Bố em bị GÚT đau đớn 10 năm, khỏi hẳn sau 3 ngày nhờ bài thuốc ‘mấy nghìn đồng’ này

Các chị ơi, em vừa ứng dụng bài thuốc này cho bố em, trộm vía, các triệu chứng đau đớn của bệnh gút đỡ hẳn đấy. Mà đơn giản “vãi” luôn, lại ngon nữa chứ.

Em học bài thuốc trị đau khớp và bệnh gout thần thánh này ở trên facebook của 1 chị bác sỹ “share”, nhiều người đã dung và em thấy comment phản hồi tốt quá, nên cũng ứng dụng. Không ngờ các triệu chứng của ông cải thiện đáng kể. Bình thường ông bị đau nhức đầu gối, mỗi lần đứng lên, ngồi xuống là đau mỏi, phải vài phút sau mới đứng thẳng lên được, đi lại cũng rõ là khó khăn. Bây giờ thì ngon rồi!

Em đã tìm hiểu về tác dụng của đậu đen, nước dừa và đã hiểu tại sao bài thuốc ý tốt đến thế. Em chia sẻ để mọi người tham khảo, ai có người thân đang bị các cơn đau nhức khớp, gout hành hạ, thì thực hiện luôn nha:

1. Cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh đau nhức khớp và gout

Nguyên liệu bài thuốc này vô cùng đơn giản. Các chị cần chuẩn bị 1 quả dừa tươi, 1 nắm hạt đậu đen xanh lòng và 1 chiếc nồi hấp.

Cách làm: Đầu tiên, cho đậu đen vào nước ngâm khoảng 1 tiếng cho đậu nhanh mềm. Tiếp theo, gọt vỏ dừa rồi dùng dao chặt miệng quả dừa nhưng nhớ giữ lại một phần sọ trên để làm nắp đậy. Sau đó, cho hạt đậu đen vào quả dừa, đổ nước dừa ngập đậu đen rồi đậy chặt lại. Cho quả dừa vào nồi hấp cách thủy khoảng 4 tiếng tới khi đậu trong quả dừa chín bở là xong.

Để chữa bệnh, bạn hãy ăn hết toàn bộ phần cùi dừa, đậu và nước dừa có trong quả. Đều đặn ăn trong 3 tuần sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

2. Nguyên nhân đậu đen và nước dừa giúp hỗ trợ bệnh

Em đã tìm hiểu và đọc thông tin trên mạng, thấy bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ đã giải thích thành phần và công dụng của đậu đen như sau: Theo y học hiện đại: đậu đen có glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe…

Theo y học cổ truyền, đậu đen là một loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát. Đậu đen còn giàu chất chống oxy hóa, isoflavone giàu chất xơ, anthocyanidin (thậm chí cao gấp 10 lần so với trong nho, quả mâm xôi, dâu tây…) vì vậy giúp giảm những cơn đau nhức do bệnh gout, nhức mỏi khớp gây ra.

Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong nước hầm đậu làm giảm axit uric trong máu và chất lắng đọng của các tinh thể axit uric ở thận, khớp.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Còn trong quả dừa cũng có thành phần dinh dưỡng khủng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất proteine, vitamine nhóm B, vitamine C, cùng các chất possium (K) magnesium (Mg)… Cụ thể cho thấy trong 1 lít nước dừa tươi có khoảng 4g proteine, 48g glucid, 20g acid hữu cơ và 4g chất khoáng. Người ta nhận thấy thành phần của nước dừa có những điểm tương đồng với nội dịch của tế bào cơ thể con người, bởi vậy uống nước dừa và ăn cùi ở quả dừa, giúp chống viêm, kháng khuẩn, làm bệnh thuyên giảm.

*****
*****

Những cách kết hợp rau ăn lẩu có thể nguy hiểm chết người

Có những loại rau, củ, quả, khi ăn lẩu nếu kết hợp sai cách có thể làm món ăn sinh ra chất độc nguy hiểm có hại cho sức khỏe, bạn cần tránh xa.

Tránh ăn cà chua, chanh, và những loại rau quả giàu vitamin C khi ăn lẩu tôm, cua, sò, nghêu, ốc.

Lý do của việc này chính là khi bạn kết hợp hải sản nhất là tôm với những trái cây, rau ăn lẩu giàu vitamin C, thì asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide mà dân gian thường gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi ăn lẩu thịt gà vịt bạn tuyệt đối không được ăn kèm rau kinh giới.

Lý giải cho kiêng kị này theo Đông y thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp rau lẩu này cùng nhau có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy.

Món lẩu gà nên ăn kèm bắp chuối thái rối, rau muống, rau đắng, bông súng, nấm tươi, rau ngải cứu là ngon nhất.
Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi vì rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.
Khi bạn ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Theo baomoi.com

*****
*****

5 sai lầm khi ăn tôm mà rất nhiều người vẫn đang mắc phải, nếu ai không biết thì thật nguy hiểm

Rất nhiều người cho rằng, vỏ tôm chứa nhiều canxi, vì vậy họ thường cố gắng ăn sạch luôn cả vỏ, tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy.

Tôm là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và củng cố hệ xương khớp… Là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình Việt là thế nhưng không phải ai cũng biết cách ăn tôm đâu nhé! Dưới đây là những sai lầm khi ăn tôm mà nhiều người vẫn hay mắc phải:

1. Ăn vỏ tôm sẽ giúp bổ sung nhiều can-xi?

Trái với suy nghĩ của nhiều người, thật ra vỏ tôm gần như không hề chứa canxi.

Thành phần chính của vỏ tôm là kitin – một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi của tôm đến chủ yếu tập trung ở phần thịt của tôm. Thậm chí vỏ của một số loài tôm còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.

2. Ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt?

Nhiều người quan niệm rằng, mắt tôm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, nhưng thật sự cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều này.

Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.

3. Tôm là thực phẩm không tốt cho phụ nữ sau sinh?

Nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để co dạ con tốt hơn.

Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau sinh nếu ăn tôm sẽ dễ bị lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi. Tuy nhiên, thực tế lại không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà việc này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các chuyên gia khuyên rằng, tôm là thực phẩm rất giàu dưỡng chất nên sản phụ sau sinh vẫn có thể ăn tôm nhưng với lượng vừa phải và lưu ý phải nấu chín kỹ.

4. Người bị ho vẫn có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, dù có bỏ vỏ hay không thì việc ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, làm tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.

Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.

5. Ăn tôm cùng với bất kỳ loại rau củ quả nào cũng được?

Tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với các loại rau của quả giàu vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) – chất rất độc có thể gây ngộ độc và có nguy cơ tử vong.

Nhưng phải ăn một lượng nhiều món này và trong một thời gian dài mới gây ngộ độc nặng, còn ăn với một lượng vừa phải chỉ gây ngộ độc loại nhẹ hoặc chất độc sẽ tích tụ dần

Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm. Đối với trẻ em, nên tránh cho chúng ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.

Nhớ nha bạn, tôm là thực phẩm giàu dưỡng chất, nhưng ăn với gì và ăn sao cho đúng cũng là một việc rất quan trọng cần phải chú ý bạn nhé!

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.