mặc cho số phận.

Anh Lạc giới thiệu về cây thuốc bí ẩn – Ảnh: Y.LAN
Anh Lạc giới thiệu về cây thuốc bí ẩn – Ảnh: Y.LAN

Anh được đưa về nhà và bị căn bệnh quái ác hành hạ, dẫn đến phù, co rút hai chân, không thể đi được. Khi đó, người đàn ông sinh năm 1967 này yếu đến mức được vợ và bạn dìu hai bên, cũng không còn sức để đứng lên.

Cứ ngỡ mình sẽ chết thì ngày nọ, anh Lạc hay tin ở Tuy Hòa có một người đào vàng bị hư cả hai quả thận, bệnh viện “chê”, trả về.

Rồi bệnh nhân đó uống thuốc của một người dân tộc thiểu số ở Phú Túc (Krông Pa, Gia Lai) và khỏe mạnh trở lại.

Như người sắp chết đuối vớ được cọc, anh Lạc nhờ em trai lên Phú Túc, lặn lội tìm người đàn ông kia để mua thuốc.

“Em tôi mua được 2 khúc cây, mỗi khúc dài khoảng nửa mét, to bằng cổ tay với giá 150.000 đồng, về nhà vạt mỏng, rang vàng hạ thổ rồi nấu sôi kỹ để tôi uống thay nước.

Đêm đó, sau khi uống hết ấm thuốc đầu tiên, tôi rất mệt, nhưng sáng hôm sau thì thấy đỡ nhiều.

Tôi liền bảo em lên Phú Túc mua thêm thuốc. Uống đúng một tháng thì khỏe, tôi đi siêu âm lại, bác sĩ bảo: Thận không có vấn đề gì” – anh Lạc tươi cười kể về chuyện mình đã thoát khỏi bệnh một cách kỳ diệu.

Cây thuốc đã được bào nhỏ – Ảnh: Y.LAN
Cây thuốc đã được bào nhỏ – Ảnh: Y.LAN

Chia sẻ niềm hy vọng

Khỏi bệnh, anh Lạc vô cùng tò mò muốn biết cây thuốc gì đã giúp mình bước qua “cửa tử” nên đem khúc cây đến gặp nhiều người dân tộc thiểu số sống ở địa phương để tìm hiểu.

Tuy nhiên, tất cả đều lắc đầu, chẳng biết đó là cây gì. Bởi vì trước khi bán thuốc cho gia đình anh Lạc, người đàn ông ở Phú Túc đã chặt cây thuốc ra thành từng khúc và trên cây không còn một cái lá nào, vì vậy, người ta không thể “nhận diện” được.

Khỏe mạnh trở lại, anh Lạc tiếp tục làm rẫy và mua cây thuốc “trữ” trong nhà. “Mỗi lần lên Phú Túc, tôi mua từ 1 đến 2 triệu đồng tiền thuốc để dành trong nhà, ai cần thì tôi chia lại cho họ” – anh Lạc cho biết.

Cách đây 3 năm, anh Cao Văn Thìn ở thôn Nguyên Trang, đồng hương với anh Lạc, mắc bệnh sốt rét, sau đó tiểu ra máu rất nhiều. Anh Thìn đến bệnh viện khám thì được khuyên nhập viện để điều trị.

“Lúc đó vợ tôi cũng bệnh, đang lúc mùa màng mà gia đình lại neo người nên tôi không nhập viện. Anh Lạc hay tin, đưa cho tôi một khúc cây, bảo về sắc uống thử.

Tôi uống vào thấy đỡ, nước tiểu trong trở lại. Công nhận cây đó hay, cách sử dụng cũng rất đơn giản” – anh Thìn kể.

Anh Thìn cho biết sau khi uống hết 4 ấm thuốc, anh khỏi bệnh cho tới bây giờ. Khúc cây thuốc mà anh Lạc đưa, giờ vẫn còn một ít, anh Thìn cất kỹ, để dành.

