CÁCH PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ

Rối loạn tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách phòng ngừa và điều trị táo bón kịp thời, hiệu quả

Táo bón là gì?
Táo bón rất phổ biến ở trẻ từ 0-5 tuổi. Trong đó, sự vận động đường ruột khó khăn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó đi đại tiện, phân bị khô cứng, phải rặn mạnh, thời gian đại tiện lâu hoặc số lần đại tiện ít.

CÁCH PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ 01

Trẻ bị táo bón thường đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần (đối với trẻ sơ sinh là 2 lần/ngày). Khi đại tiện, trẻ cảm thấy đau đớn, căng thẳng do phân khô cứng, gồ ghề và phải gắng sức. Các trường hợp bị táo bón nghiêm trọng có thể xuất hiện máu trong phân.

Trên thực tế khoảng 90-95% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng. Dạng táo bón này thường không tìm thấy những bất thường ở đường tiêu hóa, không có tổn thương thực thể.

Các nguyên nhân chủ yếu gây táo bón như: Chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, lười vận động, trẻ không chịu đi đại tiện.

Hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa toàn diện hoặc khi sử dụng sữa công thức không phù hợp thì táo bón cũng có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh.

Cách xử lí chứng táo bón ở trẻ

Khi con bị táo bón, cha mẹ thường lo lắng và tìm mọi cách để giúp con nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau đớn, khó chịu do táo bón. Việc sử dụng các loại thuốc thụt tháo hoặc thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân không giải quyết được triệt để nguyên nhân gây táo bón.Nếu thường xuyên sử dụng các biện pháp trên sẽ khiến trẻ bị tổn thương hậu môn, làm mất phản xạ đi đại tiện của trẻ và dễ bị lệ thuộc vào thuốc. Sử dụng các thuốc nhuận tràng dài ngày có thể dẫn tới mất nước và điện giải, không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Để điều trị chứng táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần giải quyết từ nguyên nhân. Chúng ta có thể dễ dàng điều trị táo bón cho trẻ bằng các biện pháp tự nhiên và quen thuộc sau:

1.Bổ sung chất xơ:Khoảng 10-15g chất xơ trong chế độ ăn được xem là tốt đối với tình trạng táo bón của trẻ. Cha mẹ hãy bổ sung chất xơ cho con bằng chế độ ăn nhiều rau quả, các loại hạt đậu, ngũ cốc nguyên cám hay các loại nước ép rau quả

CÁCH PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ 02

2.Uống nước thường xuyên:Tùy vào cân nặng của trẻ mà cha mẹ cung cấp đầy đủ chất lỏng mỗi ngày, bổ sung sữa, nước ép trái cây nếu trẻ không thích uống nước lọc.

CÁCH PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ 03

3.Rèn luyện thói quen đi vệ sinh:Hãy khuyến khích và rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh khoảng 5-10 phút sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp bé lấy lại phản xạ đại tiện, rất có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của con.

CÁCH PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ 04

4.Tăng cường hệ vận động: Vận động cơ thể cũng sẽ giúp cho đường ruột được trơn tru và hiệu quả. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng một số bài tập đơn giản như: Đặt con ở tư thế nằm, giữ chân co đầu gối và nhẹ nhàng di chuyển chân của bé như đang đạp xe.CÁCH PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ 05

Kết hợp việc bổ sung chất xơ, bổ sung nước, tập thói quen vận động, thói quen đi vệ sinh sẽ là những cách đơn giản, an toàn mà hiệu quả để điều trị chứng táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ chú ý theo dõi sinh hoạt của con và giúp bé điều chỉnh theo những biện pháp trên thì cha mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm rằng chứng táo bón không thể gây ra phiền toái cho trẻ nữa.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.