“Nó chẳng bị mối mọt gì cả, dù tôi cứ để khơi khơi như thế” – anh Thìn nói. Rồi, cũng như anh Lạc, anh Thìn rất tò mò muốn biết rốt cuộc đó là cây gì mà hay vậy.

“Hai anh em đã lên Gia Lai mua thuốc và “theo dõi” người đàn ông đó vì muốn tìm ra gốc gác cây thuốc, nhưng mà không được” – anh Thìn tươi cười kể.

Không chỉ nhiều người dân ở thôn Nguyên Trang biết về cây thuốc “của anh Lạc”, mà người ở xa cũng gọi điện đến “đặt hàng”. Anh Lạc nói: Tôi đã chia thuốc cho rất nhiều người, gần có, xa có, giờ không thể nào nhớ hết.

Có người ở Cam Ranh (Khánh Hòa), uống hết bệnh rồi mà vẫn mua thêm, nói là để “thủ” trong nhà. Một người tên Thi bị phù, ứ nước ở thận, uống thuốc hết bệnh rồi thì mua về bán cho dân trong vùng. Tít trong TP Hồ Chí Minh cũng có người điện ra tìm mua cây thuốc này”.

Một trong những người ở TP. Hồ Chí Minh đã mua thuốc của anh Lạc là anh Nguyễn Đức Thái, sống tại quận Thủ Đức.

Qua điện thoại, anh Thái cho biết:

“2 năm trước, thận của tôi bị ứ nước độ 2. Nghe người ta mách bảo, tôi mua thuốc của anh Lạc, uống chừng gần một tháng thì khỏi bệnh. Từ đó đến nay, tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết quả đều ổn”.

Theo lời anh Lạc, cây thuốc mà anh trữ trong nhà “chuyên trị” chứng suy thận, phù do bệnh về thận, thận ứ nước, tiểu ra máu do tổn thương thận, còn bệnh sỏi thận thì cây thuốc này “bó tay”.

Khi phóng viên tỏ ý muốn biết “mặt mũi” cây thuốc, anh Lạc kêu vợ mang ra một khúc cây to bằng cổ tay trẻ con, có gai, màu vàng rất nhạt.

Rồi anh mang ra một cái máy bào. Tì khúc cây vào cửa, anh Lạc bắt đầu bào và dăm xối xả văng ra. Chốc sau, anh đã có một vốc to dăm mỏng bào từ cây thuốc, có mùi hăng rất nhẹ.

Anh Lạc hướng dẫn: Đem cái này rang vàng, hạ thổ rồi cho vào ấm đất, đổ 4 chén nước, đun sôi kỹ rồi uống thay nước, thế thôi. Một ấm thuốc nấu từ 2 đến 3 nước mới bỏ.

Cũng theo anh Lạc, người bị suy thận phải uống từ nửa tháng đến một tháng mới có kết quả, còn người bị phù do bệnh về thận thì chỉ cần uống trong năm mười ngày.

“Có người ở TP Tuy Hòa điện lên hỏi về cây thuốc, rồi hỏi là có cần đưa bệnh nhân đến để bắt mạch không. Trời, tôi đâu phải là thầy thuốc. Tôi may mắn biết được cây thuốc này, cứu được mình, sau đó thì giúp cho bà con thôi” – anh Lạc nói.

Trao đổi xoay quanh cây thuốc “bí ẩn” đang được anh Ngô Sĩ Lạc chia sẻ với nhiều người mắc bệnh thận, đông y sĩ Lê Văn Phước ở TP Tuy Hòa – người đã có nhiều năm sưu tầm, giới thiệu những cây thuốc quý – nói:

Muốn biết đó là cây gì, hoạt chất của nó như thế nào thì phải gửi tiêu bản đến Viện Dược liệu để các nhà chuyên môn xác định.

Cũng theo ông Phước, trong nhiều trường hợp, thổ nhưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chiết xuất được dược liệu từ cây thuốc.

Và phải thu hái đúng quy trình, nếu thì cũng không có tác dụng.

Theo Soha

*****
*****

Thần chết sắp gọi tên vì bệnh ung thư phổi, bỗng ngoạn mục thoát hiểm nhờ lá diếp cá

Thần chết sắp gọi tên thì gặp bài thuốc cứu mạng

Chị Chanh Da (cha là người Khơme – mẹ là người Việt) và chồng là anh Thạch Son hiện đang sống trong khu ổ chuột Chbar Ampoen II (phường Miêng Chay, Phnôm Pênh, Campuchia).

Hàng ngày chị Chanh Da lột tỏi thuê, suốt ngày kiếm được số tiền chừng 100.000đ (quy ra tiền Việt Nam). Anh Thạch Son thì chạy xe tuk tuk, khách lúc có lúc không. Hai vợ chồng đang quần quật lo cho 4 đứa con nhỏ đang tuổi lớn thì bệnh tật ập đến với anh Thạch Son.

Chị Chanh Da kể: “Năm 2014 chồng tôi phát bệnh nặng, chỉ trong vòng vài tháng mà sức khỏe sa sút hẳn. Gom được ít tiền đi khám thì bác sĩ cho biết anh ấy đã bị ung thư phổi. Chồng tôi liên tục bị ho ra máu, khó thở, không thể ngủ được vì những cơn ho hành hạ. Cơ thể anh ấy gầy rạc đi trông chỉ còn da bọc xương, tội nghiệp lắm. Bác sĩ nói với tôi là anh ấy may lắm chỉ sống thêm chừng vài ba tháng mà thôi…”.

Anh Thạch Son xác định tư tưởng chờ chết, anh nói vợ đừng cố theo đuổi con đường chữa bệnh Tây y, bởi quá tốn kém mà gia cảnh họ quá khó khăn. Trong lúc tuyệt vọng, chị Chanh Da đã bốc máy gọi cho 1 người quen ở Việt Nam.

Chị Chanh Da – vợ anh Thạch Son không ngờ chồng mình thoát bệnh ung thư phổi nhờ bài thuốc từ lá diếp cá
Chị Chanh Da – vợ anh Thạch Son không ngờ chồng mình thoát bệnh ung thư phổi nhờ bài thuốc từ lá diếp cá

“Vợ chồng tôi tình cờ biết chú ấy lúc chú ấy cùng đoàn từ thiện qua Campuchia phát quà cho đồng bào gốc Việt nghèo bên này. Biết hoàn cảnh gia đình tôi lưu lạc nhiều năm bên này vẫn không có tiền về thăm quê, con cái nheo nhóc nên chú thương lắm. Chú cho số điện thoại rồi nói có gì giữ liên lạc, giúp được gì chú ấy sẽ giúp.

Thế là trong lúc chồng tôi cận kề cái chết thì ảnh nói tôi điện thoại cho chú ấy, bởi biết chú theo học nghề y có thể cho lời khuyên. Thế mà nào ngờ trời Phật chỉ lối mà chính chú ấy đã chỉ cho chồng tôi bài thuốc cứu mạng quá dễ làm. Giờ sau hơn 2 năm chồng tôi vẫn khỏe”, chị Chanh Da kể lại.

Người mà anh chị nhắc đến chính là đông y sinh Tuệ Lâm – người theo học ngành y học cổ truyền ở Việt Nam. Ông lang bạt khắp nơi để nghiên cứu dược liệu, ông cũng là người đồng hành cùng nhóm thiện nguyện bác sĩ Niềm tin và nhiều nhóm từ thiện khác…

Nhận định về trường hợp vượt qua bệnh ung thư phổi ngoạn mục của anh Thạch Son, ông Tuệ Lâm vui mừng: “Tôi vui lây khi nghe tin vui từ vợ chồng anh ấy. Thực ra tôi cũng nghĩ lá diếp cá là bài thuốc được ghi nhận nhưng cũng là cầu may. Không ngờ người bệnh kiên trì áp dụng với niềm tin sống mãnh liệt đã đẩy lùi tật bệnh!”.

Chị Chanh Da thuật lại, khi nghe chị buồn bã nói chồng chị bị u ác tính ở phổi, ông Tuệ Lâm nói sẽ xem lại các y văn, tham khảo ý kiến của các tiền bối trong ngành y học cổ truyền và nghiên cứu tổng hợp thêm để hướng dẫn cách trị bệnh. Chừng 2 ngày sau, ông Tuệ Lâm điện thoại lại cho chị Chanh Da và hướng dẫn cho chị bài thuốc dùng lá diếp cá và lá hẹ để chữa bệnh.

Đông y sinh Tuệ Lâm trong một chuyến điền dã nghiên cứu dược liệu
Đông y sinh Tuệ Lâm trong một chuyến điền dã nghiên cứu dược liệu

Tuy nhiên, do chồng chị không chịu được mùi của lá hẹ nên chị Chanh Da cho chồng dùng trường kỳ rau diếp cá. Mỗi ngày anh Thạch Son dùng từ 30-50g rau diếp cá. Lúc thì chị Chanh Da cho chồng ăn sống, lúc thì nấu nước để uống.

Bên cạnh đó, chị Chanh Da cũng cho chồng ăn hoặc uống thêm nước hồng đẳng sâm khô (1kg) do ông Tuệ Lâm gửi tặng. Vậy mà anh Thạch Son đã chống chọi được với khối u quái ác ở phổi.

Sức khỏe anh dần dần cải thiện, anh ăn ngủ được hơn, bớt ho dần, không còn bị thổ huyết liên tục như trước. Mốc 4 tháng mà bác sĩ dự đoán đã qua, anh Thạch Son không những không chết mà sức khỏe dần chuyển biến. Tinh thần anh vì thế cũng được vực dậy rất nhiều.

Chị Chanh Da vui mừng thông tin cho ông Tuệ Lâm và tiếp tục cho chồng sử dụng tiếp tục bài thuốc rau diếp cá với liều lượng tăng lên gấp đôi so với trước. Đồng thời ông Tuệ Lâm gửi tặng cho anh Thạch Son thêm 1kg linh chi rừng Việt Nam (dạng cắt lát) uống để tăng cường sức đề kháng, có thêm sinh lực chống chọi với bạo bệnh.

Đến nay, đã hơn 2 năm kể từ ngày phát bệnh, anh Thạch Son đã được cứu sống ngoạn mục nhờ vị cứu tinh chính yếu là rau diếp cá – một loại rau ăn không hề xa lạ với người Việt Nam. Từ 1 người bệnh tật bên bờ vực thẳm, hiện anh Thạch Son đã khỏe và còn chạy xe tuk tuk trở lại để kiếm sống.

Từ 1 người bệnh tật bên bờ vực thẳm, nhờ bài thuốc từ lá diếp cá, hiện anh Thạch Son đã khỏe và còn chạy xe tuk tuk trở lại để kiếm sống
Từ 1 người bệnh tật bên bờ vực thẳm, nhờ bài thuốc từ lá diếp cá, hiện anh Thạch Son đã khỏe và còn chạy xe tuk tuk trở lại để kiếm sống

BẤT NGỜ VỀ VỊ THUỐC RẺ TIỀN ĐẦY GIÁ TRỊ MANG TÊN “NGƯ TINH THẢO”

Ông Tuệ Lâm – người hướng dẫn bài thuốc cho anh Thạch Son chia sẻ, sau khi nghe tình cảnh bệnh ung thư phổi của anh Thạch Son, ông tìm hiểu lại các bài thuốc, trao đổi kiến thức với một số y gia và đưa ra “phương án” trị bệnh cho anh Thạch Son.

Đông y sinh Tuệ Lâm nhận thấy nhiều y gia, y văn đã ghi nhận rõ ràng về khả năng trị bệnh phổi của lá diếp cá. Lương y Đinh Công Bảy (Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP. HCM) từng đề cập đến lá diếp cá với tên gọi trong Đông y là Ngư tinh thảo trong Danh mục các vị thuốc dùng kháng ung thư (Tài liệu Đông y Phòng – trị và điều dưỡng bệnh ung thư).

Ngư tinh thảo có công hiệu: thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trừ mủ. Chủ trị và ứng dụng: dùng để trị ung thư phổi, ung thư mũi, họng, ung thư tuyến vú. Liều lượng và cách dùng từ 15-30g, sắc uống.

Lá diếp cá được gọi là Ngư tinh thảo bởi lá có mùi tanh của cá. Ngư tinh thảo có nghĩa dễ hiểu nhất là loại cỏ có mùi cá tanh. Trong Đông y, lá diếp cá thường được các y gia dày dạn kinh nghiệm xem là một vị thuốc hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bị ung thư phổi. Lá diếp cá có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với một số loại dược liệu khác.

Lá diếp cá thường được các y gia dày dạn kinh nghiệm xem là một vị thuốc hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bị ung thư phổi
Lá diếp cá thường được các y gia dày dạn kinh nghiệm xem là một vị thuốc hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bị ung thư phổi

Ông Tuệ Lâm cũng nhận thấy trong Tài liệu đào tạo bác sĩ y học cổ truyền của Trường Đại học Y Hà Nội ghi rõ ràng: lá diếp cá vào phế (phổi), chữa ho lao, khạc ra máu, bệnh lý về phổi như viêm phổi, áp xe phổi…

Và thêm bằng chứng càng thuyết phục là tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn Y thư danh giá của ngành Y học cổ truyền Việt Nam ghi nhận nhiều tính dược quan trọng về lá diếp cá. Trong cuốn Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Tiến sĩ Võ Văn Chi cho biết lá diếp cá có vị cay chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm loét.

Và trong hơn 10 công dụng của lá diếp cá thì ở phần công dụng thứ 5, tiến sĩ Võ Văn Chi đề cập đến công dụng chữa “Viêm mủ màng phổi” và ung thư phổi của loại cỏ có mùi cá tanh.

Trước những thông tin đáng tin cậy và có tính nghiên cứu rõ ràng như vậy, đông y sinh Tuệ Lâm quyết định chỉ dẫn cho anh Thạch Son áp dụng. Ông Tuệ Lâm nhìn nhận với tình trạng của anh Thạch Son thì lá diếp cá là cứu cánh, là tia hi vọng cuối cùng. Bởi với hoàn cảnh nghèo khó, anh khó lòng theo đuổi được việc điều trị bằng Tây y.

“Mạng sống con người là như nhau. Người nghèo cũng mong ước được sống. Đã mắc bệnh quái ác, không có tiền để mổ hóa xạ trị thì tại sao không thắp lên hy vọng dù mong manh vào chính các y gia dày dạn kinh nghiệm? Tại sao không kiên trì áp dụng bài thuốc rẻ tiền, dễ kiếm để cầu mong một cứu cánh? Thay vì chờ chết tại sao không tự cho mình một niềm tin? Tôi trăn trở vậy và chia sẻ cùng gia đình chị Chanh Da”, ông nói.

Đông y sinh Tuệ Lâm và một loại dược liệu
Đông y sinh Tuệ Lâm và một loại dược liệu

Tuy nhiên, ông Tuệ Lâm cũng lưu ý rằng không nên nghĩ lá diếp cá là thần dược mà tự ý áp dụng hay bỏ ngang quá trình điều trị (nếu đang theo Tây y). Cần có sự tham vấn của người có chuyên môn trước khi áp dụng bất cứ vấn đề gì cho bệnh tật của bản thân. Tùy theo thể trạng của mỗi người mà có thể áp dụng nhiều bài thuốc, vị thuốc khác nhau.

Như trong quá trình anh Thạch Son dùng lá diếp cá, ông Tuệ Lâm gửi biếu ít linh chi và hồng đẳng sâm rừng Việt Nam cho anh dùng với hy vọng thể trạng của anh sẽ được nâng lên. Bởi y sinh Tuệ Lâm cho hay, giáo sư – bác sĩ Trần Văn Kỳ (nguyên Viện phó Viện Y học dân tộc TP. HCM) ghi nhận linh chi tự nhiên có tác dụng chống u bướu, cô lập và tiêu diệt tế bào ung thư.

CÁC BÀI THUỐC PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VỀ PHỔI TỪ LÁ DIẾP CÁ

Ngày nay môi trường sống ngày càng ô nhiễm, rất nhiều người mắc phải các bệnh lý về phổi, không ít người bị ung thư “gọi tên”. Thế nhưng không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để chữa trị. Đông y sinh Tuệ Lâm có nghiên cứu và tổng hợp các bài thuốc để ứng dụng phòng và trị bệnh về phổi như sau:

– Tiến sĩ Võ Văn Chi đề cập công dụng chữa “Viêm mủ màng phổi” và ung thư phổi của lá diếp cá. Để chữa chứng viêm mủ màng phổi (màng phổi bị viêm nhiễm ung mủ), cách dùng như sau: 30g lá diếp cá + 15 g rễ Cát Cánh (vị này rẻ tiền, bán nhiều ở các quầy thuốc Bắc), sắc lấy nước uống.

Những người mắc các bệnh lý về phổi nếu không có điều kiện theo đuổi Tây y thì có thể dùng lá diếp cá để chữa bệnh
Những người mắc các bệnh lý về phổi nếu không có điều kiện theo đuổi Tây y thì có thể dùng lá diếp cá để chữa bệnh

Trường hợp viêm phổi thì dùng lá diếp cá 50g sắc nước uống. Về bài thuốc chữa Ung thư phổi với lá diếp cá là vị chủ dược thì tiến sĩ Chi ghi như sau: “Thử nghiệm điều trị ung thư phổi, dùng diếp cá 18g, hạt Đông quỳ 30g, rễ Thổ phục linh 30g, cỏ nhọ nồi và dương xỉ mộc mỗi vị 18g, và rễ cam thảo bắc 5g, tất cả sắc nước uống” (những vị thuốc này đều rẻ tiền).

Trong phần Ứng dụng lâm sàng, tập thể các y gia, y sư của Trường Đại học y Hà Nội nghiên cứu và ứng dụng đã đúc kết công dụng của lá diếp cá rất cụ thể. Nguyên văn: “Ứng dụng lâm sàng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu vùng thũng, là thuốc chủ yếu để thanh phế nhiệt, dùng trong các trường hợp viêm phế quản, phế ung, phế có mủ (viêm phổi, áp-xe phổi). Viêm khí quản hoặc ho lao, khạc ra máu, dùng ngư tinh thảo tươi 40g”.

Căn cứ vào những ghi nhận trên, thì những người mắc các bệnh lý về phổi như viêm phế quản, viêm khí quản, ho lao, khạc ra máu, viêm phổi, phổi nhiễm trùng, ung thư phổi… vì lý do gì đó không điều trị theo Tây y thì có thể dùng lá diếp cá để chữa bệnh.

Với những người thể nhiệt, thường hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, tuần 2-3 lần dùng lá diếp cá (mỗi lần dùng từ 30-50g) dưới dạng rau sống, thì rất tốt cho phổi, hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc các bệnh về phổi.

(Theo Bảo Ân – Báo Tuổi trẻ & Đời sống)

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.